I AB= α Đến đây thì bài toán đã được giải quyết.
11 ABCD.A B C D ta có :
1.10. Tổng quan chương trình Hình học không gian trung học phổ thông hiện hành
thông hiện hành
Trong chương trình hình học ở trường trung học phổ thông, hình học không gian được nghiên cứu bằng ba phương pháp: phương pháp tiên đề, phương pháp véctơ và phương pháp tọa độ.
Những kiến thức cơ bản mà học sinh cần nắm vững là:
Hệ tiên đề của hình học không gian; Các cách xác định mặt phẳng; Vị trí tương đối của hai đường thẳng, của một đường thẳng và một mặt phẳng, của hai mặt phẳng.
Định nghĩa và tính chất của hai đường thẳng song song, hai đường thẳng chéo nhau, đường thẳng song song với mặt phẳng, hai mặt phẳng song song.
Định nghĩa và tính chất của hai đường thẳng vuông góc, đường thẳng vuông góc với mặt phẳng, hai mặt phẳng vuông góc.
Tính chất của phép chiếu song song và phép chiếu vuông góc.
Các loại khoảng cách: khoảng cách giữa điểm và đường thẳng, giữa hai đường thẳng chéo nhau, giữa điểm và mặt phẳng, giữa đường thẳng và mặt phẳng.
Các loại góc: góc giữa hai đường thẳng, giữa đường thẳng và mặt phẳng, giữa hai mặt phẳng.
Định nghĩa và tính chất của hình chóp, hình lăng trụ, hình đa diện, hình nón, hình trụ, hình tròn xoay.
Định nghĩa véctơ, các phép toán trên véctơ, điều kiện để hai véctơ cùng phương, điều kiện để ba véctơ đồng phẳng, phân tích một véctơ theo ba véctơ không đồng phẳng, góc giữa hai véctơ.
Hệ tọa độ Đềcác vuông góc trong không gian, biểu thức tọa độ của các phép toán trên các véctơ, phương trình mặt phẳng, phương trình đường thẳng, các công thức để tính góc và khoảng cách, phương trình mặt cầu.
Kết luận chương 1
Trong chương 1, luận văn đã hệ thống một số quan điểm hoạt động; đồng thời đưa ra một số hoạt động nhằm rèn luyện cho học sinh khả năng chiếm lĩnh tri thức trong dạy học môn Toán nói chung và dạy học Hình Học Không Gian nói riêng;
Qua nghiên cứu các đặc trưng của các phương pháp dạy học tích cực, chúng tôi đưa ra quan niệm về nội hàm của khái niệm chiếm lĩnh tri thức, các cấp độ hoạt động chiếm lĩnh tri thức của học sinh và trên cơ sở đó, đề xuất các
thể hiện của chiếm lĩnh tri thức trong dạy học Hình Học Không Gian ở trường trung học phổ thông
Luận văn đã đưa ra một số căn cứ, nhằm dựa vào đó để xác định những dạng hoạt động tiềm tàng trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. Luận văn đã xác định và làm sáng tỏ một số dạng hoạt động đối với khả năng chiếm lĩnh tri thức của học sinh trung học phổ thông trong dạy học Hình Học Không Gian.
Chương 2