Về việc ý thức được sở trường, sở đoản của bản thân

Một phần của tài liệu Phản tỉnh và triết luận trong tiểu thuyết Thượng Đế Thì Cười của Nguyễn Khải (Trang 149)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3.3. Về việc ý thức được sở trường, sở đoản của bản thân

Một trong những yếu tố quyết định thành công của nhà văn là phải ý thức được sở trường, sở đoản của bản thân mình trong sáng tác, để biết được mình đang có gì và cần gì. Cho nên mỗi nhà văn thường dành tâm huyết của đời mình cho một vùng đất riêng, cũng như có cách tiếp cận hiện thực riêng, làm sao phát huy được hết ưu điểm trong cách viết của mình. Như Nguyên Ngọc thì gắn bó và thành công với đất và người Tây Nguyên anh hùng bất khuất, Nguyễn Thi thì dành trọn những năm viết của mình cho vùng đất Nam Bộ chất phác và kiên trung, Kim Lân là cây bút truyện ngắn chuyên viết về nông thôn và người nông dân. Vì vậy khi đã ý thức được thế mạnh, sở trường, nhà văn có thể thoả sức sáng tạo trên mảnh đất của mình, sẽ biết làm gì để có những tác phẩm xứng đáng.

Trong tiểu thuyết Thượng đế thì cười, hầu như tác giả không trực tiếp bày tỏ sở trường, sở đoản của mình. Nhưng thông qua việc tự thừa nhận những hạn chế, tự sám hối về những sai sót cũng như qua việc so sánh những tác phẩm của mình với những tác phẩm của tác giả khác, Hắn đã thể hiện ý thức cao về điểm mạnh và điểm yếu của mình. Ngay khi đối sánh truyện ký

Người con gái quang vinh với tiểu thuyết Đất nước đứng lên của nhà văn Nguyên Ngọc, Hắn đã thừa nhận hạn chế của mình trong cách tiếp cận hiện thực. Nếu như hiện thực trong Đất nước đứng lên là chất liệu tạo nên hình tượng văn học sống động hoành tráng và anh hùng Núp đã trở thành bất tử, thì hiện thực trong truyện của hắn là hiện thực hời hợt được tô vẽ một cách giả tạo, minh họa, công thức. Điểm mạnh tạo nên tên tuổi Nguyên Ngọc là ở khả năng hư cấu khái quát hiện thực và xây dựng thành công hình tượng sử thi hoành tráng, tạo nên tên tuổi của Nam Cao hay Vũ Trọng Phụng là việc xây dựng thành công những nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình như Chí Phèo, Bá Kiến hay Xuân Tóc đỏ... Còn ở Hắn, những phẩm chất đó xem

chừng lại thiếu. Tuy là nhà văn được đào tạo nghiêm túc và trưởng thành trong quân đội nhưng Hắn lại không có sở trường viết truyện anh hùng cũng như không có thế mạnh khi xây dựng những nhân vật sử thi hay điển hình về số phận và tính cách. Vì thế Hắn thất bại khi viết về nữ anh hùng Mạc Thị Bưởi là lẽ đương nhiên. Nhưng đó không phải lỗi của Hắn, nói như Nguyên Ngọc là do “Không phải cái tạng của anh. Anh không viết được ca ngợi, cái tạng của anh là moi tìm, lục lọi, vặn đi vặn lại vấn đề, luôn đặt câu hỏi, không bằng lòng với những câu trả lời của chính mình, và luận lý, tự luận lý, suy ngẫm.” [48, tr.386]. Đánh giá đó hoàn toàn chính xác, Hắn - Nguyễn Khải biết rõ “cái tạng” của mình vì thế ngay từ khi bắt đầu cầm bút Hắn đã lựa chọn lối sáng tác riêng cho mình, bằng giọng văn đậm chất chính luận sau đó là triết luận. Đi vào khám phá những vấn đề của cuộc sống hôm nay, cái hay là nhà văn luôn đi sâu khai thác từng khía cạnh của vấn đề, rồi sau đó trăn trở và triết luận để mang đến cho độc giả những thông điệp quý giá. Đọc các tác phẩm của Hắn - Nguyễn Khải, độc giả rất khó nhớ tên nhân vật, nhưng lại dễ nhớ các vấn đề cùng những khám phá, phân tích, lý giải một cách sắc sảo về những biến thái tâm lý phức tạp. Truyện ngắn Một người Hà Nội là tác phẩm tiêu biểu cho sở trường của Hắn - Nguyễn Khải, trong đó nhân vật cô Hiền được miêu tả khá chi tiết về hình dáng, tuổi tác, tính cách, nhưng điều nhà văn chú ý hơn cả lại là đời sống bên trong, thế giới tâm hồn sâu kín. Nhà văn chú ý khắc họa một con người thực với những nếp sống văn hóa đáng trân trọng, và coi đó như quy tắc sống bất di bất dịch của mọi thời đại. Còn thông qua câu chuyện Nghệ nhân của làng, Hắn đã thể hiện một mơ ước lớn lao tuy vô vọng: “có được cái công thức làm nên sự bất tử, cái công thức huyền bí của những người gọt tượng xưa có thể khiến các pho tượng gỗ sống lại và trò chuyện rì rầm mỗi đêm, những pho tượng đã trở thành linh vật tại các đền, phủ, chùa, miếu của một thời” [48, tr.369]. Mơ ước của anh thợ đục đẽo gỗ

