Sơ lược về tình hình giáo dục

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông nguyễn trãi, huyện vũ thư, tỉnh thái bình (Trang 39)

Vũ Thư là một huyện vốn có truyền thống hiếu học, thời phong kiến tỉnh Thái Bình có 111 vị đỗ Đại khoa trong đó Vũ Thư có 21 vị. Ý thức được vai trò quan trọng của giáo dục, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển nên Đảng bộ huyện luôn quan tâm và ra nghị quyết chỉ đạo. Nghị quyết số 01-NQ/BCH ngày 20/9/2011 của Ban chấp hành đảng bộ huyện nhiệm kì 2011 – 2015 về đẩy mạnh phát triển giáo dục đào tạo giai đoạn 2011 – 2015 đã chỉ rõ “Phấn đấu đến năm 2015 xây dựng Vũ Thư trở thành huyện có phong trào giáo dục mạnh thuộc tốp đầu của tỉnh, chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; chất lượng học sinh giỏi; chất lượng công tác hướng nghiệp dạy nghề và mặt bằng dân trí tạo tiền đề cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội”. Sau 2 năm thực hiện nghị quyết 01, tại báo cáo số 64/BC-GD ngày 08/8/2013 của ngành giáo dục Vũ Thư đã khẳng định “sự nghiệp Giáo dục Vũ Thư đã có sự phát triển”.

Qui mô trường lớp, các ngành học cấp học có nhiều chuyển biến tích cực:

Mầm non có 34 trường (trong đó có 33 trường công lập, 01 trường MN tư thục: Sơn Hà); 14 trường đạt chuẩn Quốc gia(42,4%); 3 xã có 2 trường MN: Hồng Phong, Duy Nhất, Việt Hùng, tỷ lệ huy động nhà trẻ đạt 62,6%, mẫu giáo đạt 99,9%. Tháng 12/2012 được Bộ GD&ĐT công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi.

Tiểu học có 35 trường, đã có 33 trường đạt chuẩn mức độ I(94,3%), trong đó có 12 trường đạt chuẩn mức độ II(34,2%); 5 xã có 2 trường Tiểu học: Hồng Phong, Duy

29

Nhất, Tân Lập, Bách Thuận, Việt Hùng. Tháng 01/2012 được Bộ GD&ĐT công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ II.

THCS có 30 trường, trong đó có 01 trường Chu Văn An của liên xã Tự Tân-Hòa Bình, 01 xã Việt Hùng có 2 trường THCS; 17 trường đạt chuẩn Quốc gia(56,7%). 100% số xã đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục THCS.

THPT có 04 trường công lập: THPT Nguyễn Trãi, Vũ Tiên, Lý Bôn, Phạm Quang Thẩm; 01 trường THPT Tư thục Hùng Vương; 01 Trung tâm GDTX-HN, 01 Trung tâm KTTH-DN. Có 02 trường THPT Nguyễn Trãi và THPT Vũ Tiên được công nhận đạt Chuẩn quốc gia giao đoạn 2011 - 2015.

2.2. Thực trạng đạo đức của học sinh THPT ở nƣớc ta và huyện Vũ Thƣ hiện nay

2.2.1. Thực trạng đạo đức của học sinh THPT hiện nay

Đất nước ta đang phát triển trong thời kỳ hội nhập quốc tế, mặt trái của cơ chế thị trường đã tác động không nhỏ đến sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức học sinh THPT ở nước ta hiện nay không chỉ là nhiệm vụ của ngành giáo dục mà còn là vấn đề được Đảng, nhà nước và toàn xã hội quan tâm, lo lắng trước thực trạng xuống cấp về đạo đức lối sống của không ít học sinh, sinh viên. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã chỉ rõ: “Con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển. Kết hợp và phát huy đầy đủ vai trò của xã hội, gia đình, nhà trường, từng tập thể lao động, các đoàn thể và cộng đồng dân cư trong việc chăm lo xây dựng con người Việt Nam giàu lòng yêu nước, có ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân; có tri thức, sức khoẻ, lao động giỏi; sống có văn hoá, nghĩa tình; có tinh thần quốc tế chân chính…”. “…Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hoá và con người Việt Nam.

