Về ảo tưởng từng có của con người cá nhân

Một phần của tài liệu Phản tỉnh và triết luận trong tiểu thuyết Thượng Đế Thì Cười của Nguyễn Khải (Trang 80)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3.1. Về ảo tưởng từng có của con người cá nhân

Khi đến với cách mạng và trở thành một nhà văn, Nguyễn Khải sớm ý thức dùng văn học làm vũ khí chiến đấu cho sự nghiệp cách mạng và góp phần tích cực vào việc xây dựng cuộc sống, xây dựng xã hội tốt đẹp. Và thật vậy cả đời viết văn, ông chưa bao giờ xa rời lí tưởng của mình. Dù ông viết về đề tài nào người đọc đều cảm nhận được ở đó một giọng văn đầy trách nhiệm. Nhưng Nguyễn Khải chưa bao giờ bằng lòng với chính mình. Mỗi trang viết luôn chứa đựng những nỗi niềm trăn trở suy tư, thể hiện một cuộc tìm kiếm mãi mãi: “nghĩ mà tiếc cho những năm tháng đã qua, chỉ hiểu đời có một nửa, chỉ biết người có một nửa, cái nửa ai cũng nhìn thấy, còn lại bỏ hẳn cái nửa chỉ có nhà văn mới thấy. Nên bây giờ đã lớn tuổi mà vẫn phải đi. Đi để tìm lại những cái mình đã mất” [47, tr.407]. Phải chăng Thượng đế thì cười

Ở vai trò nhà văn lúc mới chập chững bước chân vào văn đàn, “Hắn” đã từng nghĩ mình sẽ viết được tác phẩm để đời sau thời gian quan sát, lắng nghe và ghi chép cẩn thận: “chỉ cần gọt giũa một chút là có hy vọng thành một pho sách để đời rồi. Nếu đo chân mà đóng giày không chừng còn sáng tạo một tiểu thuyết mà cách kết cấu sẽ rất lạ rất mới.” [48, tr.131]. Nhưng cuối cùng “Hắn” chỉ viết được một mấy mẩu chuyện, vài bài phóng sự. Vì sao vậy, vì hắn chịu ảnh hưởng quá nhiều từ những quan niệm văn chương đã lỗi thời của các nhà văn trước cách mạng, nay cuộc sống xã hội và ngay cả lòng người cũng thay đổi nếu vẫn giữ mãi kiểu văn chương đó thì làm sao tồn tại được. “Hắn” nhận ra: “Lấy cái ngắn hẹp để mặc vào cái rộng lớn làm sao vừa! Không vừa thì gọt bớt cái rộng lớn để nhét gọn vào cái ngắn hẹp, vì cái ngắn hẹp là di sản văn chương duy nhất thế hệ bọn hắn được thừa hưởng!” [48, tr.132]. Và “Hắn” đã dám nuôi mộng tưởng sẽ thay đổi cả một quan niệm văn chương cho phù hợp hơn với thời cuộc. Nhưng rồi trước hết “Hắn” là một Đảng viên, viết theo chỉ thị của Đảng, viết theo lời khuyên miệng của cấp trên là tất nhiên, “Hắn” bắt đầu nhận ra sự khó dung hòa trong cách tiếp nhận giữa người cầm bút và người cầm quyền: “Người cầm quyền xem xét thực tế là để khẳng định một chủ trương, một cách làm. Còn người viết văn thì chỉ quan tâm tới những diễn biến muôn hình vạn trạng của một chủ trương, một cách làm khi đã trở thành hành động và lo nghĩ thường ngày của quần chúng” [48, tr.135]. Và “Hắn” hiểu rõ để có thể toàn tâm toàn ý cho những trang viết thì cần phải giới hạn mình trong một chừng mực nhất định. Nếu có sự va chạm giữa chức năng nhiệm vụ của nhà văn và trách nhiệm của một Đảng viên thông thường thì “Hắn” né tránh: “hắn vẫn còn là Đảng viên thì phải chấp hành những nghị quyết của Đảng. Thành thử các nhân vật của hắn không dám đi đến tận cùng tính cách của họ, họ thường dừng lại ở khoảng giữa, rồi làm lành, rồi nhân nhượng, trở nên giống nhau ở số phận mờ nhạt, thiếu tính

