Kiến nhận xét của GV đang dạy học Hình học không gian

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho học sinh THPT khi dạy học giải bài tập hình học không gian (Trang 39)

Chúng tôi đã tiến hành trao đổi với 10 giáo viên đang dạy Hình học không gian lớp 11 tại các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Long An: THPT Mộc Hóa, THPT Tân Thạnh, THPT Thạnh Hóa, THPT Tân Hưng, . . . Đa số các giáo viên đều cho rằng: học sinh rất yếu về hình học đặc biệt là Hình học không gian. Trung bình, trong một lớp học thường khoảng 20% học sinh là biết làm toán hình học. Học sinh hầu như rất lúng túng trong khâu vẽ hình, xác định mối liên hệ giữa các yếu tố hình học và diễn đạt hình học. Vì vậy, thường rất ít học sinh có hứng thú đối với giờ học hình học, có một số không ít HS sợ học Hình học không gian.

Qua thực tiễn điều tra trong các lĩnh vực trên, chúng tôi có thể khẳng định rằng chất lượng học tập HHKG của học sinh THPT trên địa bàn tỉnh Long An là yếu, thể hiện hầu như trong tất cả các quá trình của dạy học hình học. Thực trạng dạy và học bài tập HHKG hiện nay của GV và HS bên cạnh những thuận lợi thì còn có những khó khăn và tồn tại: việc phát huy năng lực

tư duy sáng tạo, tính tích cực, chủ động của HS chưa thực sự đạt hiệu quả, mặc dù các GV đã nỗ lực điều hành, định hướng và tổ chức quá trình lĩnh hội tri thức của HS bằng những PPDH tích cực tuy nhiên chất lượng dạy học vẫn còn khiêm tốn. Điều đó do nhiều nguyên nhân, cả khách quan và chủ quan:

+ Thứ nhất, hệ quả này xuất phát từ sự rơi rớt lại của PPDH cũ, nặng về truyền thụ một chiều của GV, lấy người dạy làm trung tâm, một số GV còn chậm đổi mới.

+ Thứ hai, hệ thống học tập bài tập hình học không gian đưa ra trong những giờ dạy còn chưa thật phong phú, đa dạng về nội dung, đơn giản về hình thức.

+ Thứ ba, việc thực hành làm bài tập tại lớp của HS còn mang tính hình thức, đối phó.

+ Thứ tư, việc ra những bài toán có khả năng sáng tạo chưa được quan tâm nhiều nên chưa kích thích được người học, chưa phù hợp với từng đối tượng HS.

+ Thứ năm, năng lực làm bài tập HHKG của HS còn hạn chế, tâm lí coi nhẹ việc thực hành, do đó khi đứng trước một bài toán gây nên sự chán nản, nặng nề.

+ Thứ sáu, do việc rèn luyện và phát triển năng lực tư duy sáng cho học sinh chưa được quan tâm đúng mức, trong giờ học học sinh không thực sự chủ động tích cực tiếp nhận và vận dụng tri thức đã học trong thực tế học tập.

Thực tiễn trên đã đặt ra yêu cầu cấp thiết là chúng ta phải chú trọng phát huy năng lực tư duy sáng tạo, tính tích cực, chủ động của HS trong giờ thực hành làm bài tập HHKG. Có như thế HS mới trở thành những chủ thể tích cực trong học tập cũng như trong đời sống xã hội, phát triển toàn diện và đóng góp sức mình cho đất nước.

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho học sinh THPT khi dạy học giải bài tập hình học không gian (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w