Quản lý công tác GDĐĐ bao gồm các nội dung sau đây:
1.4.3.1. Quản lý mục tiêu GDĐĐ
- Phổ biến, quán triệt cho các lực lượng tham gia quá trình giáo dục về mục tiêu GDĐĐ cũng như quan điểm trong quá trình triển khai thực hiện.
- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch GDĐĐ của nhà trường trên cơ sở bám sát các mục tiêu đã nêu.
- Phải làm tốt công tác kiểm tra giám sát các hoạt động giáo dục hàng ngày để kịp thời điều chỉnh những sai lệch so với mục tiêu đã đề ra.
Tóm lại, quản lý mục tiêu GDĐĐ chính là thực hiện tốt quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về chiến lược phát triển toàn diện con người trong thời kỳ thực hiện CNH-HĐH đất nước.
1.4.3.2. Quản lý nội dung GDĐĐ
Để công tác GDĐĐ có hiệu quả, điều cốt lõi chúng ta phải quản lý tốt việc thực hiện đầy đủ các nội dung GDĐĐ trong nhà trường như đã nêu trên.
- Phổ biến, tuyên truyền các nội dung GDĐĐ cho các lực lượng tham gia vào quá trình giáo dục tạo sự thống nhất về các nội dung giáo dục cả ở trong và ngoài nhà trường.
- Đưa nội dung GDĐĐ vào các hoạt động hàng ngày, các nội dung GDĐĐ cần được thể hiện trong từng bài giảng của GV bộ môn, qua hoạt động của GV chủ nhiệm, các hoạt động của Đoàn Thanh niên, hoạt động ngoài giờ lên lớp, các hoạt động xã hội và nề nếp sinh hoạt trong gia đình.
- Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh
- Các nội dung GDĐĐ cần cụ thể hoá thành các tiêu chí thi đua.
- Thường xuyên kiểm tra đôn đốc việc thực hiện quy chế chuyên môn, nề nếp giảng dạy của GV.
18
Tóm lại, nhà trường cần quản lý chặt chẽ các nội dung GDĐĐ, huy động được mọi lực lượng cùng thực hiện tốt các nội dung này thì chúng ta mới có cơ sở để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục.
1.4.3.3. Quản lý PPGDĐĐ
Quản lý và sử dụng tốt các phương pháp GDĐĐ sẽ giúp chúng ta đạt được mục tiêu giáo dục một cách hiệu quả nhất. Để quản lý tốt các phương pháp GDĐĐ, chúng ta phải thực hiện tốt các yêu cầu sau đây:
- Tăng cường công tác tuyên truyền vận động để nâng cao tinh thần trách nhiệm của các lực lượng tham gia vào quá trình giáo dục.
- Sử dụng đồng bộ các phương pháp, các con đường GDĐĐ cho HS để các phưong pháp này hỗ trợ, bổ sung cho nhau nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục.
- Nâng cao chất lượng các môn học văn hoá, đặc biệt là các môn khoa học xã hội và nhân văn là các môn học có lợi thế trong GDĐĐ .
- Thường xuyên đổi mới các hình thức GDĐĐ để tránh sự đơn điệu nhàm chán, đặc biệt là các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các hình thức sinh hoạt tập thể, đặc biệt là hoạt động của Đoàn TN nhà trường sao cho các hình thức tổ chức này thật sinh động và hấp dẫn, vừa đảm bảo được mục tiêu và nội dung giáo dục, vừa phù hợp với tâm lý lứa tuổi và nguyện vọng của thanh niên, thu hút được đông đảo HS tham gia và được các em nhiệt tình ủng hộ.
- Quản lý tốt các lực lượng giáo dục trên địa bàn, thường xuyên liên hệ với phụ huynh HS để tạo ra sự đồng bộ, nhất quán và phát huy được hiệu quả của các môi trường giáo dục.
1.4.3.4. Quản lý phương pháp của GV và HS trong quá trình GDĐĐ
Dạy và học là những hoạt động chính trong nhà trường mà các đối tượng trực tiếp tham gia quá trình này là GV và HS. Đây cũng là những lực lượng quyết định đến việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Vì vậy để nâng cao chất lượng GDĐĐ trong nhà trường, chúng ta phải quản lý tốt hoạt động dạy- học của GV và HS.
