Kết luận chương

Một phần của tài liệu Rèn luyện cho học sinh các hoạt động nhằm phát triển khả năng chiếm lĩnh tri thức trong dạy học hình học không gian ở cấp Trung Học Phổ Thông (Trang 157)

I AB= α Đến đây thì bài toán đã được giải quyết.

3. 2 Đối tượng và phương pháp thực nghiệm sư phạm

3.5. Kết luận chương

Quá trình thực nghiệm cùng những kết quả rút ra sau thực nghiệm cho thấy: Mục đích thực nghiệm đã được hoàn thành, tính khả thi và tính hiệu quả của các dạng hoạt động đã đề xuất được khẳng định. Thực hiện một số vấn đề đó sẽ góp phần phát huy tính tích cực nhận thức ở học sinh, góp phần phát triển khả năng nhận thức Toán học cho các em trong quá trình dạy học Hình Học Không Gian ở trường trung học phổ thông.

KẾT LUẬN

Với nội dung nghiên cứu của Luận văn, có thể nêu lên một số kết quả cơ bản sau:

Thứ nhất, trên cơ sở khái niệm hoạt động và lý thuyết hoạt động trong tâm lý học hiện đại, luận án đã phân tích quan điểm hoạt động trong dạy học môn Toán;

Thứ hai, trên cơ sở phân tích đặc trưng của các phương pháp dạy học tích cực đã đưa ra quan niệm về khái niệm chiếm lĩnh tri thức và các thể hiện của chiếm lĩnh tri thức, các cấp độ của nó. Đã đề xuất những căn cứ và ý tưởng làm cơ sở để xác định 5 dạng thức hoạt động chiếm lĩnh tri thức trong dạy học Hình Học Không Gian nói riêng và dạy học toán nói chung, trên cơ sở đó đã làm sáng tỏ 5 dạng hoạt động chiếm lĩnh tri thức đồng thời đưa ra những lưu ý cần thiết khi vận dụng các hoạt động này trong quá trình dạy học;

Thứ ba, đã phần nào làm sáng tỏ thực trạng về rèn luyện các hoạt động, sự cần thiết phải tổ chức hoạt động cho học sinh trong dạy học Hình Học Không Gian, đó là cơ sở thực tiễn rất quan trọng để đưa ra các lưu ý khi rèn luyện các hoạt động nhằm nâng cao khả năng chiếm lĩnh tri thức Toán học;

Thứ tư, tổ chức dạy thực nghiệm một số nội dung thuộc chương trình Hình Học Không Gian lớp11 (chương trình Cơ bản) trường Trung học phổ thông theo tinh thần rèn luyện các hoạt động. Kết quả thực nghiệm sư phạm đã thể hiện có hiệu quả tốt khẳng định tính khả thi và hiệu quả của việc dạy học Hình Học Không Gian theo hướng rèn luyện các hoạt động cho học sinh. Học sinh tập hăng say, hứng thú, không khí lớp học sôi động. Học sinh có khả năng chiếm lĩnh tri

thức mới từ tri thức, kinh nghiệm sẵn có của mình dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

Như vậy có thể khẳng định rằng: mục đích nghiên cứu đã được thực hiện, nhiệm vụ nghiên cứu đã được hoàn thành và giả thuyết khoa học là chấp nhận được.

Một phần của tài liệu Rèn luyện cho học sinh các hoạt động nhằm phát triển khả năng chiếm lĩnh tri thức trong dạy học hình học không gian ở cấp Trung Học Phổ Thông (Trang 157)