V- Cán bộ hướng dẫn: (Ghi rõ họ ch àm, học vị, họ, t ên)
6. Nội dung và kết cấu luận văn
2.1.3.2 Hệ thống phân phối mặt hàng cà phê trên thị trường EU
Hình thức tổ chức phổ biến nhất của các kênh phân phối trên thị trường EU
là theo tập đoàn và không theo tập đoàn.
Kênh phân phối theo tập đoàn có nghĩa là các nhà sản xuất và nhà nhập khẩu
của tập đoàn chỉ cung cấp hàng hoá cho hệ thống cửa hàng và siêu thị của tập đoàn mà không cung cấp hàng cho hệ thống bán lẻ của hệ thống khác.
Kênh phân phối không theo tập đoàn thì ngược lại, các nhà sản xuất và nhập
khẩu của tập đoàn này ngoài việc cung cấp hàng hoá cho hệ thống bán lẻ của tập đoàn mình còn cung cấp hàng hoá cho hệ thống bán lẻ của tập đoàn khác và các công ty bán lẻ độc lập.
Cà phê Việt Nam tham gia thị truờng EU thường theo kênh phân phối không
theo tập đoàn. Vì các doanh nghiệp Việt Nam thường là doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa có đủ tiềm lực để điều chỉnh cả hệ thống các doanh nghiệp nhập khẩu cà phê của EU.
2.1.3.3 Thị hiếuvà tập quán người tiêu dùng:
Thị hiếu:
Mỗi quốc gia thành viên của EU lại có những đặc điểm tiêu dùng riêng.Như vậy có thể thấy rằng thị trường Châu Âu có nhu cầu rất đa dạng về hàng hóa, dịch vụ.Trong thực tế có những loại hàng hóa rất được chuộng ở thị trường Pháp, Ý,Bỉ nhưng lại không được người tiêu dùng ở Anh, Ailen,Đan mạch,Đức chào đón. Tuy
có sự khác biệt về thị hiếu tiêu dùng giữa các thị trường các quốc gia trong liên minh EU nhưng các quốc gia nằm trong khu vực Tây Âu, Bắc Âu, Đông Âu có những đặc điểm tương đồng về kinh tế và văn hóa,trình độ về kinh tế,văn hóa, xã
hội giữa các thành viên khá đồng đều,do đó người dân thuộc khối EU có những đặc điểm chung về thói quen tiêu dùng. Đặc biệt người tiêu dùng EU có thói quen sử dụng các loại sản phẩm có nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới vì họ cho rằng những nhãn hiệu này sẽ gắn với chất lượng sản phẩm và có uy tín lâu đời.
Riêng về cà phê thì mỗi nước có văn hóa hơi khác nhau nhưng nhìn chung thì không khác nhau lắm.
Người Ý: yêu cà phê hơn mọi thứ! Họ vừa uống cà phê vừa ăn bữa sáng,
không uống cà phê khi ăn trưa và tối. Một chuyên gia nghiên cứu cà phê Ý đã
nói:“không có nước Ý, không có Starbucks. Không có cà phê, nước Ý chẳng thể phát triển được
Người Pháp: có khoảng 70 ngàn quán cà phê phục vụ 5 triệu người khách
mỗi ngày.Số lượng này đang có xu hướng giảm, khi mà thói quen sử dụng thức ăn nhanh phát triển hơn và người ta thích ngồi tại nhà thay vì ghé vào quán cà phê.
Người Áo: Ngày nay,các quán cà phê ở Viên được ví như phòng khách công
cộng, nơi rất nhiều người đến để uống cà phê, ăn bánh và đọc báo. Chỉ cần gọi 1 tách cà phê, bạn có thể ngồi hàng giờ làm những thứ mình thích mà không ai làm phiền.
Người Thổ Nhĩ Kỳ:Cà phê phát triển và trở nên phổ biến thực sự khi quán
cà phê đầu tiên của thế giới được mở tại Istabul vào năm1575.Tại đây cà phê được coi như “một loại sữa của những người chơi cờ và những người làm việc đầu óc“.
Người Đức:uống cà phê hàng ngày.Trong thời kỳ suy thoái kinh tế hiện nay
nhu cầu cà phê không giảm nhiều,họ có xu hướng uống tại nhà thay vì uống ở bên
ngoài hàng quán.