Đối với hoạt động của GV, bên cạnh quản lý tốt mục tiêu, nội dung, PPGDĐĐ như đã trình bày ở trên, chúng ta cần chú trọng nâng cao nhận thức chính trị tư tưởng, tinh thần trách nhiệm cho đội ngũ này, đồng thời quản lý chặt chẽ nề nếp, kỷ cương trong việc thực hiện quy chế chuyên môn, kỷ luật lao động trong các hoạt động giáo dục. Đồng thời chúng ta phải chú trọng việc rèn luyện và nâng cao phẩm chất đạo đức,
19
tác phong của thày trong các hoạt động giáo dục và trong sinh hoạt. Các hoạt động GDĐĐ của HS mà chúng ta cần quản lý bao gồm các hoạt động chính sau đây:
- Các hoạt động giáo dục chính khoá. - Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. - Các hoạt động sinh hoạt đoàn thể.
- Các hoạt động xã hội và giáo dục trong gia đình.
HS vừa là chủ thể, vừa là đối tượng của quá trình giáo dục. Kết quả hoạt động đạo đức trong nhà trường phụ thuộc rất lớn vào quá trình tự học tự rèn của HS. Quá trình GDĐĐ cho HS chỉ thực sự có hiệu quả khi tạo được sự tham gia một cách tích cực, tự giác của các em vào quá trình này.
1.4.3.5. Quản lý các điều kiện để thực hiện quá trình GDĐĐ
Muốn có chất lượng giáo dục thì trước hết phải xây dựng và quản lý tốt các điều kiện giáo dục:
- Công tác quản lý
- Cơ sở vật chất – thiết bị. - Đội ngũ cán bộ GV. - Điều kiện kinh tế – xã hội.
Để quản lý tốt các điều kiện giáo dục, trước hết chúng ta cần đổi mới công tác quản lý chỉ đạo, chú trọng nâng cao trình độ năng lực chuyên môn và phẩm đạo đức của cán bộ quản lý, cán bộ GV nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế xã hội.
Điều kiện kinh tế xã hội của địa phương như: Vị trí địa lý, dân trí, thu nhập, an ninh trật tự, tệ nạn xã hội,…cũng có ảnh hưởng rất quan trọng tới quá trình GDĐĐ của HS.
Tóm lại, vấn đề đạo đức và GDĐĐ cho HS, đặc biệt là HS THPT hiện nay đang được dư luận xã hội hết sức quan tâm trước nhũng biểu hiện xuống cấp về đạo đức của một bộ phận thanh niên hiện nay.
1.5. Những yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình giáo dục đạo đức học sinh THPT
1.5.1. Đặc điểm trường trung học phổ thông
Trường THPT là bậc học cuối cùng của nghành học phổ thông, là nơi hoàn thiện kiến thức phổ thông cơ bản toàn diện cho HS.
20
HS THPT là lớp người có độ tuổi từ 15 đến 18 tuổi. Hầu hết HS thể hiện hoài bão, ước mơ của mình theo hướng tích cực, họ có nhiều nỗ lực cá nhân, nhằm giải quyết các mâu thuẫn giữa năng lực bản thân với yêu cầu của xã hội, để có thể tự lập trong bối cảnh phát triển kinh tế – xã hội, nhất là trong điều kiện hội nhập ngày nay.
Thực tế những năm qua, hầu hết các bậc cha mẹ HS có nhận thức đúng về yêu cầu nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hoá- hiện đại hoá của đất nước. Từ đó họ đã định hướng cho con em mình tích cực chuẩn bị năng lực làm việc để bước vào đời, họ đã có những lo lắng thực sự và không ít gia đình đã tìm mọi cách để đầu tư cho việc học hành của con cái họ, nhằm tạo điều kiện để bản thân các em có năng lực và phẩm chất thích ứng với các yêu cầu của sự phát triển kinh tế – xã hội. Chính các đặc điểm về bậc học, về độ tuổi, về gia đình, về yêu cầu nguồn nhân lực đã tạo ra sự phân hoá nguyện vọng của HS THPT theo hai xu hướng chính:
- Một là: Đa số có nguyện vọng tiếp tục học lên ở bậc cao hơn.
