Vấn đề lựa chọn và phối hợp các phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển khả năng chiếm lĩnh tri thức toán học của học sinh

Một phần của tài liệu Rèn luyện cho học sinh các hoạt động nhằm phát triển khả năng chiếm lĩnh tri thức trong dạy học hình học không gian ở cấp Trung Học Phổ Thông (Trang 25)

nhằm phát triển khả năng chiếm lĩnh tri thức toán học của học sinh

1.4.1. Cơ sở lựa chọn phương pháp dạy học

“Sử dụng phương pháp nào là câu hỏi thường xuyên của mọi người thầy khi dạy học”. Hiện nay phần lớn giáo viên lựa chọn phương pháp dạy học theo

kinh nghiệm, dựa vào trực giác. Sự lựa chọn phương pháp dạy học một cách mò mẫm, cảm tính như vậy không đem lại kết quả chắc chắc, không phát huy được tính tích cực ở học sinh. Cần giải quyết vấn đề này dựa trên cơ sở khoa học bởi chỉ trong điều kiện đó mới đem lại hiệu quả sư phạm cao.

A.V.Muraviep cho rằng: “Sự lựa chọn các phương pháp dạy học và các biện pháp sư phạm trên lớp được xác định bằng nhiều nhân tố khác nhau. Nó phụ thuộc vào nội dung bài học, vào trình độ nhận thức của học sinh, các thiết bị dạy học và thời gian dành cho bài học.

Theo Thái Duy Tuyên thì “Để lựa chọn phương pháp dạy học, không chỉ cần biết khả năng của chúng mà còn cần nắm được đặc điểm học sinh, năng lực của giáo viên , tình hình thiết bị của trường và quan trọng hơn cả là mục đích, nhiệm vụ và nội dung bài học”[41].

Thực tiễn dạy học cho thấy, khó có thể khẳng định được phương pháp dạy học nào là thực sự tối ưu trong việc phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh, cũng như phương pháp dạy học nào là hoàn toàn vô giá trị. Mỗi một phương pháp đều có khả năng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh khía cạnh này, khía cạnh khác, miễn sao người thầy phải chủ động sáng tạo và dành nhiều tâm huyết cho hoạt động của mình.

Những nguyên tắc đặc trưng tính tích cực của một phương pháp dạy học.

Nguyên tắc 1: Tác động qua lại

Nguyên tắc này thể hiện sự tương tác giữa các nhân tố bên ngoài (môi trường) với nhân tố bên trong người học (mục đích, nhu cầu, năng lực,...) nó tác động trực tiếp tới từng người học, gây ra thái độ (phản ứng) và hành động đáp lại của từng học sinh.

Muốn thực hiện được nguyên tắc tác động qua lại, giáo viên phải nhận biết và chuẩn bị trước các tình huống có thể xảy ra, phân tích các biện pháp đem ra sử dụng, sẵn sàng biến đổi sáng tạo tiến trình giờ học trên cơ sở đánh giá những cảm xúc, tình cảm, hứng thú và sự chú ý của học sinh ở trên lớp.

Đặc trưng này phản ánh một trong những mặt năng động của phương pháp, đó là tính vận động và phát triển của dạy học, tính tích cực của người dạy và đặc biệt là tính tích cực của người học.

Nguyên tắc 2: Tham gia hợp tác.

Nguyên tắc này được xem là cách tiến hành, tổ chức giờ học với cơ sở khách quan là tính sẵn sàng học tập của học sinh. Tham gia hợp tác được diễn ra theo ba cấp độ:

1) Học sinh chỉ tham gia khi được giáo viên gợi ý và chỉ dẫn 2) Sự tham gia của học sinh có tính chủ động, tự giác.

3) Giáo viên và học sinh tham gia vào quá trình học tập với vai trò bình đẳng như nhau.

Nguyên tắc 3: Tính có vấn đề cao trong dạy học.

Nguyên tắc này dựa trên nghiên cứu của L. X. Vưgôtxki: Mỗi đứa trẻ có “vùng phát triển gần nhất” và ý kiến L. X. Xôlovaytrich: “Việc dạy dỗ chỉ có tác dụng tốt khi nó đi trước sự phát triển một chút”. Muốn vậy vấn đề học tập phải được thiết kế, xây dựng ở mức độ đủ để kích thích hoạt động nhận thức của học sinh theo ý định của giáo viên , tức là thuộc vùng phát triển gần nhất của học sinh.

Tóm lại, phương pháp dạy học nào đảm bảo một hoặc nhiều đặc trưng trên đều có thể được xem là phương pháp dạy học phát huy được tính tích cực. Nếu trội về nguyên tắc tác động qua lại, xác định một quá trình học mang tính hoạt động; nếu trội về tham gia hợp tác thì lại nghiêng về biểu thị mặt quan hệ trong giao tiếp, trong hành động của hoạt động; khi đặc trưng tính vấn đề trội hơn thì phương pháp dạy học lại quyết định quá trình học tập mang tính trí tuệ nhận thức

Một phần của tài liệu Rèn luyện cho học sinh các hoạt động nhằm phát triển khả năng chiếm lĩnh tri thức trong dạy học hình học không gian ở cấp Trung Học Phổ Thông (Trang 25)