Tập quán mua bán và văn hóa kinh doanh của thương nhân EU:
Tại EU cà phê được phân phối bởi tập đoàn lớn như Neumann Gruppe, Kraft, Tchibo (Đức), ED & FMAN (Anh). Mỗi quốc gia,mỗi vùng trong quốc gia đều có phong tục tập quán,truyền thống văn hóa,những quy tắc,những điều cấm kỵ riêng,
kể cả nguyên tắc ứng xử trong kinh doanh cũng khác. Thông thường các tập đoàn lớn của EU không thích mặc cả,họ muốn có giá tốt ngay từ đầu,đồng thời luôn làm việc nguyên tắc,cụ thể và họ cũng thích giữ những mối quan hệ làm ăn lâu dài.
2.1.3.4.Môi trường chính trị và pháp luật
Tình hình chính trị của EU trong vài năm nay có sự biến động như tình hình diễn ra tại Hy Lạp, Tây Ban Nha,...do sự khủng hoảng tài chính gây ra. Tuy nhiên,
cả Ủy ban Châu Âu lẫn chính phủ các nước trong khu vực đang đưa ra các biện pháp để khôi phục lòng tin trong dư luận đối với tình hình chính trị – kinh tế của các quốc gia thuộc EU nhưng nhìn chung thì vẫn ổn định. Chính vì vậy các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nhân vào EU, cũng như các doanh nghiệp đối tác của Việt Nam tại EU sẽ yên tâm tiến hành các hoạt động thương mại hai chiều.
2.1.3.5Các quy định của EU đối với nhập khẩu cà phê
Bao bì và phế thải bao bì
EU ban hành Chỉ thị 94/62/EEC về đóng gói và phế thải bao bì. Chỉ th ị quy định tỷ lệ kim loại nặng tối đa trong bao bì và đưa ra những yêu cầu đối với quá
trình sản xuất và thành phần của bao bì. Chỉ thị này được nội luật hoá thành luật
quốc gia của các nước thành viên EU.
Mỗi quốc gia có những quy định cụ thể và hệ thống riêng về bao bì và phế
thải bao bì cho các sản phẩm trên thị trường, đặc biệt là sản phẩm nhập khẩu từ nước khác. Luật môi trường về tái sử dụng và tái chế vật liệu đóng gói, hay quy định về việc sử dụng bao bì có thể sử dụng lại để giảm độ độc hại đối với môi
trường được đưa ra.
Bao bì phải được sản xuất theo mã số lượng và chất lượng sản xuất được giới hạn đến một lượng tối thiểu để duy trì mức an toàn, vệ sinh cần thiết đối với sản phẩm có bao bì và đối với người tiêu dùng
Bao bì sẽ được sản xuất, buôn bán theo cách thức cho phép tái sử dụng hay
thu hồi, gồm có cả tái chế và hạn chế đến mức tối thiểu tác động tác động với môi trường khi chất phế thải bao bì bị bỏ đi
Baobì sẽ được sản xuấtphải hạn chế tối đa sự có mặt của nguyên liệu và các chất độc hại do sự phát xạ, tro tàn khi đốt cháy hay chôn bao bì, chất cặn bã
Những quy định về bảo vệ người tiêu dùng
Điều làm các nhà xuất khẩu quan tâm là ngoài hệ thống qui định bắt buộc và tự nguyện của EU, thì các nước thành viên EU vẫn có th ể áp dụng hệ thống dán
nhãn tự nguyện của riêng quốc gia mình. Những hệ thống này có thể được người tiêu dùng đánh giá cao, vì thế các nhà xuất khẩu cần lưu ý đến vấn đề này khi kinh
doanh tại thị trường EU. Những qui tắc về thông tin trên nhãn hiệu, qui t ắc giá hàng và những thành phần cấu thành đã được thông qua và áp dụng không chỉ nhằm tạo điều kiện cho hàng hoá lưu thông tự do, mà cònđảm bảo cung cấp thông tin một
cách hiệu quả nhất, nhằm bảo vệ người tiêu dùng
Mục tiêu của nhãn hiệu CE là áp đặt một qui định chung với nhà sản xuất
nhằm mục đích, chỉ cho phép các sản phẩm an toàn mới vào được thị trường EU.
Quy định của hải quan
Hàng hoá nhập khẩu vào EU được tự do lưu thông trên lãnh thổ 27 nước thành viên sau khi đóng các khoản thuế nhập khẩu quy định. Cho phép hàng bán thành phẩm hoặc nguyên liệu thô được nhập để gia công và tái xuất khẩu trong EU
mà không cần phải nộp thuế hải quan và VAT đối với hàng hoá đã sử dụng. Hàng hoá trong khu vực tự do (được coi là khu vực đặc biệt trên lãnh thổ hải qua n EU)
được miễn thuế nhập khẩu, thuế VAT với quy định: nếu được lưu tại khu vực này thì được coi là chưa nhập khẩu vào EU; ngược lại, hàng hoá của EU lưu tại đây được coi là đã xuất khẩu. Về quy tắc xuất xứ, EU áp dụng hai loại không ưu đãi và
ưu đãi. Các quy tắc không ưu đãi về xuất xứ được đề cập trong luật thuế. Hàng năm,
Uỷ ban châu Âu đăng trên Công báo về biểu thuế quan hưởng theo MFN đối với tất
cả danh mục hàng hoá nhập khẩu vào EU.
