Thực trạng về xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông nguyễn trãi, huyện vũ thư, tỉnh thái bình (Trang 63)

Để tìm hiểu thực trạng về xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh, tôi đã lấy ý kiến của CBQL và giáo viên về công tác xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức và thu được kết quả như sau:

53

Bảng 2.24: Thực trạng xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức

STT Nội dung

Mức độ (%)

Làm tốt Chưa tốt Chưa làm

1 Xác định mục tiêu giáo dục đạo đức 75 25 0

2 Xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức trong từng tháng, từng học kỳ và cả năm học

70 30 0

3 Qui trình xây dựng kế hoạch 25 70 5

4 Có sự tham gia ý kiến của đại diện các lực lượng xã hội, của Ban đại diện cha mẹ học sinh

22 20 58

Kết quả khảo sát ở bảng 2.24 cho ta thấy 75% số ý kiến cho rằng nhà trường đã làm tốt việc xác định mục tiêu giáo dục đạo đức; 25% số ý kiến cho rằng việc xác định mục tiêu giáo dục đạo đức làm chưa tốt và không ý kiến nào cho rằng nhà trường chưa xác định được mục tiêu giáo dục đạo đức.

70% số ý kiến cho rằng việc xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức trong từng tháng, từng học kỳ và cả năm học được làm tốt, chỉ có 30% số ý kiến cho rằng làm chưa tốt và không có ý kiến nào cho rằng nhà trường không làm.

Có tới 70% số ý kiến cho rằng qui trình xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức làm chưa tốt, chỉ có 25% số ý kiến cho rằng qui trình xây dựng kế hoạch giáo dục làm tốt. 58% số ý kiến cho rằng chưa có sự tham gia ý kiến của đại diện các lực lượng xã hội trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức, 20% số ý kiến cho rằng nhà trường làm chưa tốt.

Qua trao đổi với Ban giám hiệu và thực tế tôi được biết thì việc xác định mục tiêu và xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh do đồng chí Hiệu trưởng trực tiếp xây dựng, sau đó triển khai đến các tổ chuyên môn, các đoàn thể và cán bộ giáo viên trong nhà trường. Căn cứ vào kế hoạch của nhà trường, các tổ chức đoàn thể và giáo viên, đặc biệt là GVCN xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức theo chức năng và nhiệm vụ của mình, trình kế hoạch với BGH để phê duyệt sau đó mới thực hiện.

Một số giáo viên cho rằng, việc xây dựng mục tiêu, kế hoạch giáo dục đạo đức do ý kiến chủ quan của Hiệu trưởng, chưa làm tốt qui trình xây dựng kế hoạch do đó nhiều nội dung rất khó thực hiện, việc xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức của giáo viên chỉ mang tính hình thức để BGH phê duyệt rồi để đấy mà chưa thực sự được triển

54

khai có hiệu quả bởi vì họ phải tập trung cho việc dạy kiến thức, ôn luyện thi Đại học, bồi dưỡng học sinh giỏi... việc xây dựng mục tiêu, xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức chưa có sự tham gia của các lực lượng xã hội, của Ban đại diện cha mẹ học sinh.

Nếu không có sự tham gia ngay từ ban đầu của các lực lượng xã hội, của Ban đại diện cha mẹ học sinh vào việc xây dựng mục tiêu, xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức thì việc phối hợp Nhà trường-Gia đình-Xã hội trong công tác giáo dục chắc chắn sẽ rất khó khăn.

Đây chính là vấn đề đáng quan tâm của những người làm công tác quản lý giáo dục tại các nhà trường, muốn thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục, nhất là giáo dục đạo đức học sinh rất cần phải có sự tham gia của các lực lượng xã hội, của Ban đại diện cha mẹ học sinh ngay từ khâu xác định mục tiêu, lập kế hoạch.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông nguyễn trãi, huyện vũ thư, tỉnh thái bình (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)