Hội nghị trung ương 8 khóa XI Ban Chấp hành Trung ương Đảng xác định “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ tư duy, quan điểm đến mục tiêu, hệ thống, chương trình giáo dục, các chính sách, cơ chế và các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục; đổi mới ở tất cả các cấp học và trình độ đào tạo, ở cả Trung ương và địa phương, ở mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội; hướng đến phát triển năng lực người học, đào tạo nhân lực, bồi

30

dưỡng nhân tài; chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu chú trọng trang bị kiến thức sang tập trung phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học”[23]

Nhìn một cách khách quan, chúng ta thấy đa số các em học sinh vẫn giữ được nét đẹp truyền thống đạo đức của người Việt Nam: Giầu lòng yêu thương con người, sống có hoài bão, lý tưởng, có khát vọng vươn lên trong cuộc sống, hiếu thảo với ông bà cha mẹ…, ngoài các nét đẹp của đạo đức truyền thống, các em còn được bồi đắp thêm những phẩm chất tốt đẹp khi tiếp thu tinh hoa của những nền văn hoá khác trong thời kỳ hội nhập.

Bên cạnh số đông học sinh vẫn giữ được những phẩm chất đạo đức của người Việt Nam thì có một bộ phận không nhỏ các em học sinh cố tình hay vô tình đã bị “nhầm lẫn” các giá trị sống, các em không xác định được những giá trị đích thực của cuộc sống mà sống buông thả, thực dụng, ích kỷ, vô cảm, thiếu trách nhiệm với bản thân- gia đình và xã hội. Nhiều cuộc điều tra nghiên cứu gần đây cũng như các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài, truyền hình) đều nói đến sự gia tăng tội phạm, hiện tượng bạo lực trong học đường liên tiếp xảy ra, hiện tượng học sinh vi phạm pháp luật, hiện tượng học sinh vô lễ đánh cả các thầy cô giáo dạy mình, hiện tượng băng hoại về lối sống đã khiến chúng ta lo lắng hơn về giới trẻ, về học sinh trong các nhà trường hiện nay.

Tại hội thảo quốc gia về giáo dục đạo đức HS-SV do Hội Khoa học tâm lý giáo dục Việt Nam tổ chức ngày 18 và 19-7-2010 tại Đồng Nai đã đánh giá: Thực trạng đạo đức HSSV đáng lo ngại từ mầm non đến Đại học. Vũ Dũng, viện trưởng Viện Tâm lý học cho rằng “việc vi phạm các chuẩn mực đạo đức hiện nay đã đến mức đáng lo ngại với những hành vi vi phạm bạo lực trong nhà trường, đe dọa hành hung thầy cô giáo, quay cóp bài, mua điểm, cờ bạc, nghiện rượu… Ngoài ra, thanh thiếu niên còn có nhiều biểu hiện sống hưởng thụ, coi nặng giá trị vật chất, tiêu xài hoang phí, lười lao động, sống ích kỷ…”[10]

Phạm Thị Kim Anh, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, dẫn ra kết quả một cuộc điều tra, khảo sát của thanh tra Bộ GD- ĐT với 1.827 HSSV tại 12 cơ sở giáo dục cho thấy “89% HSSV từng sử dụng tài liệu trong phòng thi, 85% từng quay cóp, 42% sao chép luận văn, đồ án, 36% từng xin hoặc mua điểm…”

Một dẫn chứng khác từ kết quả khảo sát hành vi đạo đức của HS các trường THPT huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh cho thấy “số HS có các hành vi trốn học, gian lận

31

thi cử, đánh nhau, uống rượu bia, trộm cắp vặt, xin đểu, vô lễ với thầy cô... ở huyện này cứ năm sau cao hơn năm trước. Tình trạng đánh nhau ngày càng nhiều, không chỉ nam sinh mà còn có nữ sinh, có dùng cả hung khí (dao, kiếm, côn)”.

Tống Thị Hồng, giảng viên Trường CĐ Sư phạm Đồng Nai, nêu lên một thực tế tìm hiểu từ 140 trường ở Đồng Nai cho thấy “ở bậc mầm non, một số HS có những hành vi chửi thề, nói tục, bắt chước các hành vi quan hệ nam nữ trong phim ảnh (chưa ý thức). HS tiểu học không chào hỏi người lớn, nói dối, xé bài vở trước mặt thầy cô khi bị điểm thấp, chạy xe lạng lách ngoài đường. HS THCS vô lễ với giáo viên, sửa điểm trong sổ liên lạc, mạo chữ ký cha mẹ xin nghỉ học đi chơi…”

Đặc biệt, hiện tượng học sinh yêu đương sớm, sinh hoạt tình dục sớm đã bộc lộ những biểu hiện thách thức với qui ước xã hội, với chuẩn mực đạo đức thông thường của người Việt Nam.

Theo số liệu của tổ chức Y tế thế giới ở Việt Nam có 11,2% trẻ vị thành niên đã quan hệ tình dục. Một con số khác khiến chúng ta phải suy nghĩ là theo kết quả điều tra quốc gia vị thành niên và thanh niên lần thứ 2 (SAVY 2) thực hiện năm 2009 cho thấy: khoảng 44% thanh niên và vị thành niên trong độ tuổi từ 14 - 25 chấp nhận quan hệ tình dục trước hôn nhân. Ước tính tỷ lệ phá thai ở tuổi vị thành niên chiếm 20% tổng số ca phá thai ở Việt Nam.

