V- Cán bộ hướng dẫn: (Ghi rõ họ ch àm, học vị, họ, t ên)
6. Nội dung và kết cấu luận văn
2.2.1.5. Chính sách marketing
Marketing là hệ thống các hoạt động liên quan đến quá trình nghiên cứu,dự
báo, xác định các nhu cầu và mong muốn của khách hàng mục tiêu và đáp ứng tốt các nhu cầu đó bằng hỗn hợp marketing (marketing mix) hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh trong từng thời kỳ,tại mỗi khu vực thị trường.
Các tổ chức trong ngành cà phê Việt Nam so với các tổ chức nước ngoài thường nhỏ hơn, tài chính yếu, thông tin nắm bắt kém nên việc marketing của ta thường yếu hơn nước ngoài chính vì lẻ đó cũng dẫn đến giá trị thu về từ cà phê Việt Nam thường thấp hơn so với các nước.
2.2.1.6. Thông tin
Về diễn biến giá cả cà phê trênthế giới thì chúng ta hoàn toàn bị động và chỉ điều chỉnh khi tình hình thế giới đã biến động nên thường quá muộn.Việt Nam là cường quốc về xuất khẩu cà phê nhưng chúng ta chưa có nhà dự báo về tình hình
giá cả chuyên nghiệp; Hiện nay chúng ta vẫn chưa có cơ quan nào ở Việt Nam dự báo thị trường cho ngành hàng quan trọng này.Lãnh đạo Hiệp hội Cà phê Ca Cao Việt Nam(Vifaco)cũng thừa nhận ngành cà phê nước ta mang tiếng sản lượng xuất khẩu đứng thứ 2trên thế giới nhưng một vị trí trong ban điều hành ICO cũng chưa hề có.Trong khi đó,các nước xuất khẩu cà phê trên thế giới đều có ghế tại ICO như Ấn Độ, Brasil, Colombia, Indonesia. Nếu không có người thường trực thì không có tiếng nói, không có thông tin thị trường, dự báo thị trường. Hoặc có thông tin thì chủ yếu là thông tin chậm hơn các nước khác,thậm chí thiếu chính xác.Do vậy, xét
về hiệu quả hỗ trợ bảo vệ được ngành cà phê trong nước vô cùng thấp, hầu như
không có.
Hiện tại các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nước ta chỉ còn phụ thuộc thông tin vào các sàn giao dịch quốc tế.Nơi đây lại đầy cạm bẫy thông tin của các nhà đầu cơ thế giới.Do đó,người nông dân là người phải gánh chịu thiệt hại vì phải bán giá thấp và được hưởng thành quả rất ít thay vì họ phải là người xứng đáng được hưởng thành quả của chính mình tạo ra.
2.2.1.7. Chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất cà phê xuất khẩu của Việt Nam thấp hơn so với các nước
trồng cà phê xuất khẩu khác. Chi phí bình quân của Việt Nam là 650 -700 USD/Tấn
cà phê nhân. Nếu tính cả chi phí chế biến thì giá thành là 750-8000USD/Tấn cà phê xuất khẩu. Trong khi đó chi phí sản xuất của Ấn Độ là 1.412 USD/Tấn cà phê Arabica và 926,9 USD/Tấn cà phê Robusta. Chi phí sản xuất thấp là điều kiện thuận
lợi để hạ giá thành, tăng thêm sức cạnh tranh cho mặt hàng cà phê trên thị trường
thế giới
2.2.1.8. Năng suất
Cà phê Việt Nam cho năng suất khá cao, năng suất trung bìnhđạt 2 tấn/ha, có năm đạt 2,4 tấn/ha. Năng suất cao do Việt Nam có nhiều giống tốt, điều kiện khí
hậu và đất đai cũng thuận lợi, ngoài ra Việt Nam có kinh nghiệm lâu năm trong việc
già cổi lên đến 100.000 ha, tổng diện tích cà phê cần tái canh thay thế trong những năm tới khoảng 140.000-160.000 ha do thâm canh quá mức, không có cây che bóng,thoái hóa đất và nhất là bị sâu bệnh gây hại nặng ảnh hưởng đến sản lượng và hiệu quả đầu tư thâm canh của người sản xuất.Nhiều mô hình tái canh triển khai ở các địa phương chưa hiệu quả.Một vấn đề khác,theo tính toán của các chuyên gia,
muốn tái canh1ha cà phê thì tốn chi phí khoảng 150-200triệu đồng và trong ít nhất
3-4năm sau mới thu hoạch.
2.2.1.9. Năng lực quản lý:
Nông sản nói chung, cà phê nói riêng chưa đáp ứng được yêu cầu trong điều
kiện tự do hóa thương mại, đặc biệt là khâu, dự tính dự báo thị trường. Mối liên kết
kinh tế giữa các khâu sản xuất - chế biến - xuất khẩu, giữa khâu cung ứng vật tư đầu
vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra, giữa khâu kỹ thuật với khâu kinh tế... chưa thiết
lập được một cách vững chắc để đảm bảo sự ổn định về số lượng và chất lượng
cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh hàng nông sản xuất khẩu theo yêu cầu của
thị trường.
2.2.1.10. Chất lượng cà phê
Ngoài những doanh nghiệp lớn ở Việt Nam có các dây chuyền sản xuất nhưng phần lớn trong dân dùng phương pháp chế biến đơn giản, trong phương pháp này chỉ có một công đoạn chính là làm khô cà phê tươi bằng cách phơi nắng hoặc
sấy khô để tách vỏ. Phương pháp này được áp dụng rộng rãi trong các nhà máy và trong các hộ gia đình. Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, chi phí thấp
nhưng chất lượng thấp
Chất lượng sản phẩm là yếu tố được khách hàng quan tâm hàng đầu. Hàng nông sản phần lớn là để phục vụ nhu cầu ăn uống nên yêu cầu về chất lượng lại
càng quan trọng nhằm bảo đảm sức khỏe người tiêu dùn g. Tiêu chuẩn chất lượng thường do khách hàng quy định, căn cứ trên những quy định quốc tế
Cà phê nhân Việt Nam chủ yếu xuất khẩu dựa trên các tiêu chuẩn giản đơn thường được áp dụng trên các hợp đồng xuất khẩu
Bảng 2.5: Phân loại cà phê nhân
Loại cà phê Arabica Robusta
Loại 1 Loại 2 Loại 1 Loại 2
Độ ẩm 12,5% 12,5% 12,5% 13,0%
Hạt đen vỡ 3% 5% 3% 5%
Tạp chất 0,3% 0,5% 0,5% 1,0%
Hạt cỡ N.16 90% 90%
Hạt cỡ N.13 90% 90%