Biện pháp 5: Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng công tác chủ nhiệm cho đội ngũ giáo

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông nguyễn trãi, huyện vũ thư, tỉnh thái bình (Trang 96)

giáo viên

3.2.5.1. Mục đích của biện pháp:

Nâng cao chất lượng của đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp

Bồi dưỡng kỹ năng sư phạm cho đội ngũ giáo viên và nghiệp vụ công tác chủ nhiệm, biết cách tổ chức các hoạt động rèn luyện đạo đức học sinh, có phương pháp quản lý và giáo dục học sinh (đặc biệt là học sinh chưa ngoan, học sinh chậm tiến bộ)

Làm cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm biết cách phối hợp với các lực lượng giáo dục khác, đặc biệt là sự phối hợp với cha mẹ học sinh.

Xây dựng đội ngũ giáo viên có kỹ năng và nghiệp vụ chủ nhiệm.

3.2.5.2. Nội dung của biện pháp:

Bồi dưỡng những kiến thức pháp lý về công tác giáo dục đạo đức học sinh như: Văn kiện, văn bản của Đảng, của Nhà nước, của Chính phủ về giáo dục và giáo dục đạo đức học sinh. Cung cấp các văn bản về qui định , qui chế liên quan đến học sinh và giáo dục đạo đức học sinh.

Trang bị những kiến thức và kỹ năng thực hiện nghiệp vụ của công tác chủ nhiệm (Cách lựa chọn đội ngũ cán bộ lớp, xây dựng kế hoạch chủ nhiệm, cách đánh giá xếp loại học lực và hạnh kiểm của học sinh….)

Bồi dưỡng phương pháp tổ chức rèn luyện đạo đức học sinh, phương pháp giáo dục học sinh chậm tiến, phương pháp xây dựng lớp tự quản...

Trang bị những kiến thức về giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử cho học sinh. Bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và hiểu biết xã hội cho giáo viên

86

Bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT vào giáo dục đạo đức học sinh cho đội ngũ chủ nhiệm

3.2.5.3. Cách thực hiện

* Lựa chọn đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp:

Hiệu trưởng lựa chọn đội ngũ giáo viên để làm công tác chủ nhiệm, việc phân công chủ nhiệm dựa vào đặc điểm tình hình cụ thể của các lớp với quan điểm : Vì việc mà bố trí người.

Những giáo viên mới về trường, giáo viên trẻ mới ra trường về nguyên tắc đều có thể phân công chủ nhiệm song đa số họ hay khó khăn về kinh nghiệm và cách ứng xử với học trò. Đối với giáo viên trẻ mới tốt nghiệp sư phạm, nếu nhà trường không khó khăn về nhân sự thì nên bố trí cho họ làm phó chủ nhiệm để họ tiếp cận công việc và học tập cách làm chủ nhiệm của những giáo viên giầu kinh nghiệm, như vậy họ sẽ mau chóng trưởng thành trong công tác; đối với giáo viên mới về trường cần có thời gian để tìm hiểu về học sinh, phụ huynh, nhà trường để tránh bỡ ngỡ khi phải làm ngay công tác chủ nhiệm lớp.

Việc lựa chọn và phân công chủ nhiệm hợp lý, đúng đắn sẽ giúp Hiệu trưởng thực hiện hiệu quả công tác giáo dục đạo đức học sinh.

* Bồi dưỡng kỹ năng sư phạm, nghiệp vụ công tác chủ nhiệm

Việc bồi dưỡng kỹ năng sư phạm, nghiệp vụ công tác chủ nhiệm đối với tất cả giáo viên là điều rất cần thiết, ngay cả với giáo viên lâu năm làm công tác chủ nhiệm bởi vì đất nước ta đang trên đà phát triển và hội nhập quốc tế cho nên xã hội ta đang có nhiều thay đổi, việc giáo dục đạo đức và công tác chủ nhiệm ở trong trường THPT cũng cần phải có những thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Do đó nhà trường giao cho một đồng chí trong BGH phụ trách và bồi dưỡng thường xuyên kỹ năng, nghiệp vụ công tác chủ nhiệm:

- Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, kỹ năng tổ chức hoạt động tập thể. Hiệu trưởng hướng dẫn một số buổi sinh hoạt tập thể mẫu để giáo viên học tập, chẳng hạn: Sinh hoạt tập thể về chủ đề tình bạn - tình yêu, buổi sinh hoạt gồm nội dung gì? Ai chuẩn bị phát biểu phần nào? Ai dẫn chương trình? Hình thức tổ chức như thế nào ( theo kiểu toạ đàm hay hái hoa dân chủ)? ....

