Phương pháp dạy học tích cực

Một phần của tài liệu Rèn luyện cho học sinh các hoạt động nhằm phát triển khả năng chiếm lĩnh tri thức trong dạy học hình học không gian ở cấp Trung Học Phổ Thông (Trang 27)

Phương pháp dạy học tích cực là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.

“Tích cực” trong phương pháp tích cực được dùng với nghĩa là hoạt động, chủ động, trái nghĩa với không hoạt động, thụ động chứ không dùng theo nghĩa trái với tiêu cực.

Tính tích cực biểu hiện trong hoạt động, nhưng đó phải là những hoạt động của chủ thể. Vì vậy, phương pháp dạy học tích cực thực chất là cách dạy hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động.

Yêu cầu:

+ Người dạy: có trình độ chuyên môn, liên môn, trình độ nghiệp vụ, sáng tạo và nhạy cảm: thiết kế bài soạn công phu, tổ chức, động viên, trợ giúp, cố vấn, trọng tài, hướng dẫn hoạt động độc lập hoặc nhóm người học, sử dụng thành thạo các phương tiện nghe nhìn.

+ Người học: học tích cực, khao khát học, nêu thắc mắc, tìm tòi, tập trung chú ý, kiên trì, chủ động vận dụng và sáng tạo. Trong phương pháp tích cực làm cho người học trở thành người tự học, tự giáo dục bản thân.

+ Tài liệu học tập: cô đọng, tăng dữ liệu, bài toán, tăng các hướng dẫn, tra cứu, gợi ý người học tự nghiên cứu, giảm thông tin buộc nhớ máy móc, chấp nhận thụ động.

+ Thiết bị dạy học: là điều kiện không thể thiếu, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh thực hiện các hoạt động độc lập hoặc các hoạt động nhóm, đồng thời giúp giáo viên tổ chức dạy học được linh hoạt, thực hiện được các ý đồ sư phạm của mình.

+ Hình thức lớp học: linh hoạt, có sự trao đổi, hoạt động tìm tòi của cá nhân và nhóm.

Một phần của tài liệu Rèn luyện cho học sinh các hoạt động nhằm phát triển khả năng chiếm lĩnh tri thức trong dạy học hình học không gian ở cấp Trung Học Phổ Thông (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(161 trang)
w