Những tiêu chuẩn Xã hội 8000 (SA 8000)
Trách nhiệm Xã hội 8000 (SA 8000) là một tiêu chuẩn quốc tế về trách
nhiệm xã hội. Mục tiêu của tiêu chuẩn này là đảm bảo tính trong sạch về đạo đức
của nguồn cung cấp sản phẩm và dịch vụ. Đây là một tiêu chuẩn có tính chất tự
nguyện và có thể được áp dụng cho bất kỳ doanh nghiệp hay tổ chức nào không kể
quy mô hay ngành nghề. Tiêu chuẩn này có thể thay thế hay bổ sung cho các quy định riêng của ngành hay doanh nghiệp về trách nhiệm xã hội. SA 8000 qui định
tiêu chuẩn cơ bản về: lao động, trẻ em, lao động cưỡng bức, sức khoẻ và an toà n, quyền tự do thành lập các hiệp hội về đàm phán tập thể, phân biệt đối xử, các hình thức kỷ luật, giờ làm việc và chế độ công xá. Bản thân các yêu cầu trong tiêu chuẩn
này dựa trên khuyến cáo của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) và các thoả thuận và hiệp định của liên hợp quốc (Nhân quyền, Quyền trẻ em).
Quy định về bảo vệ môi trường
Tại EU, nhiều thỏa thuận mang tính tình nguyện và mang tính pháp lý về vấn đề bảo vệ môi trường được thông qua giữa các chính phủ và các nhà sản xuất. Các
thỏa thuận không chỉ áp dụng cho sản phẩm mà còn áp dụng cho bao bì của sản
phẩm. Để có thể đưa hàng hoá thâm nhập vào thị trường EU, các nhà xuất khẩu của
Việt Nam phải tuân thủ những quy định về môi trường. Quan hệ mật thiết với các
nhà nhập khẩu, nên yêu cầu nhà nhập khẩu chuyển các thông tin liên quan những
yêu cầu về bảo vệ môi trường.Theo đó, các nhà xuất khẩu buộc phải xem xét ảnh hưởng môi trường của sản phẩm của mình, của quá trình sản xuất và đóng gói.
Người tiêu dùng EU có ý thức cao về bảo vệ môi trường. Do vậy vi ệc tuân
thủ các quy định về sản phẩm là rất cần thiết, tuy nhiên đầu tiên là đáp ứng nhu cầu
của người tiêu dùng EU là điều quan trọng trong thành công tại thị trường EU Chỉ
thị về bao bì và rác thải bao bìđưa ra những tiêu chuẩn tái chế rác thải nói chun g. Nhà sản xuất và xuất khẩu cần giảm thiểu bao bì sản phẩm xuất khẩu sang EU.
Tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm
Quy định của HACCP rất quan trọng đối với các nhà xuất khẩu ở các nước đang phát triển bởi vì các nhà nhập khẩu thực phẩm ở các nước EU được coi là
người có trách nhiệm về mặt pháp lý.
Hệ thống HACCP thường áp dụng đối với ngành chế biến thực phẩm. Chỉ thị
về vệ sinh thực phẩm của EU (93/43/EC có hiệu lực vào tháng 11/1996 qui định)
các công ty thực phẩm phải xác định từng khía cạnh trong hoạt động c ủa họ đều có
liên quan tới an toàn thực phẩm và việc đảm bảo thủ tục an toàn thực phẩm phải được thiết lập, áp dụng, duy trì và sửa đổi trên cơ sở của hệ thống HACCP.
Tất cả các nhà chế biến thực phẩm của EU theo quy định pháp luật phải áp
dụng hệ thống HACCP hoặc là họ sẽ phải phối hợp thực hiện một hệ thống
bao bì, vận chuyển, phân phối hay kinh doanh thực phẩm. Những công ty này bắt
buộc phải hiểu và phải chống lại các nguy cơ liên quan đến sản xuất thức ăn ở mọi công đoạn, từ nuôi trồng, chế biến, sản xuất, phân phối đến tiêu thụ
Quản lý chất lượng
Tiêu chuẩn quản lý chất lượng là không bắt buộc đối với sản phẩm thâm
nhập thị trường EU. Đăng ký tiêu chuẩn quản lý chất lượng là quá trình tự nguyện.
