Khách hàng của công ty gồm nhiều đối tượng khác nhau trong đó có thể phân ra các nhóm khách hàng như sau: Khách hàng hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, khách hàng là tổ chức thương mại, khách hàng là đại lý, đề pô bán lẻ và một phần nhỏ người tiêu dùng cuối cùng. Mỗi khách hàng này có đặc điểm tiêu thụ khác nhau trong việc tiêu thụ sản phẩm, nó ảnh hưởng trực tiếp đến chính sách tín dụng cũng như các chính sách khác của công ty.
Đây là nhóm khách hàng có doanh số mua tại công ty lớn nhất, nhưng họ có thời gian để hoàn thành các dự án tương đối dài hơn so với các khách hàng khác, do đó đòi hỏi có chính sách tín dụng mềm dẻo hơn. Mức độ rủi ro của khách hàng này thường không cao lắm vì các công trình xây dựng có thể chúng ta kiểm soát được thời gian của dự án, biết được tiến độ giải ngân để có biện pháp thích hợp cho thu nợ.
- Khách hàng tổ chức thương mại:
Khách hàng này thường là các công ty thương mại, Doanh nghiệp tư nhân, ở đây doanh số của họ tương đối cao, có số lần mua thường xuyên tại công ty. Những khách hàng này không mua trực tiếp từ nhà sản xuất vì gặp một số hạn chế như vấn đề vốn, qui mô mua, cũng như những quy định pháp lý về mua hàng. Công ty rất tôn trọng và luôn có mối quan hệ lâu dài, chặt chẽ với họ, muốn có sự am hiểu thấu đáo giữa hai bên, công ty luôn giành những ưu đãi cho khách hàng này nhưng vẫn trên nguyên tắc lợi nhuận.
- Khách hàng đại lý bán buôn, bán lẻ:
Là những khách hàng bán lẻ, có quy mô vốn nhỏ, rất dễ thành lập nhưng cũng rất dễ phá sản. Họ có sản lượng mua nhỏ, nhưng việc thanh toán của họ thì dễ xảy ra tình trạng trễ hẹn, và các khoản nợ khó đòi của công ty tính đến thời điểm này thường do các khách hàng này gây ra. Nói tóm lại, không phải công ty không quan tâm đến họ nhưng chúng ta phải có biện pháp quản lý chặt chẽ đối với đối tượng này để tránh tình trạng tổn thất về vốn vì đối tượng này có mức độ rủi ro cao, rất khó kiểm soát được họ.
Ngoài những khách hàng thường xuyên trên công ty còn có một lực lượng khách hàng không thường xuyên, có nghĩa là nhu cầu không đều có lúc xuất hiện vài lần rồi hết. Vì vậy, khi thiết lập chính sách tín dụng chúng ta chỉ lặp lại những khách hàng mua thường xuyên của công ty. Không xét đến những khách hàng không thường xuyên, khách hàng tiêu dùng cuối cùng. Vì trên thực tế tác động đến người tiêu dùng cuối cùng thông qua các hoạt động Marketing nhằm lôi kéo khách hàng, kích thích nhu cầu làm phát sinh tiến trình mua hàng của khách hàng là công việc của các nhà cung cấp. Bởi vậy, việc tăng cường các hoạt động quảng bá trên thị trường là vấn đề không quan trọng lắm của công ty mà nó nằm trong chiến lược của
nhà sản xuất, do nhà cung cấp tiến hành, quyết định. Bên cạnh đó, việc bán hàng tín dụng không thể áp dụng cho những khách hàng nhỏ lẽ và không thường xuyên. Vì vậy, chính sách tín dụng là nhằm áp dụng và thu hút những khách hàng thường xuyên, mua bán lại, từ đó kích thích họ đặt hàng nhiều hơn.