Xem thêm Lê Triều chiếu lệnh thiện chính, Nhà sách Bình Minh, Sài gòn, 1961, tr

Một phần của tài liệu Mô hình nhà nước việt nam thời kỳ phong kiến (Trang 54)

Đất n−ớc đ−ợc điều hành bởi bộ máy quân sự, mệnh lệnh của vua chỉ là hình thức, vua không có của cải44...Hạn chế lớn nhất của mô hình này là phải dựa vào quân đội, vì vậy sụp đổ vì không có cơ sở kinh tế, xã hội để duy trì.

Về luật pháp, D−ới thời Lê Trung H−ng trở đi có thêm hình phạt chặt chân tay và đày đi các châu xạ Chúa Trịnh C−ơng45 khi cầm quyền đã bãi bỏ các hình phạt này và điều chỉnh lại cho phù hợp.

4.2. Tổ chức chính quyền địa ph−ơng Thời Vua Lê - Chúa Trịnh (hay tổ chức chính quyền địa ph−ơng thời kỳ Đàng trong - Đàng Ngoài) Đầu thế kỷ XVIII, chúa Trịnh đổi 13 xứ thừa tuyên thành 13 trấn. Sau đó, trấn lại đ−ợc đổi lại thành xứ nh− tr−ớc đâỵ Chính quyền ở mỗi trấn (xứ) vẫn là Tam ty, nh−ng trong đó Đô ty đ−ợc đổi gọi là Trấn tỵ Đứng đầu Trấn ty là chức Trấn thủ, riêng các xứ Cao Bằng, Lạng Sơn và Nghệ An, Trấn thủ đ−ợc gọi là Đốc trấn, ở xứ Thanh Hóa thì Trấn thủ đ−ợc gọi là L−u thủ.

D−ới trấn vẫn là các cấp phủ, huyện (hoặc châu) và xã, đứng đầu vẫn là Tri phủ, Tri huyện (hoặc Tri châu) và các Xã tr−ởng.

Tổ chức chính quyền địa ph−ơng thời Chúa Nguyễn (hay tổ chức chính quyền địa ph−ơng Đàng trong)

Chính quyền địa ph−ơng Đàng trong đ−ợc tổ chức thành bốn cấp.

ở giai đoạn đầu, Chúa Nguyễn chia Đàng Trong làm 6 dinh, trong

đó chính quyền Trung −ơng của chúa Nguyễn đóng ở chính dinh (dinh ái Tử thuộc Quảng Trị sau dời ra Phú Xuân), còn lại là 5 dinh địa ph−ơng.

44. Bối cảnh n−ớc Đại Việt đầu thế kỷ XVII không cho phép chúa Trịnh có thể phế truất vua Lê (Lê Trung H−ng) vì chính thực tế thất bại, cô lập của nhà Mạc và thực tế thắng thế của ngọn cờ Lê Trung H−ng đã làm chúa Trịnh chính thực tế thất bại, cô lập của nhà Mạc và thực tế thắng thế của ngọn cờ Lê Trung H−ng đã làm chúa Trịnh hiểu uy tín to lớn không gì lay chuyển nổi của nhà Lê, nhà Lê là khuôn mẫu của nhà n−ớc phong kiến Việt Nam. 45. Trịnh C−ơng (1686 - 1792) là vị vua có tài, là nhà chính trị, nhà quản lý hành chính giỏị D−ới thời này, dân ca

ngợi: Pháp luật đ−ợc qui định lại rõ ràng, nhân đạo, xã hội đ−ợc lập lại kỉ cơng; Ban hành nhiều qui định nh− cấm uống r−ợu và đánh bạc, cấm đ−ợc sự ăn chơi rông dài; Ngăn ngừa đ−ợc thói cầu cạnh, −a may, phải phấn đấu bằng chính năng lực của mình.

ở chính dinh, bên cạnh chúa có bốn viên quan cao cấp và các tỵ Trong các ty có ba ty cơ bản là: Ty Xá sai với chức năng chủ yếu là quản lý hành chính, t− pháp, do Đô tri đứng đầu; Ty T−ớng thần chủ yếu quản lý tài chính, do Cai bạ đứng đầu; Ty lệnh sử phụ trách nghi lễ, tế tự, do Nha úy đứng đầụ Dinh địa ph−ơng đ−ợc tổ chức phỏng theo mô hình của Chính dinh, nh−ng đ−ợc giản l−ợc hóạ Có dinh chỉ có một ty là ty lệnh sử, hoặc có hai ty: ty Lệnh sử và ty Xá sai hoặc Ty Xá sai và ty T−ớng thần.

