Tuổi và kinh nghiệm trồng cam sành của đáp viên

Một phần của tài liệu phân tích các chỉ tiêu tài chính trong sản xuất cam sành của nông hộ huyện trà ôn (Trang 37)

Trong sản xuất nông nghiệp nhìn chung thì các chủ hộ có trình độ học vấn tương đối thấp nhưng bù lại họ có kinh nghiệm sản xuất rất dồi dào trong sản xuất. Từ lâu cam sành đã được trồng ở huyện Trà Ôn tuy nhiên do hiệu quả kinh tế chưa cao vì vậy rất ít nông hộ trồng cam sành hoặc trồng với diện tích nhỏ, cho đến năm 2005 hiệu quả kinh tế do cam sành mang lại rất cao nên nhiều nông hộ trên địa bàn đã mạnh dạn đầu tư mở rộng vườn cam, chuyển đổi diện tích đất trồng lúa sang trồng cam sành với mong muốn nâng thu nhập. Bảng 4.1: Tuổi và số năm kinh nghiệm của đáp viên

Đặc điểm Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn

Tuổi 33 72 48,9 9,0

Kinh nghiệm (năm) 7 15 9,6 2,8

(Nguồn: số liệu điều tra, 2013)

Qua điều tra các nông hộ trồng cam sành trên địa bàn ba xã Vĩnh Xuân, Hựu Thành, Thuận Thới cho thấy đa phần các nông hộ thuộc độ tuổi trung niên với độ tuổi trung bình là 48,92 tuổi. Trong đó chủ hộ lớn tuổi nhất là 72 tuổi và nhỏ tuổi nhất là 33 tuổi. Lực lượng chính tham gia sản xuất cam sành là những nông hộ trong độ tuổi trung niên là do việc trồng cam sành tốn các khoản chi phí rất cao và thời gian thu hồi vốn lâu vì vậy nguồn vốn cần đâu tư rất lớn vì vậy chỉ có những hộ nông dân trong độ tuổi trung niên mới có khả năng đầu tư vào vườn cam

Kinh nghiệm là yếu tố quan trọng của chủ vườn. Kinh nghiệm nhiều hay ít thể hiện sự hiểu biết của chủ hộ đến lĩnh vực mà họ đang sản xuất ít hay nhiều. Tuy nhiên, kết quả trên cho ta thấy số năm kinh nghiệm của nông hộ chưa cao, số năm kinh nghiệm cao nhất là 15 năm và thấp nhất là 7, số năm

trở lại đây do chuyển loại cây trồng từ lúa sang cam vì vậy số năm kinh nghiệm còn tương đối thấp hoặc không có kinh nghiệm.

Bảng 4.2: Kinh nghiệm tích lũy của nông hộ

Chỉ tiêu Tần số Tỷ lệ (%)

Kinh nghiệm truyền thống 2 6,5

Các lớp tập huấn 10 32,3

Tự nghiên cứu 5 16,1

Sách, báo, tivi,… 12 38,7

Hàng xóm, bạn bè, người thân 12 38,7

(Nguồn: số liệu điều tra, 2013)

Theo kết quả điều tra thì kinh nghiệm trồng cam sành của nông hộ có được chủ yếu là thông qua sách, báo, tivi, tài liệu hướng dẫn trồng cam sành và học hỏi từ hàng xóm, bạn bè, người thân là chủ yếu với tỷ lệ là 38,7%, thứ nhì là được tích lũy từ các lớp tập huấn do trung tâm dạy nghề huyện Trà Ôn, phòng nông nghiệp huyện Trà Ôn, hội khuyến nông huyện Trà Ôn và các đại lý phân, thuốc BVTV ở địa phương tổ chức có tỉ lệ là 32,3%. Chiếm tỉ lệ thấp nhất là tự nghiên cứu và kinh nghiệm truyền thống với tỉ lệ lần lượt là 16,1% và 6,5%

Một phần của tài liệu phân tích các chỉ tiêu tài chính trong sản xuất cam sành của nông hộ huyện trà ôn (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)