đức, biểu dương kịp thời các gương người tốt việc tốt
3.2.6.1. Mục đích của biện pháp:
- Kiểm tra đánh giá công tác giáo dục đạo đức vì quyền lợi của học sinh.
- Giúp cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ học sinh thấy được ưu diểm, nhược điểm của học sinh trong quá trình quản lý giáo dục đạo đức
- Kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục đạo đức để kịp thời điều chỉnh, đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục đạo đức
- Động viên, khuyên khích, nhân rộng gương tập thể, cá nhân có tư cách, phẩm chất, tinh thần tu dưỡng và rèn luyện đạo đức tốt. Giúp các em học sinh chậm tiến bộ thấy được tồn tại, khuyết điểm và giúp các em sửa chữa, vươn lên trong quá trình tu dưỡng đạo đức.
3.2.6.2. Nội dung của biện pháp:
- Xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá xếp loại đạo đức học sinh.
- Đánh giá việc chấp hành chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước, các chỉ thị, nghị định của Chính phủ. Kiểm tra việc thực hiện nội qui, qui định của ngành giáo dục, của nhà trường.
- Kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức.
- Đánh giá ý thức tham gia và kết quả các hoạt động tu dưỡng và rèn luyện đạo đức
- Đánh giá bằng kết quả học tập và tu dưỡng đạo đức để làm cơ sở xếp loại hạnh kiểm và học lực cuối kỳ, cuối năm.
- Biểu dương khen thưởng kịp thời gương người tốt, việc tốt.
3.2.6.3. Biện pháp thực hiện
Kiểm tra đánh giá công tác giáo dục đạo đức là khâu cuối trong chu trình quản lý giáo dục đạo đức học sinh của hiệu trưởng, ngoài việc so sánh kết quả thực hiện với mục tiêu giáo dục đạo đức đề ra, qua công tác kiểm tra đánh giá còn giúp người hiệu
89
trưởng thấy được những ưu điểm để tiếp tục phát huy, đồng thời thấy rõ những mặt tồn tại, những hạn chế để đưa ra cách khắc phục, tìm biện pháp giáo dục phù hợp hơn để thực hiện mục tiêu giáo dục đã đề ra. Do đó hiệu trưởng nhà trường phải xây dựng nội dung, hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá việc giáo dục đạo đức học sinh trong từng năm học
* Đối với nhà trường:
Hiệu trưởng tổ chức tuyên truyền và thông báo mục tiêu đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh cho tất cả cán bộ giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh ngay từ đầu năm học thông qua các cuộc họp đầu năm. Phổ biến các văn bản về đánh gia xếp loại học sinh như: Điều lệ trường THPT, Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT
Căn cứ vào các văn bản của nhà nước về đánh giá xếp loại học sinh và các nội qui qui định của nhà trường để xây dựng các tiêu chí đánh giá cụ thể, rõ ràng làm cơ sở để học sinh phấn đấu, rèn luyện và tự đánh giá được hạnh kiểm, đạo đức của bản thân. Để việc đánh giá được khách quan, công bằng, hiệu trưởng nhà trường cần:
- Đánh giá bằng nhiều kênh thông tin khác nhau: Giáo viên chủ nhiệm, Đoàn thanh niên, ý kiến giáo viên bộ môn, tập thể học sinh, nhận xét của Trưởng thôn ( Tổ trưởng dân phố) nơi cư trú…
- Kết hợp nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá: Kiểm tra đánh giá định kỳ, Kiểm tra đánh đột xuất, đánh giá kết quả theo từng hoạt động, đánh giá đạo đức thông qua kết quả học tập….
- Sử dụng nhiều phương pháp đánh giá: Quan sát, nghiên cứu sản phẩm, tự đánh giá của cá nhân, đánh giá của tập thể….
Hiệu trưởng cùng với Ban đức dục, BGH họp hàng tháng để đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức, nhận xét, tổng hợp các kết quả giáo dục đạo đức học sinh. Cuối kỳ cuối năm BGH, Ban đức dục sẽ họp để xét hạnh kiểm của mỗi học sinh của từng lớp do giáo viên chủ nhiệm đề xuất.
Trong từng tháng, từng đợt thi đua, cuối kỳ, cuối năm, hiệu trưởng phải chỉ đạo biểu dương, khen thưởng gương người tốt- việc tốt. Việc biểu dương kịp thời gương người tốt- việc tốt sẽ có tác dụng giáo dục rất lớn với học sinh, tạo động cơ, nhu cầu để các em phấn đấu noi gương, ví dụ như: Nhặt được của rơi trả lại người đánh mất, giúp đỡ người già, trẻ em…. Cũng cần được tuyên dương trong buổi sinh hoạt sáng thứ 2 đầu tuần trước toàn trường.
90
Công tác kiểm tra đánh giá của hiệu trưởng phải được thực hiện có kế hoạch, bài bản, thường xuyên, liên tục bởi vì giáo dục là một quá trình, việc hình thành nền nếp, đạo đức, lối sống cho học sinh không chỉ thực hiện trong một vài ngày, vài tháng mà nó được diễn ra liên tục, hàng ngày, hàng giờ. Nếu công tác kiểm tra đánh giá không thường xuyên sẽ xảy ra tình trạng “đánh trống bỏ dùi, đầu voi đuôi chuột” dẫn đến hiệu quả thấp trong công tác giáo dục đạo đức.