Nhiều người bàng hoàng tự hỏi vì sao những điều tồi tệ như vậy lại có thể xảy ra trong một đất nước luôn coi trọng phẩm hạnh, trinh tiết của người phụ nữ là hàng đầu

Về học hành thi cử: Theo điều tra của Viện nghiên cứu và phát triển giáo dục Việt Nam thì càng lên cao thì tỷ lệ học sinh vi phạm đạo đức càng nhiều.

Bảng 2.1. Kết quả khảo sát đạo đức học sinh

Nội dung khảo sát Tiểu học THCS THPT

Tỉ lệ đi học không đúng giờ (%) 20 21 58

Tỉ lệ quay cóp (%) 8 55 60

Tỉ lệ nói dối cha mẹ (%) 22 50 64

Tỉ lệ không chấp hành luật giao thông (%) 4 35 70

(Nguồn: Kết quả khảo sát của Viện Nghiên cứu và phát triển giáo dục Việt Nam)

Tỉ lệ học sinh đi học muộn: Tiểu học 20%, THCS 21%, THPT 58%; tỉ lệ quay cóp: Tiểu học 8%, THCS 55%, THPT 60%; tỉ lệ nói dối cha, mẹ: Tiểu học 22%, THCS 50%, THPT 64%; tỉ lệ không chấp hành an toàn giao thông: Tiểu học 4%,

32

THCS 35%, THPT 70%, ... Những con số này cho thấy, càng lớn ý thức đạo đức của học sinh càng đi xuống.

Có thể nói hiện tượng quay cóp bài, gian dối trong học tập đã trở thành phổ biến và bình thường đến mức không còn bị coi là việc đáng xấu hổ của học sinh sinh viên. Càng lên các bậc học trên, tỉ lệ vi phạm đạo đức càng tăng.

Không những vậy, việc xưng hô đối xử với nhau trong trong giao tiếp hàng ngày của nhiều học sinh ngày càng tỏ ra thiếu văn hoá, hiện tượng học sinh nói tục, chửi thề, dùng những lời lẽ thô tục nhiều đến mức khó thống kê được. Hiện tượng học sinh không kính trọng, lễ phép với người già, cha mẹ, người lớn tuổi ngày càng nhiều, thói quen " đi thưa về chào'' trong gia đình của học sinh ngày càng mai một, những từ: cảm ơn, xin lỗi, thông thường nhất trong quan hệ giao tiếp ngày càng ít được học sinh dùng đến. Phải chăng những giá trị truyền thống trong giao tiếp, ứng xử vốn rất nhân văn, lễ nghĩa, trọng lời nói, ngôn ngữ của dân tộc ta đang bị bào mòn, không thẩm thấu vào lớp trẻ hiện nay ?

Một cuộc thăm dò đối với 500 học sinh THPT ở TP. Hồ Chí Minh cho thấy rõ hơn:

Bảng 2.2: Thăm dò ý thức học sinh

TT Nội dung thăm dò Tỉ lệ

1 Có thái độ vô lễ với thầy, cô giáo, nhiều học sinh chỉ chào thầy, cô trong trường, còn ra đường thì không quen biết

32,2%

2 Thường xuyên chửi thề, nói tục 38,8%

3 Thỉnh thoảng nói tục 53,6%

(Nguồn: Kết quả khảo sát của Viện Nghiên cứu và phát triển giáo dục Việt Nam)

Theo kết quả điều tra nghiên cứu đạo đức HSSV của Viện Nghiên cứu Giáo dục về các biểu hiện vi phậm đạo đức của HSSV có xu hướng tăng dần từ Tiểu học đến Đại học.

Bảng 2.3: Khảo sát đạo đức học sinh các cấp

TT Biểu hiện vi phạm đạo đức Lớp 5 Lớp 9 Lớp 10 ĐH

1 Nói tục 6% 34% 43% 68%

2 Xả rác 0% 3% 8% 80%

3 Đánh bạc 0% 33% 59% 41%

4 Nói dối 0% 0% 3% 83%

(Nguồn: Kết quả điều tra nghiên cứu đạo đức HSSV của Viện Nghiên cứu Giáo dục)

33

Từ các điều tra, thăm dò, khảo sát có thể thấy rằng vấn đề đạo đức của học sinh của nước ta hiện nay đang ở tình trạng đáng báo động.