- Hai là: Chấp nhận sự hoà nhập vào thị trường lao động của xã hội và đón chờ cơ hội tiếp tục học thêm (vì phần đông HS không thể tiếp tục học lên ngay sau khi học xong THPT do năng lực của bản thân, điều kiện kinh tế của gia đình họ và đặc biệt là họ không vượt qua được kỳ thi tuyển sinh vào Đại học và Cao đẳng tổ chức hàng năm).
Trường THPT là cái nôi đào tạo nguồn nhân lực lao động phổ thông cho nhiều ngành kinh tế. Những người lao động này phải có kiến thức phổ thông nhất định thì mới đáp ứng được yêu cầu lao động, hơn nữa trong chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020” đã chỉ rõ: “Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng cao, đặc biệt chất lượng giáo dục văn hóa, đạo đức, kỹ năng sống, pháp luật, ngoại ngữ, tin học. Đến năm 2020, tỷ lệ đi học đúng độ tuổi ở tiểu học là 99%, trung học cơ sở là 95% và 80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ học vấn trung học phổ thông và tương đương; có 70% trẻ em khuyết tật được đi học”[16].
Từ những đặc điểm trên và từ nhiệm vụ cơ bản của trường THPT đã được ghi trong điều lệ trường THPT ta có thể nêu lên một số đặc trưng về mục tiêu quản lý của Hiệu trưởng trường THPT đó là quá trình quản lý dạy – học là mục tiêu kép:
- Chuẩn bị cho HS có cơ hội học tiếp tục học lên.
- Chuẩn bị cho HS hoà nhập vào môi trường xã hội, đi vào cuộc sống lao động, đóng góp sức lực và trí tuệ của mình vào sự phát triển kinh tế – xã hội, có vị trí xứng
21
đáng trong cộng đồng dân cư, phát huy khả năng của mình để có ít nhất một nghề, có việc làm ổn định và học tập thường xuyên hoà nhập với xã hội học tập.
Hình thành cho HS năng lực thích nghi với sự thay đổi của thực tiễn cuộc sống để chủ động trong lao động và trong học tập nhằm hoà nhập với môi trường và cộng đồng.
Trường THPT là một bộ phận trong hệ thống GD - ĐT, giữ vai trò xung kích trong việc thực hiện “Chiến lược phát triển giáo dục”
1.5.2. Đặc điểm của học sinh trung học phổ thông
Đặc điểm về tâm lý lứa tuổi HS THPT : Giai đoạn đầu của tuổi thanh niên cũng chính là thời kỳ kết thúc lứa tuổi thiếu niên, là giai đoạn các em đang là HS bậc THPT. Tuổi bắt đầu thời kỳ phát triển mạnh về thể lực, tâm lý, sinh lý, đang là thời kỳ chuyển tiếp từ trẻ con sang người lớn. Đây là giai đoạn của sự phát triển về thể lực và đa số các em đã đạt được sự tăng trưởng cơ thể; là thời kỳ các em gia nhập tích cực vào cuộc sống xã hội, qua đó hình thành phẩm chất của công dân và cũng là thời kỳ then chốt của sự phát triển nhân cách, các em phải đối mặt với những thay đổi trong học tập khi chuyển từ THCS lên THPT và rất nhiều yêu cầu của xã hội dẫn đến những biến động về tâm lý qua đó ảnh hưởng trực tiếp đến việc rèn luyện và tu dưỡng.
Đặc điểm xã hội của sự phát triển: Tuổi thanh niên vốn rất hiếu động, ham hiểu biết, ham các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội. Do mới bước vào ngưỡng cửa của người lớn nên các em rất muốn thể hiện vai trò của người lớn, muốn hoạt động và thể hiện trách nhiệm của mình, mong muốn được khẳng định mình. Trong gia đình, vai trò của các em cũng tăng dần, được tham gia vào một số công việc của người lớn, không bị cha me coi là trẻ con nữa.
Ở trường, các em đủ tuổi ra nhập Đoàn thanh niên. Đến tuổi 18 các em bắt đầu thực hiện đầy đủ quyền công dân của mình. Tuy nhiên ở những năm học THPT, các em còn chưa hẳn được coi là người lớn, còn phụ thuộc vào người lớn, bị người lớn chi phối các hoạt động chính của mình, chưa được hoạt động độc lập theo ý của mình. Cả ở trong và ngoài xã hội, thái độ của người lớn thường có tính hai mặt: Một mặt coi các em đã là người lớn, đòi hỏi các em có trách nhiệm, độc lập, tự quyết…Mặt khác lại không hoàn toàn tin tưởng, đòi hỏi các em tuân thủ sự chỉ đạo, điều khiển của người lớn, của cha me…Điều đó tạo nên những nét tâm lý độc đáo của tuổi thanh niên.