- Hướng dẫn chủ nhiệm cách lựa chọn đội ngũ cán bộ lớp, cách xây dựng tập thể lớp tự quản, thực tế nếu GVCN lựa chọn được đội ngũ cán bộ lớp đủ sức lãnh đạo tập

87

thể học sinh thì công tác chủ nhiệm sẽ đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó cần xây dựng lớp thành tập thể tự quản. Một tập thể học sinh tự quản trong đó mỗi thành viên đều tự giác hoạt động, tự giác chấp hành nội qui qui định của nhà trường sẽ là một môi trường giáo dục có hiệu quả nhất.

- Tổ chức các buổi hội thảo về công tác chủ nhiệm và giáo dục đạo đức học sinh. Trong các buổi hội thảo không nên chỉ tổ chức với GVCN mà phải mở rộng cho cả giáo viên không chủ nhiệm được tham gia. Qua đó giáo viên chưa được phân công chủ nhiệm cũng sẽ nắm bắt và rút kinh nghiệm trong công tác giáo dục đạo đức học sinh.

- Tổ chức hướng dẫn cho giáo viên học tập để nắm vững qui chế, qui định của nhà nước và của ngành (Như Luật giáo dục, Điều lệ trường THPT, Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT về qui chế xếp loại học lực và hạnh kiểm của học sinh THCS và THPT). Hiệu trưởng xây dựng một số tình huống để kiểm tra mức độ vận dụng của giáo viên, nhất là với giáo viên trẻ mới làm công tác chủ nhiệm. Việc vận dụng các văn bản có tính pháp lý trong quá trình thực hiện nhiệm vụ là một yêu cầu bắt buộc đối với giáo viên. Nắm vững và áp dụng qui chế còn giúp GVCN đánh giá, xếp loại học sinh cuối kỳ cuối năm và dùng kết quả đánh giá xếp loại để quyết định học sinh lên lớp, ở lại lớp, thi lại hoặc rèn luyện đạo đức trong hè.

- Tổ chức hướng dẫn và bồi dưỡng giáo viên về kỹ năng xây dựng kế hoạch chủ nhiệm ví dụ: Điều tra tình hình đặc điểm học sinh, nghiên cứu kết quả học tập và tu dưỡng của học sinh, nghiên cứu tình hình địa phương, nghiên cứu nhiệm vụ năm học của Sở GD&ĐT và của trường … để làm căn cứ xây dựng kế hoạch chủ nhiệm.

- Bồi dưỡng kỹ năng, cách thức phối hợp giữa: Giáo viên, giáo viên chủ nhiệm, Đoàn thanh niên, Cha mẹ học sinh… trong việc giáo dục đạo đức, nền nếp học sinh. Nhà trường cần phải xây dựng qui chế phối hợp giữa các bộ phận theo chức năng và nhiệm vụ được qui định để sự phối kết hợp của các bộ phận trong công tác giáo dục được nhịp nhàng, khoa học.

- Bồi dưỡng kỹ năng giáo dục học sinh cá biệt, học sinh chậm tiến. Kỹ năng ứng xử của giáo viên với học sinh. Trong thực tiễn, nếu giáo viên có cách giao tiếp, ứng xử hợp lý đối với học sinh thì quá trình giáo dục sẽ đạt hiệu quả cao.

- Tổ chức cho GVCN tham quan, học tập những đơn vị, cá nhân thực hiện tốt công tác chủ nhiệm

88

Hiệu trưởng cần phải có cơ chế đãi ngộ cho thoả đáng và ghi nhận sự đóng góp của GVCN dù chỉ là sự động viên. Quan tâm, động viên, hỗ trợ, giúp đỡ để giáo viên làm công tác chủ nhiệm thực hiện tốt công tác. Có qui chế tuyên dương, khen thưởng GVCN giỏi, GVCN có thành tích trong giáo dục đạo đức học sinh (nhất là giáo dục học sinh cá biệt, học sinh chậm tiến)

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông nguyễn trãi, huyện vũ thư, tỉnh thái bình (Trang 96)