Đặc điểm trường trung học phổ thông

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông nguyễn trãi, huyện vũ thư, tỉnh thái bình (Trang 30)

Trường THPT là bậc học cuối cùng của nghành học phổ thông, là nơi hoàn thiện kiến thức phổ thông cơ bản toàn diện cho HS.

20

HS THPT là lớp người có độ tuổi từ 15 đến 18 tuổi. Hầu hết HS thể hiện hoài bão, ước mơ của mình theo hướng tích cực, họ có nhiều nỗ lực cá nhân, nhằm giải quyết các mâu thuẫn giữa năng lực bản thân với yêu cầu của xã hội, để có thể tự lập trong bối cảnh phát triển kinh tế – xã hội, nhất là trong điều kiện hội nhập ngày nay.

Thực tế những năm qua, hầu hết các bậc cha mẹ HS có nhận thức đúng về yêu cầu nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hoá- hiện đại hoá của đất nước. Từ đó họ đã định hướng cho con em mình tích cực chuẩn bị năng lực làm việc để bước vào đời, họ đã có những lo lắng thực sự và không ít gia đình đã tìm mọi cách để đầu tư cho việc học hành của con cái họ, nhằm tạo điều kiện để bản thân các em có năng lực và phẩm chất thích ứng với các yêu cầu của sự phát triển kinh tế – xã hội. Chính các đặc điểm về bậc học, về độ tuổi, về gia đình, về yêu cầu nguồn nhân lực đã tạo ra sự phân hoá nguyện vọng của HS THPT theo hai xu hướng chính:

- Một là: Đa số có nguyện vọng tiếp tục học lên ở bậc cao hơn.

- Hai là: Chấp nhận sự hoà nhập vào thị trường lao động của xã hội và đón chờ cơ hội tiếp tục học thêm (vì phần đông HS không thể tiếp tục học lên ngay sau khi học xong THPT do năng lực của bản thân, điều kiện kinh tế của gia đình họ và đặc biệt là họ không vượt qua được kỳ thi tuyển sinh vào Đại học và Cao đẳng tổ chức hàng năm).

Trường THPT là cái nôi đào tạo nguồn nhân lực lao động phổ thông cho nhiều ngành kinh tế. Những người lao động này phải có kiến thức phổ thông nhất định thì mới đáp ứng được yêu cầu lao động, hơn nữa trong chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020” đã chỉ rõ: “Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng cao, đặc biệt chất lượng giáo dục văn hóa, đạo đức, kỹ năng sống, pháp luật, ngoại ngữ, tin học. Đến năm 2020, tỷ lệ đi học đúng độ tuổi ở tiểu học là 99%, trung học cơ sở là 95% và 80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ học vấn trung học phổ thông và tương đương; có 70% trẻ em khuyết tật được đi học”[16].

Từ những đặc điểm trên và từ nhiệm vụ cơ bản của trường THPT đã được ghi trong điều lệ trường THPT ta có thể nêu lên một số đặc trưng về mục tiêu quản lý của Hiệu trưởng trường THPT đó là quá trình quản lý dạy – học là mục tiêu kép:

- Chuẩn bị cho HS có cơ hội học tiếp tục học lên.

- Chuẩn bị cho HS hoà nhập vào môi trường xã hội, đi vào cuộc sống lao động, đóng góp sức lực và trí tuệ của mình vào sự phát triển kinh tế – xã hội, có vị trí xứng

21

đáng trong cộng đồng dân cư, phát huy khả năng của mình để có ít nhất một nghề, có việc làm ổn định và học tập thường xuyên hoà nhập với xã hội học tập.

Hình thành cho HS năng lực thích nghi với sự thay đổi của thực tiễn cuộc sống để chủ động trong lao động và trong học tập nhằm hoà nhập với môi trường và cộng đồng.

Trường THPT là một bộ phận trong hệ thống GD - ĐT, giữ vai trò xung kích trong việc thực hiện “Chiến lược phát triển giáo dục”

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông nguyễn trãi, huyện vũ thư, tỉnh thái bình (Trang 30)