kiến ở mục này, song khi trao đổi với học sinh và thực tế tôi biết nhà trường ít khi tổ chức phương pháp trao đổi, đối thoại khi giáo dục đạo đức; phương pháp đưa học sinh tham gia các hoạt động thực tiễn cũng ít khi được thực hiện, điều này lý giải tại sao có tới 14% học sinh chọn mức độ chưa sử dụng ở nhóm phương pháp thứ 2.
Trao đổi với giáo viên tôi được biết nguyên nhân giáo viên chưa thường xuyên sử dụng các phương pháp giáo dục đạo đức là do giáo viên tập trung nhiều thời gian cho việc dạy kiến thức, dạy ôn thi đại học, dạy đội tuyển học sinh giỏi. Một số giáo viên trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết xã hội nên khó khăn khi sử dụng phương pháp giáo dục đạo đức.
2.4.6. Thực trạng sự phối hợp các lực lượng trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh học sinh
2.4.6.1. Lực lượng tham gia công tác giáo dục đạo đức cho học sinh
Để tìm hiểu xem những lực lượng nào cần phải tham gia giáo dục đạo đức học sinh, tôi đã tiến hành khảo sát lấy ý kiến của CBQL, giáo viên và phụ huynh học sinh và thu được kết quả:
Bảng 2.29: Lực lƣợng tham gia giáo dục đạo đức
STT Cá nhân và lực lượng Cần phải tham gia Không cần tham gia GV Phụ huynh GV Phụ huynh
1 Gia đình (Ông, bà, cha , mẹ…) 100 100 0 0
2 Ban giám hiệu nhà trường 100 100 0 0
3 Cán bộ, giáo viên nhà trường 100 100 0 0
4 Đoàn thanh niên 100 100 0 0
5 Ban đại diện cha mẹ học sinh 85 72 15 28
6 Cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương 82,5 65 17,5 35 7 Các tổ chức xã hội (Hội khuyến học, Hội
cựu giáo chức, Hội cựu chiến binh…)
75 62 25 38
8 Các cơ quan, ban ngành (Tuyên giáo, công an, tư pháp, giao thông…)
82,5 67 17,5 33
61
Kết quả ở bảng 2.29 cho thấy: 100% số ý kiến được hỏi đều cho rằng lực lượng cần thiết tham gia giáo dục đạo đức học sinh là Gia đình (Ông, bà, cha , mẹ…); Ban giám hiệu nhà trường; Cán bộ, giáo viên nhà trường; Đoàn thanh niên. Sự trùng hợp về ý kiến của phụ huynh và cán bộ giáo viên cho thấy nhận thức về trách nhiệm tham gia của họ trong công tác giáo dục đạo đức học sinh, đây là một điều kiện thuận lợi để tổ chức phối hợp khi giáo dục đạo đức cho học sinh.
Tuy nhiên số ý kiến cho rằng không cần sự tham gia của: Các tổ chức xã hội(giáo viên là 25% và phụ huynh là 38%); Cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương (giáo viên là 17,5% và phụ huynh là 35%); Các cơ quan, ban ngành (giáo viên là 17,5 % và phụ huynh là 33%) cho thấy sự tham gia nhưng chưa tích cực của các lực lượng này.
2.4.6.2. Sự phối hợp trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh
Để nắm được thực trạng phối hợp các lực lượng trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, chúng tôi đã gặp phụ huynh học sinh và nêu ra câu hỏi:
Quí vị được phổ biến các chủ trương, nội qui, qui định giáo dục đạo đức học sinh của nhà trường từ đâu?
