Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông nguyễn trãi, huyện vũ thư, tỉnh thái bình (Trang 103)

Các biện pháp quán lý giáo dục nói chung và các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức nói riêng rất đa dạng phong phú. Mỗi biện pháp đều có thế mạnh riêng, không có biện pháp nào là biện pháp vạn năng. Tất cả các biện pháp mà tác giả đề xuất đều quan trọng và có mối quan hệ thống nhất biện chứng, tác động qua lại với nhau. Việc thực hiện có hiệu quả ở biện pháp này sẽ tạo điều kiện cho biện pháp khác phát huy và ngược lại một biện pháp nào đó triển khai kém hiệu quả sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện các biện pháp khác. Do vậy khi vận dụng, chúng ta phải thực hiện đồng bộ, có hệ thống các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức học sinh.

Trong 6 biện pháp nêu trên thì biện pháp 1: Tổ chức xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh trong và ngoài nhà trường là biện pháp trọng tâm, chi phối tất cả các biện pháp còn lại bởi vì theo qui trình quản lý giáo dục xây dựng kế hoạch là khâu đầu tiên của hoạt động quản lý nói chung và quản lý giáo dục đạo đức nói riêng. Xây dựng kế hoạch có vai trò định hướng cho toàn bộ hoạt động quản lý, đó là quá trình quyết định một cách chính xác những gì muốn thực hiện và cách thức tốt nhất để đạt mục tiêu, đồng thời là cơ sở để huy động tối đa các nguồn lực cho việc thực hiện mục tiêu, là căn cứ để kiểm tra đánh giá quá trình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ.

Việc lập kế hoạch sẽ làm cho mọi thành viên và tổ chức:

- Chủ động thực hiện công việc

- Theo dõi và đánh giá kết quả công việc tốt

- Chuẩn bị và sử dụng một cách tối ưu các nguồn lực để thực hiện công việc

- Lựa chọn được các hình thức tổ chức thực hiện phù hợp, hiệu quả

- Tận dụng được thời gian có sẵn một cách tốt nhất.

- Sẵn sàng ứng phó với những thay đổi của môi trường bên ngoài

93

Sơ đồ 3.1: Mối quan hệ giữa các biện pháp 3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục đạo đức học sinh của trường THPT Nguyễn Trãi Huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình được tác giả trình bày ở phần trên là kết quả của quá trình nghiên cứu lý luận của tất cả các môn khoa học quản lý giáo dục mà tác giả được học tập tại trường Đại học Giáo dục- ĐHQG Hà Nội. Đồng thời tác giả đã vận dụng lý luận quản lý khoa học đó vào thực tiễn quản lý giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng ở trường THPT Nguyễn Trãi huyện Vũ Thư.

3.4.1. Mục đích, nội dung, cách thức khảo nghiệm

3.4.1.1. Mục đích khảo nghiệm

Nhằm đánh giá tính cần thiết và tính khả thi các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục đạo đức học sinh của trường THPT Nguyễn Trãi, huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình.

3.4.1.2. Nội dung khảo nghiệm

Biện pháp 3 Biện pháp 2

Biện pháp 1 Biện pháp 6

94

Đánh giá mức độ cần thiết, mức độ khả thi của các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục đạo đức học sinh của trường THPT Nguyễn Trãi, huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình.

3.4.1.3. Cách thức khảo nghiệm * Đối tượng khảo nghiệm:

+ Cán bộ quản lý và giáo viên trường THPT Nguyễn Trãi, cán bộ quản lý bốn trường THPT Huyện Vũ Thư: 80

+ Phụ huynh học sinh trường THPT Huyện Vũ Thư: 50 + Học sinh các trường THPT Huyện Vũ Thư: 84

+ Cán bộ đại diện cấp uỷ chính quyền địa phương, đại diện các cơ quan ban ngành đoàn thể, đại diện các tổ chức xã hội nghề nghiệp của Huyện: 42

* Cách thức khảo nghiệm:

