Về sự khó dung hòa của cá nhân với những bảng giá trị mang tính

Một phần của tài liệu Phản tỉnh và triết luận trong tiểu thuyết Thượng Đế Thì Cười của Nguyễn Khải (Trang 88)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3.2. Về sự khó dung hòa của cá nhân với những bảng giá trị mang tính

tính tập thể

Thời đại mà mọi thước đo của giá trị đều nhân danh tập thể, vì lợi ích của tập thể, hoàn toàn không chấp nhận mọi ước muốn của cá nhân đã lùi vào quá khứ nhưng để lại nhiều ám ảnh. Giang Minh Sài - nhân vật chính trong tiểu thuyết Thời xa vắng của Lê Lựu - chính là sản phẩm của thời đại ấy. Lúc nhỏ Sài sống trong sự bao bọc, sắp đặt của gia đình, lớn lên tuân theo quyết định của tố chức của cấp trên, suốt đời đi bằng đôi chân của người khác, vui không dám vui, buồn không dám buồn, yêu không dám thể hiện, ghét không dám từ chối. Trong gia đình Sài là đứa con ngoan, yêu Hương nhưng Sài chưa bao giờ dám bày tỏ dám bảo vệ tình yêu của mình và vì danh dự gia đình chấp nhận đi cưới một cô vợ không yêu. Trong quân đội Sài là cá nhân xuất sắc, luôn nghiêm chỉnh chấp hành kỷ luật, tuân theo mọi quyết định của cấp chỉ huy, ngay cả việc yêu vợ cũng là do yêu cầu của tổ chức. Sài cũng từng đau đớn thổn thức vì những nhu cầu tình cảm cá nhân nhưng nó không thể thắng nổi sức mạnh của tập thể. Anh bắt buộc phải kiềm nén, tìm cách quên để hoàn thành nhiệm vụ của một quân nhân, một Đảng viên, một chỉ huy gương mẫu. Sài cuối cùng cũng được sống với những lựa chọn của mình, kết hôn với Châu - cuộc hôn nhân tự do và tiến bộ -, nhưng kết quả là đổ vỡ ê chề. Sài đau đớn nhận ra những đau khổ của đời mình xuất phát từ cách sống bằng cách nghĩ của người khác, làm theo ý muốn của người khác cuối cùng nhận lấy cô đơn, lạc lõng ngay trong đời thực, trở thành người thừa của xã hội. Anh

trở về quê hương mong muốn có một khởi đầu mới, khởi đầu của một con người tự do làm chủ vận mệnh của mình.

Hắn cũng có điểm tương đồng với Sài, dù xem ra Hắn có chút may mắn hơn. Ít ra Hắn cũng là nhà văn được sống với những mơ ước lớn nhỏ của mình. Lãnh địa văn chương là nơi Hắn tự do bày tỏ tâm tư, tình cảm. Tuổi thơ Hắn không may mắn, chưa bao giờ được xem là một con người, một thành viên trong gia đình, phải luôn sống trong sự ghẻ lạnh, khinh thường của người thân, lại còn bị vu cho là thằng ăn cắp đến hai lần. Hắn cũng không biết vì sao lại như thế, sau này Hắn mới hiểu rằng do Hắn có tội - “cái tội con thêm con thừa” [48, tr.128], tội của một đứa con không mong đợi của một dòng họ phong kiến. Điều đó hình thành nên tính cách của Hắn: biết sợ sệt, biết nhân nhượng và biết nhận lỗi với mọi người dù không biết đó là lỗi gì. Cách mạng đã làm thay đổi cuộc đời Hắn, cho Hắn cái quyền làm người và cơ hội để làm một nhà văn. Nói gì thì nói Hắn luôn ý thức vị trí của mình cho nên Hắn rất dễ dàng thỏa hiệp để đạt được mục đích trong mọi việc. Ngay trong việc chọn vợ cũng vậy. Hắn suy tính rất lâu, lắng nghe ý kiến của những người xung quanh, vì Hắn nghĩ với cái mác nhà văn quân đội, có thể lấy được một cô vợ vừa đẹp vừa có tài nhưng Hắn lại sợ gặp phải người không đảm đang, không giúp ích cho công việc viết văn của hắn. Và dù lưỡng lự, cuối cùng Hắn cũng chấp nhận kết hôn với một cô gái nông dân đẹp, dáng người đẹp tuy không tài giỏi nhưng đây là mẫu người phụ nữ lí tưởng đảm đang, tháo vát, giàu đức hi sinh sẽ là nội tướngvững chắc cho Hắn thỏa sức thể hiện tài năng của mình, như lời bạn bè góp ý: “Máu của cậu là máu loãng, máu bạc nhược, máu ăn bám của một dòng họ quan lại lâu đời. Cái loại máu ấy không được pha trộn với loại máu sạch, có sức chảy mạnh mẽ của người nông dân thì con cháu cậu sau này chả là cái giống gì” [48, tr.150]. Còn vợ Hắn một cô gái nông thôn xinh đẹp, giỏi giang nhưng phải tội lấy ông chồng nhà văn, lại sống ngay