tượng cũng là của chính Hắn, làm sao sáng tạo được tác phẩm xuất sắc có thể nói được nhiều điều với hậu thế. Thông điệp của Hắn gửi đến trong truyện ngắn Người của nghề là: “Hãy múa võ trên mảnh đất của mình chả ai dám tranh tài với anh cả” [48, tr.363]. Và thật sự Hắn đã kiên trì trên hành trình đi tìm chính mình.

Khi so sánh mình với các đồng nghiệp, Hắn thường cho mình còn kém tài và khen đồng nghiệp nhiều hơn. Họ mới thật sự là kiểu nhà văn tài năng bẩm sinh, bộc lộ rất trẻ, chưa sống lâu đã có tác phẩm lớn, bằng tuổi họ Hắn đâu có viết được như thế. Thời trước có Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Thạch Lam, Nguyên Hồng… cùng thời có Nguyên Ngọc, Nguyễn Minh Châu… sau này có Nguyễn Huy Thiệp, Đỗ Chu, Phạm Tiến Duật, Phan Thị Vàng Anh. Những tác phẩm đầu tay của Đỗ Chu văn chương lúc 17, 18 tuổi như Trạm quân bưu, Thung lũng Cò, Ráng đỏ, cái nào cũng hay. Đến với văn chương Nguyễn Ngọc Tư mới thấy được hết những trăn trở của người dân của vùng đất Nam Bộ. Hắn nói về đoạn Nguyễn Huy Thiệp viết về cảnh bố chồng với con dâu mà thằng con bắt gặp, thì viết giỏi quá, khen cô Vàng Anh biết thế nào là cái buồn… Hắn cũng rất ngưỡng mộ Kim Lân, hai tác phẩm Làng

Vợ nhặt được Hắn đánh giá là thần bút. Theo Hắn thành công của một nhà văn chỉ cần ở một vài tác phẩm hay vài trăm trang sách là đủ, viết nhiều đôi khi lại phản tác dụng: “Một đời người chỉ cần một trăm trang sách, là máu, là nước mắt một đời trút vào đó, chứ máu đã bôi lên vài ngàn trang sách lại là máu loãng rồi, máu pha nước lã rồi, máu nhân tạo rồi.” [48, tr.381]. Còn Hắn tự đánh giá mình là kiểu nhà văn sống lâu, sống nhiều, được gặp thời thế đặc biệt. Không u mê, tự thay đổi, mới có cống hiến. Văn chương nhiều cái huyền bí, không biết lúc nào hay, lúc nào không. Hắn sống nghiêm túc như một tu sĩ, lại thích cô độc như những thi nhân thời cổ, lại còn rất ghét những văn nghệ sĩ thích lê la, rượu chè hay ăn nói tục tằn, hống hách kiểu lãnh tụ đại ca, trưởng

nhóm, hoặc khệnh khạng làm giai thoại. Hắn chỉ ao ước được sống với những trang viết và xem đó là khoảng thời gian hạnh phúc nhất: “Tôi thì khác, một cuộc sống bên ngoài ai cũng biết là khiêm tốn, nhẫn nại, ít làm phiền người khác và chả dám gây sự với một ai. Nhưng cuộc sống bên trong cũng có nhiều tham vọng, làm quan hay làm anh nhà giàu thì không dám vì tôi không có bản lĩnh tiến thân bằng hoạn lộ hay kinh doanh. Tôi chỉ có một ao ước duy nhất là được viết văn cho đến già. Với cái tài tôi tự biết, tôi phải sống rất lâu và viết rất nhiều may ra mới được một hai cuốn sách hay, mà cũng chỉ hay trong cái thời của nó chứ không thể hay ở mọi thời. Tôi tự nhận tôi là người có một con mắt bên trong và một cái tai bên trong từ nhỏ. Để quan sát, nghe ngóng những người khác họ yêu mình hay ghét mình. Càng lớn tuổi cái khả năng tự xét mình của tôi càng sắc nhọn. Và tôi đã nhận ra cái lợi của phép giấu mình. Trang Tử đã nói: Con chim bay cao thì tránh được tên, được bẫy, con chuột đào hang sâu thì tránh được cái hoạ bị khói hun.” [46]. Đó là sự ý thức cao về thế mạnh và hạn chế của mình để có thể sống và viết thuận lợi.