Qua phiếu thăm dò ý kiến và kết hợp với trao đổi với các đối tượng khảo nghiệm về 6 biện pháp QLGD đạo đức học sinh mà tác giả đã đề xuất

3.4.2. Kết quả khảo nghiệm

Sau khi trao đổi và dùng phiếu hỏi với các đối tượng khảo nghiệm, chúng tôi thu được kết quả: Số phiếu phát ra 255, số phiếu thu về 250

Bảng 3.1: Tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh trƣờng THPT Nguyễn Trãi huyện Vũ Thƣ, tỉnh Thái

Bình trong giai đoạn hiện nay

TT Biện pháp Tính cần thiết Tính khả thi Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Rất khả thi Khả thi Ít khả thi 1 Biện pháp 1: Tổ chức xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh trong và ngoài nhà trường

150 100 0 75 160 15

60% 40% 0 30% 64% 6%

2

Biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức của thầy-trò và các lực lượng xã hội trong công tác giáo dục đạo

210 40 0 97 150 3

95 đức học sinh

3

Biện pháp 3: Xác định cơ chế tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để giáo dục đạo đức học sinh. 135 95 20 63 77 10 54% 38% 8% 42% 51,3% 6,7% 4 Biện pháp 4: Tổ chức, chỉ đạo hiệu quả kế hoạch giáo dục đạo đức

150 90 10 108 120 22

60% 36% 4% 43,2% 48% 8,8%

5

Biện pháp 5: Bồi dưỡng kỹ năng sư phạm và nghiệp vụ công tác chủ nhiệm cho đội ngũ giáo viên

145 99 6 115 120 15

58% 39,6% 2,4% 46% 48% 6%

6

Biện pháp 6: Thường xuyên kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục đạo đức. Biểu dương kịp thời các gương người tốt việc tốt

185 60 5 117 128 5

96 0 10 20 30 40 50 60 70 BP1 BP2 BP3 BP4 BP5 BP6 Rất khả thi Khả thi Không khả thi

Biểu đồ 3.1: Tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất

Qua bảng 3.1 chúng ta có thể thấy 6 biện pháp quản lý giáo dục mà tôi đề xuất đã được trên 90% số ý kiến được hỏi cho rằng rất cần thiết và đảm bảo tính khả thi. Đặc biệt, biện pháp 1 và 2 có tới 100% ý kiến được hỏi cho rằng rất cần thiết và cần thiết, điều này chứng tỏ CBQL, giáo viên, học sinh và các lực lượng xã hội cho rằng QLGD đạo đức học sinh là công việc quan trọng, thiết thực và đòi hỏi phải xây dựng một kế hoạch giáo dục đạo đức trong và ngoài nhà trường. Có tới 98,8% số ý kiến được hỏi cho rằng biện pháp 2 khả thi và rất khả thi, chứng tỏ tất cả giáo viên, học sinh, phụ huynh, các lực lượng xã hội đều có nhu cầu nhận thức về giáo dục đạo đức và luôn có nguyện vọng muốn hiểu biết sâu hơn về công tác này.

Biện pháp 6 cũng được 98% số ý kiến cho rằng cần thiết và rất cần thiết chứng tỏ tất cả các lực lượng giáo dục và bản thân đối tượng giáo dục cũng mong muốn nhà trường làm tốt hơn nữa công tác kiểm tra đánh giá việc giáo dục đạo đức. 98% số ý kiến cho rằng biện pháp 6 là khả thi và rất khả thi, kết quả này phản ánh tất cả các lực lượng giáo dục đều muốn có một kết quả thực chất trong công tác giáo dục đạo đức.

Kết quả khảo sát cho thấy 6 biện pháp quản lí hoạt động giáo dục đạo đức học sinh trường THPT Nguyễn Trãi huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình mà tác giả đề xuất hoàn toàn có thể áp dụng, triển khai trong thực tiễn, hiện nay 6 biện pháp này đã được thực hiện tại trường THPT Nguyễn Trãi huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình từ học kì II năm học 2012-2013 năm học với chủ đề "Tiếp tục đổi mới công tác quản lí, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện" của Bộ GD&ĐT .