giữa Hà Nội. Cô đã cố gắng thay đổi để có thể tồn tại. Sinh con, nuôi con, chăm lo chu đáo cho chồng vượt qua mọi khó khăn đối với cô rất dễ dàng vậy mà học cách sống giả mới thật là khó khăn và buồn cười: “Vì cô phải từ bỏ chính mình để sống với môi trường mới, nói cười theo người khác, vui buồn theo người khác vì cô đã nghĩ những gì thuộc về cô nó “nhà quê” thế nào, buồn cười thế nào” [48, tr.154]. Có thể nói đây là cách nghĩ rất sai lầm, sống thật với chính mình là mình mới thật sự có ý nghĩa, nên dù có cố gắng thế nào bản chất người phụ nữ nông dân trong chị vẫn không thể thay đổi. Mỗi người có thế mạnh và nét đẹp riêng, quan trọng là chúng ta nên biết ưu và khuyết điểm của bản thân để có cách ứng xử phù hợp, đừng gò ép, bắt buộc mình vì điều đó là không thể. “Đất Hà Nội và đất nghệ thuật cần cái giả dối, nhan sắc giả dối, học vấn cũng giả dối, mọi sự giả dối điều rực rỡ, lóe sáng dưới các lớp đèn màu của thành phố và cái thật thà, cái hồn nhiên, cái mộc mạc của những vùng quê hóa ra thô lỗ, hóa ra vênh váo, không thể ăn khớp trong cái guồng máy nịnh người, lừa người của cuộc sống thành thị” [48, tr.304]. Trong cuộc sống thường ngày Hắn cố gắng không để phạm phải lầm lỗi lớn “Hắn sợ vô tình đắc tội với Nhà nước, với Đảng, với tổ chức, với cả bạn bè” [48, tr.129]. Là một nhà văn lớn lên trong quân đội, lại là một Đảng viên, nhưng nếu là Đảng viên tốt thì đôi khi lại là nhà văn tồi. Nên khi có sự va chạm giữa hai chức năng này Hắn sẽ làm sao, thông thường thì Hắn né tránh, và đôi khi “hắn cũng phải nói ngược lại niềm tin của mình, tự kết tội mình, dẫu hắn chả có tội gì cả để cứu lấy cái nghề mà hắn không thể rời bỏ.” [48, tr.130] nhờ thế Hắn có thể thoát khỏi mọi rắc rối: “cái lỗi được nhận khiến xung quanh quên đi nhanh chóng hắn đã là người có lỗi, tập thể luôn luôn đúng và hắn luôn luôn sai, kết luận được như thế thì còn gì phải căm ghét nữa. Thế là tha liền, quên liền và hắn cũng quên luôn đã từng nhận những lầm lỗi gì” [48, tr.190]. Môi trường tập thể có một sức mạnh riêng, nó là nơi