2.2.2. Thực trạng đạo đức học sinh THPT huyện Vũ Thư

Để đánh giá thực trạng đạo đức học sinh và QLGD đạo đức học sinh các trường THPT huyện Vũ Thư, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu kết quả xếp loại hạnh kiểm học sinh trong 3 năm học và khảo sát bằng phiếu trưng cầu ý kiến kết hợp với trao đổi trực tiếp với CBQL và giáo viên; phụ huynh học sinh, cán bộ cộng đồng dân cư, xã hội, đại diện cấp uỷ chính quyền địa phương, cán bộ một số ban ngành liên quan; các em học sinh 3 khối 10,11,12 của 5 trường THPT trong huyện Vũ Thư.

Bảng 2.4: Thống kê số lƣợng ngƣời tham gia lấy ý kiến

Đối tượng Trường THPT Nguyễn Trãi Các trường khác Tổng

CBQL và GV 80 70 150

Cha mẹ HS 100 50 150

Học sinh 300 200 500

2.2.2.1 Thực trạng đạo đức học sinh qua kết quả xếp loại hạnh kiểm học sinh của các trường THPT Huyện Vũ Thư.

Bảng 2.5: Kết quả xếp loại hạnh kiểm của học sinh 5 trƣờng THPT huyện Vũ Thƣ trong 3 năm học từ 2010- 2013 Năm học Tổng số Hạnh kiểm Tốt Khá TB Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 2010-2011 7718 4722 61.18 2394 31.02 472 6.12 130 1.68 0 0.00 2011-2012 7430 5079 68.36 1893 25.48 355 4.78 103 1.39 0 0.00 2012-2013 7329 5192 70.84 1771 24.16 303 4.13 63 0.86 0 0.00

Bảng 2.6: Kết quả xếp loại học lực của học sinh 5 trƣờng THPT huyện Vũ Thƣ trong 3 năm học từ 2010- 2013 Năm học Tổng số Học lực Giỏi Khá TB Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 2010- 7718 329 4.26 3493 45.26 3361 43.55 511 6.62 24 0.31

34 2011 2011- 2012 7430 630 8.48 4303 57.91 2233 30.05 260 3.50 4 0.05 2012- 2013 7329 744 10.15 4172 56.92 2178 29.72 230 3.14 5 0.07

( Nguồn: Số liệu thống kê của Sở GD&ĐT Thái Bình)

Nhìn vào bảng 2.5 và 2.6 ta thấy: Tỉ lệ học sinh có hạnh kiểm tốt mỗi năm đều tăng, năm học 2012-2013 đã tăng so với năm học 2010-2011 là 9,66%, số học sinh hạnh kiểm Trung bình, yếu đều giảm gần 2 lần, con số này phản ánh việc giáo dục đạo đức trong các nhà trường THPT của huyện Vũ Thư có chuyển biến tích cực. Tương đương với số liệu về giáo dục đạo đức ta thấy số lượng học sinh học lực Khá giỏi năm học 2012-2013 tăng 17,55% so với năm học 2010-2011, số lượng học sinh có học lực trung bình, yếu, kém giảm đều theo các năm. Điều này khẳng định chất lượng giáo dục toàn diện của huyện Vũ Thư luôn phát triển. Tuy nhiên vẫn còn số ít học sinh có học lực yếu, kém-phải lưu ban, số học sinh hạnh kiểm trung bình, yếu còn khá cao, bên cạnh những học sinh tiến bộ, chăm ngoan, ý thức tốt thì một số học sinh chưa có cố gắng trong rèn luyện đạo đức.

Là một cán bộ quản lý ở trường THPT nằm ở trung tâm của huyện và qua tìm hiểu thực tế tôi biết là con số trên chỉ phản ánh một phần cơ bản của công tác giáo dục đạo đức học sinh, thực tế vấn đề đạo đức học sinh THPT huyện Vũ Thư không nằm ngoài thực trạng chung của cả nước. Năm học 2012-2013 đã có 10 học sinh bị đuổi học vì đánh nhau (THPT Nguyễn Trãi 01 em; THPT Vũ Tiên 02 em; THPT Lý Bôn 02 em; THPT Phạm Quang Thẩm 3 em; THPT Hùng Vương 3 em). Do những học sinh bị đuổi học không được tổng kết cuối năm cho nên nếu nhìn vào bảng thống kê hạnh kiểm sẽ không thấy được điều đó.

Qua phỏng vấn trực tiếp CBQL và các thầy cô giáo chúng tôi được biết năm học nào cũng có những học sinh nữ phải nghỉ học để sinh con, lấy chồng vì yêu đương quá sớm, bạo lực học đường do học sinh nữ trực tiếp tham gia hoặc nhờ các bạn trai, thuê người ngoài vào cuộc… mà nguyên nhân thường là do tranh giành trong yêu đương,

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông nguyễn trãi, huyện vũ thư, tỉnh thái bình (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)