quyết liệt, tính bi kịch để trở thành nhũng gương mặt có sức ám ảnh lâu dài trong lòng bạn đọc. Hắn chỉ có thể là nhà văn tầm thường một nhà văn loại 2, 3 gì đó, biết vậy nhưng hắn vẫn chấp nhận, không có cách mạng thì làm người tầm thường cũng khó huống chi làm một nhà văn” [48, tr.210]. May mắn thay nó lại rất hợp với phương pháp sáng tác hiện đại “kết thúc có hậu”. Cha Thư trong tiểu thuyết Cha và Con và... là nhân vật tiêu biểu cho lối sáng tác đó của Hắn - Nguyễn Khải. Cha Thư có thể sống và làm việc một cách hài hòa giữa các bổn phận, lấy giáo dân làm chúa của mình. Nhân vật An trong tiểu thuyết Chủ tịch huyện là một chủ tịch xã có tài nhưng láu cá và gian xảo lại được nâng đỡ nên đã có dấu hiệu của sự gian dối, hãnh tiến. Hắn đã nhận ra dấu hiệu tiêu cực nhưng cuối cùng lại giải quyết mâu thuẫn bằng “nhân nhượng”: An tự nhận ra sai trái, “gột rửa mình”, tham gia cuộc chiến đấu mới của dân tộc. Dù không muốn nhưng Hắn không thể viết khác được. Dù sao, đó cũng là những tác phẩm thành công được bạn đọc và các nhà phê bình đồng tình vì nó “phù hợp với tiêu chuẩn mĩ học của một thời” [48, tr.235]. Điều đó đã để lại nhiều xót xa tiếc nuối cho Hắn sau này khi chủ tịch trẻ đầy triển vọng “An” đã trở thành tên ác bá, cấp trên không dám trừng trị còn dân chúng thì khiếp sợ.

Hắn luôn cho rằng mình là người biết người biết ta “biết lui tới, luôn luôn tìm được lối thoát trong mọi thế kẹt” [48, tr.125]. Nhưng ở đời làm sao biết được chữ ngờ. Về già “Hắn” lại phải phải đối mặt với những bi kịch mà xem ra tự mình không thể tự thoát ra được, tất cả như một câu chuyện hài, một trò hề “trong trò chơi bất tận của Thượng đế”. “Hắn” là nhà văn có tư tưởng tiến bộ và cấp tiến, đối với gia đình hắn luôn cho mình là người đàn ông có trách nhiệm, hết lòng vì vợ con. Hắn xem vợ là một nửa của hắn nên vợ chỉ được quyền phục tùng “hầu chồng, hầu con” không bao giờ được phản kháng hay chống đối: “Hắn không cho phép cái nửa kia của hắn dám ngờ

vực, dám chống đối cái nửa còn lại, xét cho cùng có bao giờ tách khỏi cái nửa kia. Hắn không cho phép những người thân yêu nhất dám ngờ vực sự tận tâm, lòng chung thủy với vợ con của hắn.” [48, tr.189]. Cả đời Hắn chỉ chung thủy với vợ con, toàn tâm toàn ý viết văn một nửa vì thỏa mãn mơ ước của hắn một nửa còn lại cũng là vì gia đình vì vợ con. Hắn có được danh tiếng thì vợ con cũng được thơm lây. Sướng khổ có nhau qua mấy chục năm trời cho đến lúc tiền bạc dư thừa, cuộc sống sung túc, con cái đề huề Hắn phải đau đầu trước những chất vấn, nghi ngờ của vợ. Hắn xem đó như một sự phản bội không thể chấp nhận được. Thành công trong sự nghiệp của Hắn có một nửa công lao là của vợ nhưng Hắn chỉ nói tới thời thế và bạn bè, không hề nhắc đến một chút công lao nào của vợ, người đã hi sinh cả đời vì Hắn. Chịu đựng mọi vất vả, sinh con, nuôi con đến chăm sóc từng miếng ăn giấc ngủ, để chồng an tâm ngồi viết. Cả đời sống nhân nhượng dàn hòa, sẵn sàng nhận lỗi và tha lỗi cho người khác để có thể thuận lợi sống và viết, vậy mà chỉ riêng đối với vợ là Hắn không thể. Đến lúc nhìn lại vợ, nghiền ngẫm quá khứ, Hắn mới giật mình trong vai trò người chồng, người cha - trụ cột của gia đình. Hắn có thành công thật hay không? có xứng đáng hay không? còn những khó nhọc của mà vợ Hắn đã từng trải qua mới là thật, mới là xứng đáng: “Đó cũng là những thành công, thành công trong cuộc sống khó khăn của mỗi ngày, thành công đó chả có bằng khen, phần thưởng, huân chương, huy chương nào ngoài vẻ mặt rạng rỡ của chồng, cái cười rất tươi của chồng...” [48, tr.382] Điều này hắn đã có bao giờ làm được chưa? Trách nhiệm một người chồng Hắn chưa thực hiện tốt, vậy còn thiên chức một nhà văn Hắn có làm được không? Ngoài đời Hắn “rất biết điều”, biết điều ngay trong cách đối xử với mọi người và ngay cả trong cách viết. Hắn thích đùa cái cười đùa vô hại và Hắn nghĩ mình sẽ không bao giờ trở thành trò đùa của thiên hạ. Hắn từng nghĩ mình là người không hám quyền, với cái tạng ấy thì không thể nào làm người