Bảng 2.30: Thực trạng cha mẹ học sinh nhận thông tin từ các nguồn
STT Nội dung Có Không
1 Từ Ban giám hiệu 30 70
2 Từ giáo viên chủ nhiệm 100 0
3 Từ giáo viên bộ môn 60 40
4 Từ con em mình ( từ học sinh) 65 35
5 Từ bạn bè của con em mình 69 31
6 Từ các phụ huynh khác 40 60
7 Từ các cuộc họp cha mẹ học sinh của trường 100 0
8 Từ các cuộc họp của đoàn thể, của địa phương 5 95
9 Từ các phương tiện thông tin đại chúng 35 65
Qua bảng 2.30 ta thấy phụ huynh học sinh biết được các chủ trương, nội qui, qui định giáo dục đạo đức học sinh của nhà trường, của lớp từ Giáo viên chủ nhiệm lớp 100% và chủ yếu thông qua các cuộc họp cha mẹ học sinh của nhà trường hoặc thông qua chính con em họ hặc bạn bè của con cái họ.
Để tìm hiểu sâu hơn về sự phối hợp của phụ huynh học sinh với các lực lượng để giáo dục đạo đức, tôi tiếp tục hỏi ý kiến của cha mẹ học sinh
62
Quí vị thường phối hợp với lực lượng nào khi GD đạo đức con em mình? Kết quả trả lời tôi tổng hợp thành bảng:
Bảng 2.31: Sự phối hợp của phụ huynh với các lực lƣợng khi giáo dục đạo đức học sinh STT Phối hợp lực lượng Mức độ (%) Thường xuyên Thi thoảng Không phối hợp
1 Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm 80 20 0
2 Phối hợp với Đoàn thanh niên 31 55 14
3 Phối hợp với giáo viên bộ môn 35 40 25
4 Phối hợp với Ban giám hiệu 37 37 26
5 Phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh 39 48 13 6 Phối hợp với Chính quyền địa phương và
các lực lượng xã hội
24 30 46
Kết quả ở bảng 2.31 cho thấy phụ huynh học sinh thường xuyên phối hợp với GVCN để giáo dục đạo đức học sinh 80%, tiếp theo là phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh 39%; thấp nhất là phối hợp với Chính quyền địa phương và các lực lượng xã hội 24%. Mức độ thỉnh thoảng phối hợp cao nhất là Phối hợp với Đoàn thanh niên 55%, sau đó là phối hợp với cha mẹ học sinh 48%, với giáo viên bộ môn 40%. Kết quả khảo sát cũng cho thấy phụ huynh học sinh không phối hợp với Chính quyền địa phương và các lực lượng xã hội chiếm tỉ lệ không nhỏ 46%.
Khi trao đổi với phụ huynh học sinh tôi được biết: phụ huynh thường phối hợp với GVCN trong giáo dục đạo đức học sinh bởi vì GVCN là người trực tiếp quản lý, giáo dục con em họ ở trường. Khi con mắc khuyết điểm phụ huynh thường ngại phối hợp với Ban giám hiệu, với Chính quyền địa phương, với Đoàn thanh niên vì phụ huynh cho rằng nếu BGH, chính quyền địa phương biết sẽ ảnh hưởng đến kết quả xếp loại hạnh kiểm của con em mình, sợ mang tiếng với thôn xóm, chỉ những trường hợp bất đắc dĩ, không thể dấu được như: học sinh đánh nhau, vi phạm luật giao thông bị công an xử lý...thì phụ huynh mới phối hợp với Ban giám hiệu, với Chính quyền địa phương. Cá biệt còn có phụ huynh che dấu khuyết điểm khi con vi phạm đạo đức ngoài nhà trường gây khó khăn trong công tác giáo dục đạo đức học sinh. Từ kết quả
63
trên cũng cho thấy công tác tuyên truyền về phối hợp giáo dục đạo đức học sinh là chưa tốt, chưa có cơ chế phối hợp giữa các lực lượng để giáo dục đạo đức học sinh.
Kết quả trên đây cho thấy mặc dù nhà trường đã chú ý đến công tác phối hợp với các lực lượng giáo dục, song sự phối hợp này chưa thường xuyên, chưa bài bản, chưa có cơ chế phối hợp và qui định trách nhiệm cụ thể do đó chưa phát huy hết sức mạnh vốn có của các lực lượng này trong công tác giáo dục đạo đức học sinh.