Tuy nhiên, tiêu chuẩn này chắc chắn sẽ giúp cải thiện cách nhìn nhận về doanh
nghiệp trên thị trường, đặc biệt là khi doanh nghiệp được cấp chứng chỉ theo tiêu chuẩn quản lý được quốc tế công nhận. Các tiêu chuẩn quản lý chất lượng quan
trọng nhất thuộc nhóm tiêu chuẩn ISO 9000. Các nhà sản xuất được cấp chứng chỉ
ISO 9001 hay ISO 9002 thực sự đã sở hữu một tài sản quan trọng. Đây là một đặc điểm hỗ trợ bán hàng cơ bản trong kinh doanh ở thị trường EU vốn rất cạnh tranh.
2.1.3.6 Những thuận lợi và khó khăn của việc xuất khẩu cà phê vào thị trường EU
Những thuận lợi
- Liên minh EU là một khối liên kết chặt chẽ và sâu sắc nhất thế giới hiện nay. Đây là một khu vực phát triển kinh tế ổn định có đồng tiền riêng khá vững
chắc. Vì thế đây là một thị trường xuất khẩu rộng lớn khá ổn định do đó việc đẩy
mạnh xuất khẩu cà phê sang khu vực này các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam sẽ có được sự tăng trưởng ổn định về kim ngạch và thu được nguồn ngoại tệ lớn mà không sợ xảy ra tình trạng khủng hoảng xuất khẩu.
- EU đang có sự chuyển hướng chiến lược sang Châu Á. Việt Nam nằm
trong khu vực này nên có vị trí quan trọng trong chiến lược mới của EU. EU tăng cường đầu tư và phát triển thương mại với Việt Nam, ngày càng dành ưu đãi cho Việt Nam trong hợp tác phát triển kinh tế. Đây là cơ hội thuận lợi cho các doanh
nghiệp Việt Nam xuất khẩu cà phê vào thị trường này.
- Thị trường EU có yêu cầu lớn, đa dạng và phong phú về mặt hàng cà phê
như chất lượng, mẫu mã, hương vị, độ an toàn của mặt hàng cà phê...Vì thế tạo cho
cao trìnhđộ tay nghề cho người sản xuất, nâng cao trình độ quản lý trong việc chế
biến, kinh doanh xuất khẩu cà phê.
- EU là một liên minh nhiều nước có chính sách thương mại chung, có đồng
tiền thanh toán chung. Do đó hàng hoá xuất khẩu sang bất cứ quốc gia nào cũng tuân theo chính sách chung đó. Như vậy sẽ dễ dàng thuận lợi hơn rất nhiều so với
việc xuất khẩu sang từng nước có chính sách thương mại riêng
Những khó khăn
- EU gồm 27 thành viên, sẽ có 27 nền văn hoá khác nhau. Mặc dù là một thị trường chung tuy nhiên mỗi quốc gia lại có một sự thưởng thức cà phê khác nhau
đòi hỏi có nhiều loại cà phê khác nhau. Làm sao dung hoà được thị trường đó là một điều hết sức khó khăn cho ngành cà phê
- EU là một thị trường có mức thu nhập cao lại có chính sách bảo vệ người
tiêu dùng chặt chẽ do đó đặt ra những rào cản về kỹ thuật rất lớn. Có thể nói đây là một thị trường rất khó tính vì thế để xuất khẩu thành công vào thị trường này doanh nghiệp xuất khẩu cà phê phải vượt qua các hàng rào về kỹ thuật. Điều này rất khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê vì năng lực tài chính còn nhỏ, điều
kiện áp dụng khoa học kỹ thuật chưa nhiề u. Hơn nữa cà phê chủ yếu là sản xuất phân tán, chưa có một định chuẩn chung trong việc chăm sóc, chế biến, cũng như
bảo quản cà phê. Do đó rất khó khăn trong việc thống nhất về chất lượng, giá cả,
cũng như các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh cho sản phẩm cà phê.
- Việc tự do hoá về thương mại, đầu tư thế giới khiến cho Việt Nam phải đương đầu với nhiều thách thức như sự cạnh tranh về giá cả, mẫu mã, chất lượng.
Vì thế buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải phát huy được những lợi thế so sánh
của mặt hàng cà phê để nâng cao chất lượng, hạ giá thành, cải tiến mẫu mã, thương
hiệu để được thị trường này chấp nhận. Hiện nay ta chưa có nhiều thương hiệu cà phê nổi tiếng, do đó cạnh tranh trên thị trường EU đòi hỏi ta phải cạnh tranh được