lãnh đạo được. Hắn chỉ có thể là người viết bình thường thôi. Thế nhưng “thượng đế” cũng thử thách Hắn, cho Hắn bước chân vào thế giới quyền lực. Hắn tưởng rằng đó là vùng đất mới để mình có thể phô diễn tài năng nào ngờ lại trở thành trò cười của thiên hạ vì mình đã ngồi nhầm chỗ, diễn không đúng vai nên rước lấy ê chề là tất nhiên: “Ấy là hai lần xuất chính của một thằng nhà văn không hám quyền. Cả hai lần hắn đều thất bại, mặt mũi lem luốc vì từ chỗ quyền lực chui ra làm sao giữ được gương mặt sạch. Người khác bôi lem mặt mình, tự mình cũng vẽ bậy lên mặt mình như một thằng hề, lại còn nghĩ không ai biết mình đã là hề nên mới dám lên mặt thuyết lý về tâm hồn, về đạo đức, cả về lý tưởng để có được những tác phẩm văn chương để đời!” [48, tr.122]. Có thể thấy lỗi hoàn toàn không phải do Hắn. Thời thế, may mắn đã cho Hắn cái Hắn cần, là tự do và nghề nghiệp, còn chức quyền hình như không phù hợp với tính cách và con người Hắn. Thì ra đó cũng chỉ là một vai diễn trong nhiều vai diễn mà dù muốn hay không Hắn cũng phải đóng cho trọn vai vì đã trót làm con người, làm nhà văn trong một tập thể: “mình chỉ là một vai diễn cùng với nhiều vai diễn khác, dẫu là buồn cười thì vẫn có nhiều tiếng vỗ tay, có cả tiếng la hét nên có cái say, cái xuất thần khoảnh khắc của vai diễn, nên mới nói được nhiều câu tâm huyết, rất chân thành, nếu ngồi vài người mà thốt lên những lời lẽ đó thì xấu hổ chết được, nhưng là nói trong cái nhốn nháo của đám đông nên lại nghe được, đôi khi còn cảm động nữa” [48, tr.123]. Trên chính trường Hắn không mấy thành công nhưng trong vai trò một nhà văn thì không thể phủ nhận tài năng và những đóng góp của Hắn. Hắn say sưa quan sát khám phá những vấn đề bức thiết của đời sống, những “cái hôm nay”, tỉnh táo nhận ra bản chất của cuộc đời, lặn sâu vào bên trong sự vật để lắng nghe và viết. Hắn có cái may mắn là trong chiến tranh quá nhiều người phải vào chiến trường đối mặt với cái chết chịu mất mát hi sinh, còn Hắn trong chiến tranh vẫn sống và viết, sức viết dồi dào. Thành tựu cả

đời Hắn là khối lượng tác phẩm đồ sộ với nhiều thể loại được đồng nghiệp ngưỡng mộ và ở tuổi 70, Hắn còn vinh dự nhận được giải thưởng Hồ Chí Minh - một giải thưởng văn học cao quý ghi nhận những đóng góp to lớn của Hắn. Như thế đối với một đời văn đã là vô cùng hạnh phúc và viên mãn. Thế nhưng càng được tôn vinh, càng đi về cuối đời, trải nghiệm càng nhiều Hắn lại cho rằng những gì mình đã viết cả đời chẳng có ý nghĩa gì: “về già nhìn lại cái tài sản tinh thần thâu góp một đời chỉ là một cái kho chứa đủ tạp nham chẳng có một chút giá trị gì” [46]. Và Hắn tâm sự, nhận được giải thưởng “Mừng thì rất mừng nhưng tôi đã nhận ra ngay đây là tấm bia mộ sang trọng cắm lên một đời văn đã tới hồi phải kết thúc” [46]. Vì sao lại như vậy? Trước khi là một nhà văn, Hắn đã là một Đảng viên, một anh bộ đội, nên chịu ơn sâu với Đảng, với quân đội và cả với nghề nghiệp của mình. Và vì thế Hắn phải luôn nghĩ cách để dung hòa hai chức năng này: “cá nhân là nền tảng của cộng đồng, sức mạnh độc lập của cá nhân khiến sức mạnh của cộng đồng thêm vững chắc có khả năng chống chọi bền bỉ mọi tai họa bất kể nó từ đâu tới” [48, tr.210]. Nhưng vì người cầm quyền chỉ chú ý đến sức mạnh của tập thể để thực hiện những mục tiêu kinh tế, xã hội, còn nhà văn chỉ chú ý nuôi dưỡng sức mạnh, tính độc lập, tính phản kháng và sáng tạo của cá nhân nên dù có khát vọng, có ước muốn lớn lao, nhưng phải đối mặt giữa hơn thua, được mất Hắn đã phải “lựa chọn” và đã không dám mạnh dạn đưa nhân vật của mình đi đến tận cùng số phận, sống chết với niềm tin của mình. Chính Hắn cũng nhận ra sự nhân nhượng, dàn hòa thiếu quyết liệt trong cách sống và cách viết của mình, rồi chỉ biết tự trách mình. Trong tất cả các nhân vật của Hắn chỉ duy nhất một mình Tư Tốn là người dám đi đến cùng niềm tin điều mà hắn chưa làm được: “Tư Tốn đã dám vứt bỏ tất cả để sống trọn vẹn với niềm tin của mình, còn hắn, hắn có dám buông bỏ tất cả để có thể sống trung thực với ngòi bút của mình không, để khỏi phải tủi hổ với nó, ân hận