* Đối với giáo viên chủ nhiệm:
Công tác kiểm tra đánh giá giáo dục đạo đức phải được tiến hành thường xuyên, hàng tuần giáo viên chủ nhiệm tổng hợp các thông tin và kết quả rèn luyện tu dưỡng đạo đức của học sinh để làm căn cứ cho việc bình xét hạnh kiểm hàng tuần. GVCN phải chủ động đánh giá, kiểm tra các hoạt động của học sinh như:
- Kết quả thực hiện nền nếp học tập ( Chuyên cần, điểm tốt….)
- Kết quả thực hiện nội qui nhà trường.
- Kết quả hoạt động Đoàn thanh niên
- Kết quả lao động vệ sinh, bảo vệ CSVC…..
Giáo viên chủ nhiệm cho học sinh tự kiểm điểm, nhận xét đối chiếu với tiêu chuẩn để tự xếp loại sau đó cả lớp xếp loại cho từng cá nhân công khai trước lớp. Tổng hợp, mỗi tháng 1 lần báo cáo kết quả cho BGH nhà trường và thông báo cho cha mẹ học sinh qua sổ liên lạc.
Kết quả hạnh kiểm cuối kỳ được tổng hợp từ các tháng của học kỳ. GVCN biểu dương trước lớp và đề nghị biểu dương trước trường những học sinh chăm ngoan, học giỏi, ý thức tốt. Đối với học sinh vi phạm đạo đức hoặc chậm tiến bộ thì GVCN phải kịp thời phối hợp với cha mẹ học sinh để giáo dục .
Việc tổ chức cho học sinh tự đánh giá phải được thực hiện trên tâm lý cởi mở, cầu thị, cầu tiến bộ của học sinh. GVCN phải tránh tạo ra tâm lý gò bó, ép buộc, không khách quan, không công bằng với học sinh.
* Đối với Đoàn thanh niên:
Đoàn thanh niên nhà trường xây dựng tiêu chí đánh giá hoạt động của Chi đoàn, xây dựng các biểu điểm thi đua giữa các lớp, xây dựng tiêu chuẩn ĐVTN của nhà trường…
91
Kiểm tra việc thực hiện nền nếp hàng ngày của học sinh, tổng hợp thi đua cuối tuần, đánh giá hoạt động của các Chi đoàn học sinh, đánh giá ĐVTN trong từng chặng, từng tháng thi đua…Công tác kiểm tra, đánh giá của Đoàn thanh niên cũng phải được thực hiện liên tục thường xuyên hàng ngày. Kết quả đánh giá, xếp loại của Đoàn thanh niên là cơ sở để BGH xếp loại thi đua các lớp chủ nhiệm, đây là một tiêu chuẩn để xếp loại GVCN giỏi hàng năm.
Đoàn thanh niên tham mưu, đề xuất với Chi bộ Đảng và BGH trong công tác biểu dương khen thưởng tập thể, cá nhân ĐVTN học sinh
* Đối với cha mẹ học sinh và các lực luợng xã hội:
Đánh giá ý thức học tập, đạo đức lối sống, ý thức chấp hành pháp luật và các qui định ở nơi cư trú của học sinh. Cha mẹ học sinh kịp thời uốn nắn, giáo dục học sinh ngay từ gia đình. Cha mẹ học sinh thường xuyên trao đổi thông tin học sinh đến GVCN để kịp thời phối hợp giáo dục học sinh.
Việc kiểm tra, nắm bắt tình hình học sinh của cha mẹ sẽ giúp quá trình giáo dục đươc chặt chẽ hơn. Tránh tình trạng cha mẹ bao che khuyết điểm, nuông chiều con thái quá sẽ gây khó khăn cho quá trình giáo dục.
Các lực lượng xã hội kiểm tra công tác giáo dục đạo đức học sinh thông qua việc đánh giá ý thức chấp hành pháp luật, qui định địa phương, ..của học sinh. Đồng thời đánh giá học sinh thông qua việc tham gia các hoạt động do địa phương, các lực lượng xã hội tổ chức.
BGH nhà trường cần bố trí xuống dự Đại hội giáo dục các xã, qua đó nắm bắt tình hình giáo dục của địa phương. BGH nhà trường bố trí thời gian xuống tiếp xúc trực tiếp với cấp uỷ chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể và các tổ chức xã hội nghề nghiệp để nghe và nắm thông tin về tình hình đạo đức học sinh. Đây cũng chính là dịp để hiệu trưởng kiểm tra toàn diện về hiệu quả của công tác giáo dục đạo đức học sinh ( cả trong và ngoài nhà trường) để có biện pháp quản lý giáo dục phù hợp.
Hiệu quả của quản lý giáo dục đạo đức phụ thuộc vào cá nhân người hiệu trưởng trong việc thực hiện nghiêm túc các chức năng quản lý, trong đó kiểm tra đánh giá là một chức năng quan trọng giúp người hiệu trưởng nắm bắt đúng thực trạng vấn để, thu
92
thập nguồn thông tin đầy đủ chính xác từ đó đề ra các quyết định, giải pháp đúng đắn phù hợp.