Nhìn vào sự nghiệp văn chương đồ sộ cả đời của Nguyễn Khải, độc giả thấy ông luôn nỗ lực cần cù, lao động nghệ thuật bằng khả năng của mình. Ông biết cái tài mình đến đâu cho nên không ngại viết, luôn đi vào phản ánh những vấn đề bức thiết của cuộc sống, không ngại lắng nghe phản ánh của dư luận, tự nhìn nhận và tự đúc rút kinh nghiệm trong sáng tác của mình: “Bạn bè hắn thường nói nửa đùa nửa thật rằng hắn có tài viết nhanh, viết nhiều, gặp bất cứ ai, nghe bất cứ chuyện gì hắn đều có thể viết được” [48, tr.182]. Càng viết nhiều, càng hiểu thấu lẽ đời, những trang viết của Hắn - Nguyễn Khải càng sâu và sắc hơn, cách tiếp cận vấn đề trở nên thẳng thắn và mạnh mẽ hơn. Trong bài trả lời phỏng vấn cuối cùng trước khi qua đời, Nguyễn Khải tự nhận: “Đời tôi chỉ yêu viết lách. Sống nhạt, dễ thỏa hiệp, bao dung nhưng quyết liệt khi viết. Tôi nghĩ nhà văn phải sống khó chịu nhất, không

thỏa mãn, luôn cảm thấy muốn cao hơn, xa hơn. Phải là người tìm tòi ngược thời. Thời nào với mình cũng là chật, mới là tốt.” Quả là những lời tâm sự rất thật và rất có trách nhiệm với thiên chức của một nhà văn.

Có thể nói. việc ý thức được sở trường và sở đoản của bản thân, có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình sáng tác của văn nghệ sĩ, bởi vì hiện thực cuộc sống thì muôn màu muôn vẻ, mỗi nhà văn là mỗi thực thể có quan điểm đánh giá khác nhau. Đối với Hắn - Nguyễn Khải, ý thức này giúp nhà văn có những định hướng đúng đắn và lựa chọn cho mình lối viết hợp lí vừa phát huy được ưu điểm vừa khắc phục được hạn chế, lại có thể tạo dấu ấn riêng cho mình. Rồi thời gian sẽ trả lời cho câu hỏi, những đóng góp của Nguyễn Khải có giá trị thật hay không? Xin mượn đánh giá của nhà văn Nguyên Ngọc làm lời kết: “Có lẽ đến một lúc nào đấy, các nhà nghiên cứu văn học thâm thúy sẽ lần lại các bước đường tư tưởng và sáng tác của Nguyễn Khải. Theo tôi, đấy là con đường rất tiêu biểu của chuyển động văn học ta suốt một thời kỳ lịch sử dài và không hề đơn giản, dễ dàng, tiểu biểu nhất là ở Nguyễn Khải, chính vì đấy đúng là cái tạng của anh và cũng vì anh là người tài năng nhất, cũng trung thực nhất với chính mình” [48, tr.388].

KẾT LUẬN

Nguyễn Khải là nhà văn của phong cách hiện thực tỉnh táo, luôn bền bỉ trên hành trình khám phá bí mật của sự sống. Nhà văn đã xây dựng thành công một thế giới nghệ thuật đa màu sắc, nồng ấm hơi thở cuộc sống hôm nay. Nguyễn Khải đã đi về thế giới vĩnh hằng nhưng tên tuổi cùng những tác phẩm của ông sẽ mãi đồng hành với chúng ta. Trên cơ sở kế thừa và phát huy những thành quả nghiên cứu đã có về Nguyễn Khải cũng như tiểu thuyết

Thượng đế thì cười, chúng tôi đã đi sâu nghiên cứu vấn đề “Phản tỉnh và triết luận trong tiểu thuyết Thượng đế thì cười”. Qua những nội dung được phân tích, lí giải trong luận văn, xin rút ra một số kết luận sau:

1. Nguyễn Khải là một nhà văn có nhiều đóng góp quan trọng cho nền văn học Việt Nam. Ông đã để lại số lượng tác phẩm khá lớn, phong phú đa dạng về thể loại mà trong đó tiểu thuyết là thành tựu nổi bật nhất. Nói đến tiểu thuyết của ông, không thể không nhắc Thượng đế thì cười - tác phẩm có giá trị thâu tóm một đời văn, chứa nhiều thông điệp sống có ý nghĩa cũng như nêu lên những quan niệm đúng đắn về vai trò, thiên chức của một nhà văn. Từ lúc mới xuất hiện, tác phẩm đã luôn nhận được sự quan tâm của dư luận với nhiều đánh giá trái ngược nhau. Ngay vấn đề thể loại của tác phẩm cũng có nhiều ý kiến trao đổi, có người gọi là hồi ký, có người gọi là tự truyện hoặc tiểu thuyết luận đề... Nhìn chung khi tiếp cận tác phẩm, độc giả dễ dàng nhận ra một Nguyễn Khải đang làm công việc cuối cùng thu vén lại một đời văn, những cái được và chưa được để lần lượt phơi bày thông qua cái nhìn đậm chất triết luận. Nhà văn còn nêu lên vấn đề để người đọc cùng suy nghĩ, trong cuộc đời đôi khi con người chỉ là trò chơi của thượng đế, khó lòng thoát khỏi sợi dây trói buộc của số phận như lời đề từ trong tiểu thuyết “Con người suy nghĩ còn thượng đế thì cười” (ngạn ngữ Do Thái).