97

Tiểu kết Chƣơng 3

- Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh của trường THPT Nguyễn Trãi huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình được xây dựng trên cơ sở khoa học, đồng thời cũng xuất phát từ thực tiễn quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT hiện nay ở huyện Vũ Thư nói chung và trường THPT Nguyễn Trãi nói riêng. - Hệ thống 6 biện pháp có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, tác động, phụ thuộc vào kết quả của nhau. Việc đề xuất các biện pháp này là một việc làm nhỏ bé góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện để thực hiện mục tiêu giáo dục THPT, đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối với giáo dục. Các biện pháp đã đề xuất muốn thực hiện có hiệu quả thì cần phải có hệ điều kiện đi kèm như: Cơ sở vật chất, môi trường sư phạm, điều kiện kinh tế xã hội ở địa phương, sự quan tâm chăm lo của cấp uỷ chính quyền địa phương...

- Qua kết quả khảo nghiệm bước đầu áp dụng 6 biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức ở trường THPT Nguyễn Trãi huyện Vũ Thư trong học kỳ II của năm học 2012-2013 càng cho thấy ý nghĩa, tác dụng, hiệu quả của đề tài nghiên cứu.

98

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, học sinh THPT là lực lượng cơ bản chuẩn bị cho nguồn nhân lực của đất nước trong tương lai. Chăm lo cho giáo dục phổ thông là nhiệm vụ không những của nhà trường, của gia đình mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội. Học sinh THPT không những được trang bị những kiến thức trong nội dung chương trình giáo dục phổ thông mà còn được được giáo dục toàn diện để trong tương lai, các em chính là chủ nhân của đất nước. Trong đó giáo dục đạo đức là nền tảng, là gốc rễ và có vai trò quan trọng để hình thành nên nhân cách, bản lĩnh của con người Việt Nam.

Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến giáo dục và giao trọng trách này cho ngành GD&ĐT, cho các nhà trường và các thầy cô giáo. Xã hội và nhân dân ngày càng chăm lo, tạo điều kiện về cả vật chất và tinh thần cũng như đặt ra yêu cầu ngày càng cao với chất lượng sản phẩm của ngành giáo dục, đặc biệt là đạo đức, lối sống của học sinh THPT. Do đó quản lí hoạt động giáo dục đạo đức học sinh là nhiệm vụ quan trọng của nhà trường trong giai đoạn hiện nay.

Qua kết quả nghiên cứu cơ sở lý luận quản lí hoạt động giáo dục đạo đức học sinh và phân tích thực trạng quản lí hoạt động giáo dục đạo đức học sinh của trường THPT Nguyễn Trãi huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình tôi nhận thấy: Nhà trường đã tiến hành quản lí hoạt động giáo dục đạo đức học sinh bằng nhiều biện pháp. Tuy nhiên hiệu quả giáo dục đạo đức học sinh vãn còn nhiều hạn chế, một số hoạt động giáo dục đạo đức còn mang tính hình thức, chưa có chiều sâu cho nên kết quả còn chưa ổn định và mới đạt ở mức độ nhất định, chưa đáp ứng với yêu cầu đòi hỏi đối với công tác này trong giai đoạn hiện nay.

Luận văn đã đề xuất 6 biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh của nhà trường nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục đạo đức và chất lượng giáo dục toàn diện của trường THPT Nguyễn Trãi, đó là các biện pháp:

Biện pháp 1: Tổ chức xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh trong và ngoài nhà trường

Biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức của thầy-trò và các lực lượng xã hội trong công tác giáo dục đạo đức học sinh

99

Biện pháp 3: Xác định cơ chế tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để giáo dục đạo đức học sinh.

Biện pháp 4: Tổ chức, chỉ đạo hiệu quả kế hoạch giáo dục đạo đức.

Biện pháp 5: Bồi dưỡng kỹ năng sư phạm và nghiệp vụ công tác chủ nhiệm cho đội ngũ giáo viên.

