Thượng đế thì cười tác phẩm mang tính chất tổng kết một đời văn

Một phần của tài liệu Phản tỉnh và triết luận trong tiểu thuyết Thượng Đế Thì Cười của Nguyễn Khải (Trang 38)

7. Cấu trúc của luận văn

1.3. Thượng đế thì cười tác phẩm mang tính chất tổng kết một đời văn

1.3.1. Tự đánh giá của Nguyễn Khải về Thượng đế thì cười

Thượng đế thì cười được Nguyễn Khải hoàn thành ngày 4 tháng 9 năm 2002. Trước khi in thành sách, tác phẩm được đăng liên tiếp ba kỳ, mỗi kỳ đến sáu mươi trang trên tạp chí Nhà văn. Vào thời điểm đó, ở tuổi 73, Nguyễn Khải vẫn trung thành với lối viết thông minh sắc lạnh như lúc mới bắt đầu cầm bút và luôn thể hiện thái độ tỉnh táo, thận trọng khi nêu những nhận định về nghề, về kiếp nhân sinh. Nhà văn tự nhận đây là tác phẩm cuối cùng của đời mình vì sức khoẻ ngày càng giảm sút: “Từ giờ trở đi, chắc tôi chẳng còn sức, còn vốn để viết nổi một cái gì như thế nữa, có chăng thi thoảng làm thêm được dăm ba bài ký, tạp văn, còn tiểu thuyết thì chịu rồi”. Có thể nói tác phẩm được viết ra từ những chiêm nghiệm sâu sắc của cả một đời người.

Tác giả Huy Giang có nhận xét: “Về mặt thể loại, nếu nhìn ở bề mặt và nếu gọi tên, Thượng đế thì cười là một cuốn sách thiên về tự truyện có pha trộn chút ít hồi ức. Nhưng nếu đọc kỹ và nếu nhìn ở bề sâu, thì nó

không hẳn như thế. Công bằng mà nói, Thượng đế thì cười ít nhiều mang dáng dấp một tiểu thuyết luận đề thông qua việc xâu chuỗi sự kiện, vấn đề có dấu ấn trong cuộc đời tác giả”. Về phần mình, khi nói về nội dung của tiểu thuyết, Nguyễn Khải đánh giá: “Tác phẩm mang dáng dấp của một hồi ký về cuộc đời viết văn của tôi. Tuy nhiên, tôi chọn cách diễn tả hơi khác những hồi ký thông thường. Tôi không trực tiếp nhớ lại những gì xảy ra trong quá trình sáng tác, nghĩa là không xưng tôi rồi để cái tôi đó trong hồi ức mà tạo ra một nhân vật, xưng danh theo ngôi hắn, để anh chàng này tự vấn, tự kể, tự nhớ về cuộc đời mình. Hắn kỳ thực cũng là tôi, mà cũng có thể có chút gì đó khác

tôi. Vì thế mà cuốn tiểu thuyết này rất phóng túng tự do. Cách viết này dung nạp được nhiều thể văn khác nhau vào trong cuốn tiểu thuyết, cần thể hiện theo lối nào là dùng ngay, ký sự có, bình luận, phân tích cũng có, miêu tả những nhân vật có tính cách, có số phận gặp trắc trở... tuỳ theo dòng hồi ức của nhân vật hắn...”. Đó là những bộc bạch hết sức chân thành và nghiêm túc của một nhà văn khi nói về đứa con tinh thần của mình.

Có thể nói sau khi đã trải qua những năm tháng vất vả, trải nghiệm, sống với nhân vật, với nghề nghiệp của mình. Nhà văn có dịp nhìn nhận lại, đánh giá lại những cái được và chưa được, những cái vô ích và những cái hữu ích, những cái tới và chưa tới, những cái thành công và chưa thành công của tác phẩm, cũng như của bản thân mình để rồi từ đó rút ra những triết lý thật sâu sắc. Đó không chỉ đơn thuần là sự nhìn nhận lại, đánh giá lại mà đó còn là quá trình không ngừng vận động của tư duy của nhận thức để tìm đến với chân, thiện, mĩ, với nghệ thuật chân chính, là những điều mà nhà văn muốn vươn đến, điều mà cả một đời văn, ông chưa khám phá hết được.

Một phần của tài liệu Phản tỉnh và triết luận trong tiểu thuyết Thượng Đế Thì Cười của Nguyễn Khải (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(163 trang)
w