Để tìm hiểu thực trạng về việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức tôi lấy ý kiến của CBQL, giáo viên và được kết quả:
Bảng 2.25: Thực trạng việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức
STT Nội dung Mức độ (%) Làm tốt Chưa tốt Chưa làm 1 Phân công công việc cụ thể cho từng bộ phận, cá
nhân
75 25 0
2 Bồi dưỡng công tác giáo dục đạo đức cho giáo viên (kỹ năng sư phạm, nghiệp vụ chủ nhiệm, phương pháp giáo dục đạo đức học sinh…)
43,8 47,5 8,7
3 Xác định cơ chế phối hợp các lực lượng giáo dục 52,5 41,2 6,3 4 Tạo điều kiện thuận lợi cho các lực lượng tham
gia thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức
62,5 37,5 0
5 Ban giám hiệu thường xuyên giám sát, hỗ trợ, giúp đỡ các bộ phận và giáo viên khi thực hiện nhiệm vụ
56,3 43,7 0
6 Có qui định khen thưỏng, phê bình trong thực hiện kế hoạch.
55
Qua kết quả ở bảng 2.25 chúng ta thấy việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức còn chưa đạt hiệu quả như mong muốn, cao nhất là nội dung Phân công công việc cụ thể cho từng bộ phận, cá nhân 75%; thấp nhất là nội dung Bồi dưỡng công tác giáo dục đạo đức cho giáo viên 43,8%; các nội dung khác mức độ làm tốt cũng không cao.
Về công tác Bồi dưỡng giáo viên thực tế ở trường, giáo viên thường được bồi dưỡng về kiến thức chuyên môn, phương pháp dạy học, bồi dưỡng về công nghệ thông tin, soạn giảng bằng giáo án điện tử... việc bồi dưỡng về công tác giáo dục đạo đức cho giáo viên hầu như chưa làm, điều đó lý giải tại sao có tới 47,5% số ý kiến cho rằng chưa làm tốt ở nội dung này, 8,7% số ý kiến cho rằng chưa làm.
Trao đổi với BGH của nhà trường và thực tế tôi được biết sự phối hợp các lực lượng giáo dục chủ yếu thực hiện giữa nhà trường với cha mẹ học sinh dựa trên Điều lệ trường THPT và Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh của Bộ GD&ĐT, sự qui định cụ thể về trách nhiệm của cha mẹ học sinh trong việc giáo dục còn chung chung, không cụ thể.
Thực trạng trên cho thấy sự phối hợp Gia đình- Nhà trường-Xã hội trong công tác giáo dục còn rất hạn chế, chưa phát huy hết sức mạnh khi gắn kết 3 lực lượng này.