D−ới dinh là phủ, do Tri phủ đứng đầụ

D−ới phủ là huyện, do Tri huyện đứng đầụ

Cấp cơ sở là xã. Xã đ−ợc chia ra làm nhiều loại, tùy theo số l−ợng ng−ời (có lẽ là số dân đinh). Chính quyền ở cấp xã gồm: xã tr−ởng và thần t−ớng (giống nh− khán th− - là ng−ời trông coi trật tự an ninh trong xã, sau này công việc của Khán th− đ−ợc chuyển sang cho Tr−ơng tuần, một phần cho Phó lý tr−ởng đảm trách để quản lý xã thôn, thu thuế, phục dịch). Xã d−ới 1000 ng−ời có 18 t−ớng thần và xã tr−ởng; xã từ 400 ng−ời trở xuống có 8 t−ớng thần, xã tr−ởng; xã d−ới 200 ng−ời có 2 t−ớng thần, xã tr−ởng; xã từ 70 ng−ời trở xuống có 1 t−ớng thần hoặc xã tr−ởng. Vào thời kỳ này, chế độ mua bán chức t−ớc đặc biệt phát triển và trở thành ph−ơng thức chủ yếu để tuyển chọn quan lạị Lê Quý Đôn cho biết, theo quy định năm ất tỵ, đời Thái Bảo (1725), giá một t−ớng thần là 49 quan và một xã tr−ởng là 41 quan, "do đó mà mọi ng−ời tranh nhau nộp tiền lĩnh bằng, đến nay đã có chỗ một xã có đến 16 hay 17 t−ớng thần, hơn 20 xã tr−ởng"46. Bộ máy hành chính càng ngay càng phình to, tham ô nhũng lạm, tìm mọi cách đục khoét vơ vét của dân, nhà n−ớc không thể nào quản lý đ−ợc. Từ năm 1732 "việc đặt xã tr−ởng đều do ở dân" và nh− thế, theo Phan Huy chú "chức xã tr−ởng không đ−ợc coi trọng nữa"47 Sự bất lực của nhà n−ớc phong kiến trong việc

46. Lê Quý Đôn. Toàn tập. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nôi, 1977, T1, tr 148. 47. Phan Huy Chú. Lịch triều hiến ch−ơng loại chí, T1, tr 480. 47. Phan Huy Chú. Lịch triều hiến ch−ơng loại chí, T1, tr 480.

quản lý các xã tr−ởng, phó mặc cho làng tự quyết định ng−ời lãnh đạo của mình, xét về mặt hình thức là sự mở rộng quyền tự trị của làng xã nh−ng trong thực tế đây là sự bỏ mặc cho bọ c−ờng hào hoàng hành gây ra vô vàn tệ nạn ở địa ph−ơng.

Đến năm 1744, chúa Nguyễn chia Đàng Trong thành các dinh nhỏ, 12 dinh và một trấn. Đứng đầu dinh là Đô đốc, đứng đầu trấn là Trấn thủ. Dinh đ−ợc chia ra thành các huyện, đứng đầu huyện vẫn là Tri huyện (cũng có dinh lại chia thành các phủ do Tuần phủ đứng đầu, rồi phủ lại đ−ợc chia thành các huyện - ví dụ nh− dinh Quảng Ngãi).

D−ới huyện vẫn là cấp xã. ở miền núi và ven biển, đơn vị cơ sở có các tên gọi khác nhau (xã, ph−ờng, nậu, man), đặc biệt, giữa các đơn vị này và các châu thì có các thuộc, đứng đầu thuộc là Cai thuộc, Ký thuộc, tùy theo thuộc lớn nhỏ.48

Tóm lại, cùng với việc mở rộng lãnh thổ về phía Nam, trải qua hơn 200 năm chia cắt từ năm 1572 đến hết thời Lê, mặc dù có nhiều thay đổi, xuất, nhập, chúng ta vẫn thấy xu h−ớng chung của nhà n−ớc các thời Ngô - Đinh - Tiền Lê - Lý - Trần - Hồ - Lê là đã từng b−ớc sắp đặt các đơn vị hành chính và xây dựng một bộ máy nhà n−ớc quân chủ với hệ thống chính quyền chủ yếu gồm 4 cấp: Trung −ơng, trấn - lộ - dinh, huyện - châu, làng - xã. Ngoài ra còn có đạo, phủ, tổng đ−ợc quan niệm nh− một cấp trung gian, trong đó phủ là cấp phức tạp nhất.

Chính quyền Tây Sơn:

Thế kỷ 18: Đàng trong lâm vào khủng hoảng do tầng lớp quí tộc Đàng Trong ăn chơi xa xỉ. Mâu thuẫn xã hội ngày càng phát triển. Buôn bán trên Biển Đông b−ớc vào thời kỳ suy thoái, dẫn đến khởi nghĩa Tây Sơn (1771), phát triển mạnh, nhanh.

Một phần của tài liệu Mô hình nhà nước việt nam thời kỳ phong kiến (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)