lý tưởng để con người rèn luyện mình, học tập ở người khác những điều tốt đẹp, nhưng đó cũng là nơi con người dễ đánh mất cái tôi của mình vì phải sống biết mình biết ta, nói như Hắn là phải biết “nhân nhượng”. Hắn rất yêu cái nghề của mình nhưng cũng rất ân hận, ân hận vì đã không sống hết mình với niềm tin nghệ thuật. Hắn thừa nhận mình có chút phẩm chất để làm con người hành động chứ không thể là con người tư tưởng, vì theo Hắn con người tư tưởng là những người quyết liệt trong niềm tin và họ không cần biết tới sự nhân nhượng, không có đồng minh như vậy rất khó giữ được sự trong sáng và trọn vẹn cách tư duy của mình. Còn người hành động thì hoàn toàn khác: “Người hành động trước hết phải là người biết tổ chức sự cộng tác của nhiều người, có khả năng đoàn kết với nhiều loại người, biết nhân nhượng, biết nhẫn nhục, biết chờ đợi, biết biến hóa để cùng họ hành động cho tới ngày đạt được mục đích” [48, tr.192]. Và Hắn cho rằng người sống trong tập thể là phải biết khôn ngoan để có được những điều kiện cần thiết cho công việc của mình, cái khó là làm sao hòa hợp mà không hòa tan, làm sao để giữ được cái tâm trong ngòi bút của mình đó mới là vần đề nan giải. Vì vậy những con người tư tưởng luôn là những hình mẫu lý tưởng để Hắn “tự điều chỉnh cách sống và cách viết” [48, tr.130] của mình cho phù hợp hơn.

Nhưng xem ra muốn xây dựng một xã hội tốt đẹp hài hòa giữa lợi ích riêng và lợi ích chung, giữa cá nhân và tập thể là một việc không dễ dàng nhất là trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, bởi nó là môn nghệ thuật đi vào phản ánh tâm trạng của con người với muôn màu muôn vẻ. Nó đòi hỏi không chỉ tài năng mà còn là tâm huyết của nhà văn, dám lên tiếng đấu tranh vì những khổ đau, hạnh phúc của con người, còn tập thể thì chỉ chú ý đến lợi ích chung, chăm lo cho sự tiến bộ của cả một cộng đồng. Và cuộc sống thì diễn tiến với muôn hình vạn trạng, chỉ phản ánh cái chung ở bên ngoài làm sao khám phá được hết những ẩn khuất của đời thường, những vấn đề ngay cả khoa học hiện

đại cũng không giải thích được, đó mới chính là “nghệ thuật vị nhân sinh” nghệ thuật của lòng người và vì con người. Nói như nhà văn Hộ trong Đời thừa của Nam Cao: “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho, văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có” hay là: "Chao ôi! Nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than", như thế mới là văn chương đích thực. Còn Hắn thì cho rằng: “Trách nhiệm chính của nhà văn là phục vụ con người, là bằng tài năng của mình tháo bỏ mọi tín điều, mọi trói buộc để con người được suy nghĩ tự do hơn, hành động tự do hơn, để họ có thể huy động toàn bộ ý chí và năng lực của họ vào cái sự nghiệp đang ấp ủ. Cái đó gọi là nghệ thuật phục vụ nhân sinh. Cho nên người cầm bút do chức trách bao giờ cũng là chiến binh tình nguyện của cuộc đấu tranh cho quyền tự do và dân chủ của con người” [48, tr.379]. Nếu bắt nhà văn chỉ được viết theo chủ trương, chỉ thị, những đề tài có sẵn, không được thỏa sức sáng tạo thì làm sao có được tác phẩm hay và: “Tập thể không làm ra văn chương vì nó không có cảm nghĩ riêng, tâm sự riêng, tính cách riêng. Nó là vô danh. Một tâm sự mãn nguyện, những tiếng cười hoan lạc, một kiếp người quá đầy đủ cũng không thể có chỗ đứng trong văn chương. Vì văn chương bao giờ cũng thuộc về những tiêng kêu của con người để đòi lại những gì còn thiếu: thiếu tự do, thiếu công bằng, thiếu hạnh phúc… Đời người là bể khổ, những khao khát về tinh thần của con người là vô cùng nên mới cần có văn chương và nghệ thuật để bù lại. Còn mọi thứ đều được biết, đều đầy đủ, đều mãn nguyện thì tôn giáo không còn, triết học không còn, và tất nhiên văn chương cũng không thể còn. Nó sẽ chết vì bị ngạt, vì không còn những khoảng trống huyền bí để suy nghĩ, để mơ mộng và để thở” [46]. Nếu sự thực là thế thì còn gì là văn chương!