2. Khi nghiên cứu tổng quan về các sáng tác của Nguyễn Khải, chúng ta sẽ nhận diện được những đặc điểm nổi bật trong cách tiếp cận phản ánh hiện thực chỉ có ở ông. Cũng giống như những nhà văn khác thời chiến, Nguyễn Khải trung thành với lí tưởng cách mạng, trở thành nhà văn chiến sĩ. Thời bình, ông tình nguyện trở thành nhà hoạt động xã hội đi vào khám phá những vấn đề của cuộc sống hôm nay. Cái riêng ở Nguyễn Khải chính là sự sắc sảo trong việc phát hiện và nêu lên những vấn đề bức thiết của đời sống, từ vấn đề hợp tác hóa sản xuất nông nghiệp, tôn giáo, cải cách ruộng đất, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc đến những vấn đề của cuộc sống đời thường. Tất cả đều được thể hiện bằng một bút pháp giàu tính chính luận và triết luận, bộc lộ nhiệt tình công dân cao và sự ý thức sâu sắc về thiên chức của người nghệ sĩ. Tiểu thuyết Thượng đế thì cười hoàn thành năm 2002, như một dấu ấn quan trọng trong sự nghiệp văn chương của Nguyễn Khải và nền văn học nước nhà. Tác phẩm không chỉ có giá trị tổng kết một đời văn mà còn có vai trò kêu gọi đã đến lúc văn học cần nhìn nhận lại “cái thời lãng mạn” bằng sự chiêm nghiệm sâu sắc.

3. Nguyễn Khải được đánh giá là người mở đầu cho khuynh hướng tiểu thuyết chính luận và triết luận. Càng về sau cảm hứng triết luận càng đậm đà trong sáng tác của nhà văn và cảm hứng đó gắn kiền với sự phản tỉnh. Trong các nhà văn đương đai, có lẽ Nguyễn Khải là người có ý thức phản tỉnh mạnh mẽ nhất. Dựa trên nền tảng phản tỉnh, nhà văn đã đem lại một chất lượng mới cho triết luận trong tác phẩm của mình. Tiểu thuyết

Thượng đế thì cười là tác phẩm thể hiện rõ nhất cảm hứng phản tỉnh và triết luận. Thông qua câu chuyện cuộc đời và văn chương của mình, nhà văn đã nhìn nhận lại quá khứ và khái quát chúng thành những vấn đề mang ý nghĩa triết lý nhân sinh sâu sắc đòi hỏi người đọc phải cùng suy ngẫm. Nội dung phản tỉnh - triết luận trong tiểu thuyết này rất phong phú, có phản tỉnh - triết

luận về bản chất của thể chế, cơ chế; có phản tỉnh - triết luận về bi kịch của con người cá nhân; có phản tỉnh - triết luận về tôn giáo... Tác phẩm còn thể hiện sự sám hối về cái non nớt trong cách sống khi đối xử không tốt với bạn bè, đồng nghiệp, gia đình, trong cách viết khi chưa dám viết hết những gì mình đã thấy đã nghĩ. Những năm tháng cuối đời, nhà văn luôn sống trong sự ân hận, nuối tiếc và luôn phải đối diện với câu hỏi: những tác phẩm mình viết có giá trị thật không? Theo thời gian, sự sắc sảo, khôn ngoan trong cách phản ánh hiện thực của Nguyễn Khải càng đạt tới độ chín, nhưng sự chân thành nghiêm túc với chính mình mới là điều quan trọng khiến Nguyễn Khải được độc giả ngưỡng mộ.

4. Cả đời Nguyễn Khải là một hành trình sáng tạo không biết mệt mỏi. Nhà văn luôn tìm tòi thử nghiệm và mạnh dạn đổi mới phong cách nghệ thuật của mình. Trong tiểu thuyết Thượng đế thì cười, nhà văn đã thẳng thắn

Một phần của tài liệu Phản tỉnh và triết luận trong tiểu thuyết Thượng Đế Thì Cười của Nguyễn Khải (Trang 149)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(161 trang)
w