Biện pháp 6: Thường xuyên kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục đạo đức. Biểu dương kịp thời các gương người tốt việc tốt

Các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục đạo đức học sinh trường THPT Nguyễn Trãi đã được áp dụng từ học kì II năm học 2012-2013.

Luận văn đã bám sát mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu. Đề tài mà tác giả nghiên cứu vừa có ý nghĩa nhân văn, vừa có ý nghĩa thực tiễn; giải quyết được vấn đề quản lí hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở THPT.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Tăng cường chỉ đạo công tác giáo dục đạo đức học sinh.

- Chương trình SGK còn quá tải về mă ̣t kiến thức. Các điều kiện dạy học còn nhiều bất cập, ảnh hưởng đến thời lượng, giờ lên lớp, dẫn đến nhiều giáo viên chưa thâ ̣t sự chú ý đến hoạt động giáo dục đạo đức. Vì vậy cần điều chỉnh chương trình SGK .Tăng thời gian cho những hoa ̣t đô ̣ng ngoài giờ lên lớp, hoạt động giáo dục đạo đức.

- Xây dựng mục tiêu, khung chương trình giáo dục đạo đức để triển khai thực hiện đồng bộ trong tất cả các trường THPT trên toàn quốc.

- Nghiên cứu đưa vào giảng dạy chính khoá với các vấn đề: Giáo dục giá trị, chuẩn mực đạo đức, Giáo dục kỹ năng sống, Giáo dục kỹ năng ứng xử văn hoá cho học sinh.

- Có chính sách, chế độ đãi ngộ với đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm. Bổ sung danh hiệu giáo viên chủ nhiệm giỏi , các hình thức khen thưởng đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm , giáo viên tham gia giáo dục học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức, giáo viên làm các công tác ở các mặt giáo dục.

2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo

- Chỉ đạo, kiểm tra thường xuyên công tác giáo dục đạo đức của các nhà trường - Tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề về giáo dục đạo đức học sinh để các nhà trường được học tập và trao đổi kinh nghiệm.

100

- Khen thưởng biểu dương những giáo viên làm công tác chủ nhiệm giỏi, giáo viên chủ nhiệm có thành tích giáo dục học sinh hư, học sinh cá biệt.

- Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng sư phạm và nghiệp vụ chủ nhiệm cho giáo viên, nhất là giáo viên mới tuyển dụng.

- Xây dựng qui chế phối hợp giữa ngành GD&ĐT với các ngành Công An, Tuyên giáo, Giao thông… trong việc quản lý giáo dục học sinh.

2.3. Đối với nhà trường

- Tăng cường sự lãnh đạo của Chi bộ đảng, BGH với công tác giáo dục đạo đức học sinh. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục để liên kết với các lực lượng bên ngoài nhà trường cùng chăm lo, đóng góp công sức cho công tác giáo dục và giáo dục đạo đức học sinh

- Thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức tổ chức, phương pháp giáo dục đạo đức nhằm thu hút người học tích cực, tự giác tham gia rèn luyện đạo đức.

- Thực hiện kiểm tra, đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học sinh công bằng, khách quan, chính xác. Làm tốt công tác khen thưởng, phê bình kịp thời đúng người đúng việc đúng thời điểm.

- Chăm lo bồi dưỡng, tạo điều kiện về cả vật chất và tinh thần cho đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm.

- Phối hợp chặt chẽ với Gia đình và xã hội trong công tác giáo dục đạo đức học sinh

- Tham mưu, đề xuất kịp thời với Sở GD&ĐT và UBND huyện, UBND Tỉnh trong công tác giáo dục đạo đức học sinh

101

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bảo tàng Hồ Chí Minh (1986), Chủ tịch Hồ Chí Minh với vấn đề đạo đức cách mạng, NXB Thông tin lý luận, Hà Nội.

2. Ban Tƣ tƣởng văn hoá Trung ƣơng (2005), Tài liệu nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Ban tƣ tƣởng - Văn hoá Trung ƣơng (2002), Văn hoá với thanh niên,

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông nguyễn trãi, huyện vũ thư, tỉnh thái bình (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)