22
- Đặc điểm hoạt động học tập: Nội dung, tính chất học tập của thanh niên có sự khác biệt nhiều so với lứa tuổi thiếu niên vì việc học tập ở lứa tuổi này đòi hỏi mức độ độc lập, tự giác cao hơn nhiều. Hơn nữa, HS càng trưởng thành thì kinh nghiệm sống càng phong phú nên các em đã tự ý thức được trách nhiệm của mình trước nhiệm vụ học tập. Động cơ học tập của các em cũng trở lên thực tế hơn do các em cũng bắt đầu có ý thức trong việc lựa chọn ngành nghề sau này.
- Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ: Tri giác có mục đích đạt tới mức khá cao, quan sát trở lên có mục đích, có hệ thống và toàn diện hơn. Tuy nhiên quan sát của thanh niên HS hiệu quả không cao nếu không có sự hướng dẫn chỉ đạo của GV. Ở tuổi thanh niên HS, ghi nhớ có chủ định giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động trí tuệ, đồng thời vai trò của ghi nhớ trừu tượng, ghi nhớ ý nghĩa ngày một gia tăng. Từ đó hoạt động tư duy của HS có sự thay đổi quan trọng về chất, khác với lứa tuổi trước chủ yếu là thuộc lòng và ghi nhớ máy móc. Tư duy của các em có tính độc lập hơn, có căn cứ và nhất quán hơn. Một số em có khả năng tư duy lý luận, tư duy trừu tượng một cách sáng tạo trong các đối tượng đã được học, chưa được học ở trường.
Tóm lại, HS ở lứa tuổi này dồi dào về thể lực, phong phú về tinh thần, phức tạp về tính cách và hành vi. Do đó, việc GDĐĐ cho HS ở lứa tuổi này phải căn cứ vào các đặc điểm tâm, sinh lý và đặc điểm đạo đức của họ để xác định phương châm giáo dục sao cho phù hợp.
1.5.3. Vai trò của từng lực lượng trong quản lí giáo dục đạo đức học sinh
Sơ đồ 1.2. Mối quan hệ hữu cơ giữa các môi trƣờng giáo dục
1.5.3.1. Vai trò của nhà trường
Quá trình giáo dục tổng thể là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch, chủ động đến con người đưa đến sự hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách. Do vậy,
Gia đình
HS
Nhà trƣờng
23
việc tổ chức quản lý tốt quá trình này sẽ đảm bảo vai trò của giáo dục đối với sự phát triển nhân cách của HS.
Công tác tổ chức, quản lý của nhà trường cũng có ảnh hưởng rất quan trọng đến quá trình GDĐĐ cho HS. Trên cơ sở mục tiêu giáo dục, nội dung chương trình, các hoạt động sư phạm của nhà trường có ý nghĩa quyết định đến việc nâng cao chất lượng giáo dục.
1.5.3.2. Vai trò của gia đình
Gia đình là tế bào của xã hội. Đạo đức gia đình luôn gắn liền với đạo đức xã hội, gia đình có ảnh hưởng sâu sắc, trực tiếp đến việc hình thành và phát triển nhân cách của HS. Nếp sinh hoạt của gia đình, những giá trị đạo đức của xã hội được ông, bà, cha, mẹ, anh chị em chọn lựa là những tác động trực tiếp, thường xuyên, lâu dài và mạnh mẽ đến HS, được học sinh tiếp nhận, thực hiện đầy đủ nhất. Gia đình sống hạnh phúc, cha mẹ yêu thương nhau cùng nhau chăm lo dạy dỗ con cái, các cháu ngoan học giỏi. Lẽ tất nhiên những gia đình không hòa thuận, mạnh ai nấy sống, chỉ lo làm giàu, không quan tâm đến con cái, hay chỉ biết sau giờ đến trường ném ra một số tiền cho con, không biết tâm lý con em mình cần gì, muốn gì, gia đình ai cũng sống ích kỷ, hệ quả đương nhiên con cái không thể học siêng năng, ngoan ngoãn, kết quả tốt được. Vì