Con người sống ở đời không thể không cần vật chất và không ai không vì cá nhân, mà tuân theo những quy định của tập thể cũng là vì cá nhân. Vì với Hắn nếu không làm nhà văn thì biết làm nghề gì, lấy gì nuôi vợ nuôi con, nuôi xác thịt. Hơn nữa sống trong tập thể, làm theo điều động, hướng dẫn của tập thể của tổ chức, Hắn có bao giờ bị thiệt thòi đâu, chỉ gặp may thôi, như thế còn gì bằng. Chiến tranh bạn bè lần lượt vào chiến trường, kẻ hy sinh, người lao đao lận đận không còn tâm sức để viết, còn hắn cứ êm ấm bên vợ con và viết thoải mái, có vác mặt vào chiến trường thì cũng để thu thập tài liệu chứ đã bao giờ cầm súng giết giặc. Cho nên lúc nào Hắn cũng cảm thấy ân hận và có lỗi - cái lỗi của người quá may mắn. Trong may có rủi, Hắn sống trong khuôn phép, giữ mình như một thầy tu. Nhân nhượng trở thành tính cách thì văn chương của Hắn cũng vậy. Hắn đã xây dựng và kết thúc nhiều tác phẩm không theo quy luật khách quan như Hắn nghĩ mà tuân theo tiêu chuẩn mĩ học của một thời, đó cũng là vì Hắn là người của tập thể. Khi nói về Truyện ký Người con gái quang vinh Hắn tự thú nhận đây là tác phẩm của một cậu học trò viết văn, bao nhiêu dấu vết, tư liệu còn nguyên vẹn nồng ấm hơi thở vậy mà hắn chỉ viết được có thế. Hắn muốn biến nữ anh hùng Mạc Thị Bưởi thành một cô gái Nga, thế là hỏng, vì văn chương cần có cái riêng “Cái riêng ấy làm nên tư tưởng, nên văn chương của một dân tộc. Cái bắt chước, cái nhái lại, cái tình nguyện làm bản sao tồi trước sau cũng sẽ bị sức sống tiềm ẩn của một dân tộc loại bỏ” [48, tr.379]. Còn với tiểu thuyết Xung đột (tập 2) hắn viết rất thật viết đúng như những gì đang diễn ra ở một vùng nông thôn thiên chúa giáo với cuộc chiến đáng buồn giữa những người anh hùng của một thời nhưng lại không được hoan nghênh. Đến Tầm nhìn xa Hắn gặp rắc rối, cũng là do cái số Hắn may được cấp trên bênh vực vì dám chống lại sự dối trá và tư tưởng tư hữu của người nông dân là chính đáng, nếu không đã trở thành nhân vật “hậu Nhân văn Giai phẩm”. Từ đó có thể thấy để có

được sự dung hòa giữa cá nhân và những bảng giá trị mang tính tập thể là chuyện không dễ dàng, cần có cái nhìn thật đúng đắn về lợi ích cá nhân và thang giá trị được gọi là chuẩn mực chung.

Một phần của tài liệu Phản tỉnh và triết luận trong tiểu thuyết Thượng Đế Thì Cười của Nguyễn Khải (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(163 trang)
w