Giới hạn giá trị mở tín dụng:

Một phần của tài liệu Hoàn Thiện Chính Sách Tín Dụng Tại Công Ty Cổ Phần Kim Khí Miền Trung (Trang 79)

- Qui mô nguồn vốn: Ở đây ta có thể dựa vào việc điều tra ở bảng câu hỏi mà chúng ta có thể lượng hoá và cho điểm (Câu 6a; 6b; 6c)

3.3.2.2. Giới hạn giá trị mở tín dụng:

- Đối với nhóm khách hàng loại A: Đây là nhóm khách hàng được đánh giá có vị thế tín dụng tốt nên chúng ta cấp 100% giá trị tín dụng cho khách hàng hiện tại của nhóm này. Vì theo những số liệu trong quá khứ của công ty thì đây là những khách hàng có số ngày trễ hẹn thanh toán không quá 5 ngày, hơn nữa các chi phí mất mát cũng như những chi phí về thu nợ của công ty đối với nhóm khách hàng này là không đáng kể. Do đó, để khuyến khích nhóm khách hàng này chúng ta sẽ cung cấp 100% giá trị tín dụng.

Nếu là khách hàng mới và khách hàng đối thủ cạnh tranh thì chúng ta chỉ cấp 60% giá trị tín dụng của nhóm này cho họ mà thôi. Vì đây là những khách hàng mới quan hệ buôn bán với công ty, tuy việc thu hút được họ là điều hết sức quan trọng cho việc làm suy yếu đối thủ canh tranh cũng như là việc tăng doanh số cho công ty. Nhưng để đảm bảo an toàn trong chính sách tín dụng cũng như việc đảm bảo nguồn vốn lưu động thì chúng ta chỉ cung cấp cho họ giá trị tín dụng giới hạn như đã trình bày ở trên.

- Đối với nhóm khách hàng loại B: Nhóm này có vị thế tín dụng được đánh giá khá, nên chúng ta có thể giới hạn doanh số bán chịu cho nhóm khách hàng hiện tại này khoảng 80% tổng doanh số mua. Ở đây việc giới hạn tín dụng cho những khách hàng hiện tại trong nhóm B như trên bởi vì theo những số liệu trong quá khứ thì những khách hàng này thường trễ hẹn trong khoảng thời gian 10 ngày và công ty phải tốn một khoảng chi phí cho thu nợ khoảng 2% trên doanh số. Do đó để bù đắp lại khoản này cho phần lợi nhuận thu được trong bán tín dụng thì công ty chỉ cung cấp giá trị tín dụng là 80% doanh số mua của khách hàng.

Còn đối với khách hàng mới và khách hàng của đối thủ cạnh tranh ở nhóm này chúng ta chỉ cấp tín dụng cho họ 50% doanh số mua. Tương tự như ở nhóm A thì để tránh những rủi ro trong việc phải bù đắp những khoảng chi phí do thu nợ và

chi phí mất mát của những khách hàng mới bắt đầu quan hệ làm ăn với công ty nên ở đây chúng ta chỉ có thể giới hạn cho họ giá trị tín dụng là 50% doanh số bán.

- Đối với nhóm khách hàng loại C: Đây là nhóm khách hàng kém uy tín, hầu hết đây là những tư nhân bán lẻ, có doanh số thấp, tình hình tài chính không mấy khả quan và không được rõ ràng. Do đó, về mặt lý thuyết, chúng ta không thể cấp tín dụng cho họ. Nhưng nếu mở tín dụng thì chúng ta có thể thu hút được những khách hàng trung thành của công ty khi mà họ nhất thời gặp những khó khăn về mặt tài chính. Đối với khách hàng hiện tại của nhóm này chúng ta không thể mở rộng thêm thời hạn tín dụng cho họ mà chỉ có thể mở tín dụng với thời hạn tín dụng cũ N = 30 ngày và cung cấp tín dụng ở mức 50% tổng doanh số mua của họ.

Với khách hàng đối thủ cạnh tranh thì ta chỉ cung cấp 30% giá trị tín dụng. Còn khách hàng mới thì chúng ta không thể cung cấp tín dụng cho họ được vì rủi ro của khách hàng này là rất cao. Trường hợp nếu có thể mở tín dụng thì chúng ta phải yêu cầu khách hàng mới này ký quỹ hoặc thế chấp.

Phần doanh số còn lại thì khách hàng phải trả ngay cho công ty. Việc mà công ty chỉ bán chịu cho khách hàng với tỷ lệ như vậy là được công ty căn cứ vào tình hình tài chính hiện tại và mức độ rủi ro tối đa mà công ty có thể chấp nhận được.

Nói tóm lại tất cả những việc giới hạn doanh số cho mỗi nhóm khách hàng như đã nói ở trên đều dựa trên khả năng nguồn vốn lưu động của công ty, cũng như là việc giới hạn thời hạn tín dụng của các nhà cung cấp đối với công ty

Hiện nay các nhà cung cấp thường giới hạn thời hạn tín dụng cho công ty từ 40 – 45 ngày, do đó chúng ta chỉ có cung cấp mức giá trị tín dụng như đã trình bày ở trên thì mới có thể cân đối được nguồn vốn lưu động cho công ty.

Một phần của tài liệu Hoàn Thiện Chính Sách Tín Dụng Tại Công Ty Cổ Phần Kim Khí Miền Trung (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w