với nó lúc cuối đời.” [48, tr.216]. Tất cả cuối cùng chỉ còn là nỗi day dứt, ân hận với bạn bè với gia đình và cả với những tín điều nghề nghiệp đang giằng xé tâm hồn Hắn từng ngày. Hắn nhận ra lỗi của mình và không chạy trốn mà vui vẻ chấp nhận những trừng phạt cay nghiệt của “thượng đế”. Người ta chạy trốn xã hội thì ẩn nấp ở gia đình còn Hắn chạy trốn vào trang giấy: “mỗi dòng viết phảng phất như một lời thú tội, vừa viết vừa điều chỉnh lại cách sống của bản thân bằng những cách sống dũng mãnh hơn, phóng khoáng hơn, nhiều nghị lực hơn của các nhân vật hắn ngưỡng mộ” [48, tr.380]. Đó là cái cách để Hắn nhìn lại chặng đường mình đã trải qua và can đảm bước tiếp những chặng đường cuối cùng đầy gian nan. Cũng như thượng sĩ Dương, một con người Hắn đã từng gặp ở Nông trường Điện Biên, lúc trẻ là chiến sĩ Điện Biên, trở thành người anh hùng chói lòa chiến công trong kháng chiến chống Pháp, đến tuổi trung niên lại làm một cuộc hành quân dài ngày không đồng đội trong vùng sáng u ám của một kiếp người, lầm lũi chở tiểu sành của vợ cùng con gái trên chiếc xe trâu trở về quê. Hình ảnh ấy đã ám ảnh Hắn: “Đó là hình ảnh trọn vẹn nhất của một người cùng thời với hắn, tuổi trẻ cõng súng đạn về già cõng vợ con, đều là đi tìm cái sống cả” [48, tr.225]. Hắn biết rằng mình cũng đang cõng trên lưng lý tưởng, sự kỳ vọng của nhiều người để đi tìm những giá trị bền vững và vẫn đang trên hành trình tìm kiếm. Hắn hiểu rằng thành công của nhà văn không phải nhờ vào tác phẩm nhiều hay ít mà phải nhìn vào bề sâu tầng ý nghĩa tư tưởng mà tác giả muốn truyền đạt. “Quý hồ tinh, bất quý hồ đa” ông bà ta dạy quả rất đúng. Hắn luôn nuối tiếc, vì mình may mắn gặp thời có nhiều thời gian để sống và viết vậy mà không có tác phẩm để đời như Nam Cao như Vũ Trọng Phụng, Chí Phèo và Xuân tóc đỏ mãi là những “người lạ mà quen biết” thấp thoáng trong mọi thời đại, còn Hắn - Nguyễn Khải vài chục năm nữa có ai cùng nhớ đến không? Hay chỉ là nhà văn của một thời, thời hết thì không còn ai nhớ tới. Hắn suy nghĩ tại sao

mình lại không có những tác phẩm có sức quyến rũ lâu dài với người đọc, hắn đã từng nghiên cứu rất nhiều sách của nhiều nhà văn, những thiên tài vì sao họ lại có kỹ thuật siêu phàm để tạo nên những kiệt tác như vậy và phát hiện ra không có một lí luận nào giải thích nổi sự thành công của những kiệt tác đó. Nó chỉ ra đời khi cha đẻ của chúng phải đối mặt với “những bức xúc những nỗi đau những đối nghịch những mơ mộng tuyệt vọng và cả những phút xuất thần” [48, tr.366]. Còn Hắn cả đời sống lương thiện, bình dân và khiêm nhường như một thầy tu, cho nên những nhân vật của Hắn cũng trở nên rất thơm tho sạch sẽ và chỉ thích triết lý mà thôi. Vậy làm sao viết được kiệt tác? Tâm sự đó được Hắn gửi gắm vào truyện ngắn Nghệ nhân ở làng. Câu chuyện

Một phần của tài liệu Phản tỉnh và triết luận trong tiểu thuyết Thượng Đế Thì Cười của Nguyễn Khải (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(163 trang)
w