Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu Rèn luyện cho học sinh các hoạt động nhằm phát triển khả năng chiếm lĩnh tri thức trong dạy học hình học không gian ở cấp Trung Học Phổ Thông (Trang 151)

I AB= α Đến đây thì bài toán đã được giải quyết.

3. 2 Đối tượng và phương pháp thực nghiệm sư phạm

3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm

*) Đánh giá định tính

Sau quá trình thực nghiệm chúng tôi đã theo dõi sự chuyển biến trong hoạt động học tập của học sinh, khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề,... Chúng tôi thu được các nhận xét sau:

+ Ở lớp đối chứng: Các giáo viên cộng tác cũng đưa ra một số tình huống học tập nhưng không tổ chức cho học sinh hoạt động. Giáo viên chủ yếu nêu vấn đề rồi giảng giải kiến thức còn học sinh chủ yếu ngồi nghe, nhìn, ghi chép. Vì vậy không phát huy được tính tích cực, tự lực và khả năng sáng tạo của học sinh trong quá trình chiếm lĩnh kiến thức. Không khí của giờ học rất trầm, học sinh ít phát biểu xây dựng bài (quá 2/3 thời gian trên lớp thuộc về giáo viên ). Học sinh phản ứng chậm với các câu hỏi của giáo viên đưa ra, ít khi các em tự đưa ra các thắc mắc hay ý kiến của cá nhân mình trước tập thể. Trong các giờ bài tập học sinh ít đưa ra được các phương pháp giải sáng tạo, khả năng huy động kiến thức của các em còn hạn chế.

+ Ở lớp thực nghiệm: Chúng tôi đã lựa chọn và phối hợp các phương

pháp dạy học một cách phù hợp với nội dung của từng tiết dạy và đặc biệt quan tâm đến việc thiết kế các hoạt động tương thích với nội dung bài học để tập luyện cho học sinh. Học sinh phấn khởi, hào hứng tham gia vào bài học, các em tích cực suy nghĩ trước sự định hướng của giáo viên . Mức độ tích cực của học sinh ngày càng được tăng từ giờ học trước đến giờ học sau, đặc biệt thể hiện ở sự phản ứng của học sinh trước những câu hỏi của giáo viên , sự phối hợp của các em với các bạn trong nhóm, trong lớp. Các em mạnh dạn trình bày ý kiến của mình trong nhóm cũng như trước tập thể lớp, hăng hái thảo luận và đưa ra các nhận xét đánh giá khi giáo viên yêu cầu. Trong các tiết học các em làm việc là chủ yếu. Khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh, tương tự, khái quát hóa, đặc biệt hóa, hệ thống hóa... của học sinh tiến bộ hơn. Điều này để giải thích là do

giáo viên đã chú ý hơn trong việc rèn luyện các kỹ năng này cho các em. Việc đánh giá, tự đánh giá bản thân được sát thực hơn. Điều này do trong quá trình dạy học, giáo viên đã cho học sinh thường xuyên tiếp xúc với đánh giá bao gồm đánh giá cho điểm, nhận xét của giáo viên và đánh giá lẫn nhau của học sinh.

*) Đánh giá định lượng

Kết quả làm bài kiểm tra của học sinh lớp TN và học sinh lớp ĐC được thể hiện thông qua các bảng thống kê và biểu đồ sau:

+ Bài kiểm tra số 1:

Bảng thống kê các điểm số (Xi) của bài kiểm tra

Lớp Số

bài

Số bài kiểm tra đạt điểm Xi

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

ĐC 11A1 46 0 0 2 5 9 9 12 5 4 0

TN 11A2 47 0 0 0 3 6 10 13 8 5 2

Bảng 3. 1

Biểu đồ phân phối tần suất của hai lớp

Bảng phân phối tần suất Điể m Lớp 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC 11A1 0 0 0 6,4 12,8 21,3 27,7 17 10,6 4,2 TN 11A2 0 0 4,3 10,9 19,6 19,6 26,1 10,9 8,6 0 Bảng 3. 2

Đồ thị phân phối tần suất của hai lớp

Đồ thị 3. 1 Bảng phân loại học lực của học sinh

Lớp Số bài kiểm Số % học sinh Kém(1-2) Yếu(3-4) TB(5-6) Khá(7-8) Giỏi(9-10) ĐC 46 0 15,2 39,1 37 8,7 TN 47 0 6,4 34 44,6 15 Bảng 3. 3

Biểu đồ về học lực của học sinh

Biểu đồ 3. 2

+ Bài kiểm tra số 2:

Bảng thống kê các điểm số (Xi) của bài kiểm tra số 2

Lớp Số bài KT

Số bài kiểm tra đạt điểm Xi

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

ĐC 10A3 46 0 2 2 4 10 12 8 6 2 0

TN 10A9 47 0 0 1 3 9 11 10 8 4 1

Bảng 3. 4

Biểu đồ 3. 3

Bảng phân phối tần suất của bài kiểm tra số 2

Điể m Lớp 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC 10A3 0 4,3 4,3 8,7 21,8 26,2 17,4 13 4,3 0 TN 10A9 0 0 2,1 6,4 19,1 23,5 21,3 17 8,5 2,1 Bảng 3. 5

Đồ thị phân phối tần suất của hai lớp

Bảng phân loại học lực của học sinh Lớp Số bài kiểm Số % học sinh Kém(1-2) Yếu(3-4) TB(5-6) Khá(7-8) Giỏi(9-10) ĐC 46 4,3 13 47,9 30,5 4,3 TN 47 0 8,5 42,6 38,3 10,6 Bảng 3. 6

Biểu đồ về học lực của học sinh

Biểu đồ 3. 4

Kết luận chung về hai bài kiểm tra:

Bài kiểm tra cho thấy kết quả đạt được ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng, nhất là bài đạt khá giỏi. Một nguyên nhân không thể phủ nhận là lớp thực nghiệm học sinh đã thường xuyên được thực hiện các hoạt động trong quá trình học tập, các kĩ năng được quan tâm rèn luyện. Như vậy phương pháp dạy ở lớp thực nghiệm tốt hơn so với phương pháp dạy ở lớp đối chứng tương ứng.

Một phần của tài liệu Rèn luyện cho học sinh các hoạt động nhằm phát triển khả năng chiếm lĩnh tri thức trong dạy học hình học không gian ở cấp Trung Học Phổ Thông (Trang 151)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(161 trang)
w