Môi trường vi mô

Một phần của tài liệu Chiến lược xuất khẩu cà phê nhân của Việt Nam sang thị trường Châu Âu đến năm 2020 (Trang 67)

V- Cán bộ hướng dẫn: (Ghi rõ họ ch àm, học vị, họ, t ên)

6. Nội dung và kết cấu luận văn

2.2.2.2. Môi trường vi mô

Đối thủ cạnh tranh

Theo tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) Việt Nam xuất khẩu đ ược 1,2 triệu bao

cà phê (loại 60kg) trong tháng 8/2013, thấp hơn so với mức 1,48 triệu bao của tháng

7/2013 và giảm khoảng 14% so với cùng kỳ năm 2012. Với khối lượng trên, Việt

Nam vẫn giữ nguyên vị trí là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 trên thế giới.

 Brazil: là nước có sản lượng thu hoạch và kim ngạch cà phê xuất khẩu lớn nhất

thế giới, khối lượng xuất khẩu gấp đôi của Việt Nam trong tháng 8/2013 với

mức 2,56 triệu bao, giảm 1,6% so với cùng kỳ.

 Colombia:là nước xuất khẩu cà phê Arabica lớn thứ 2 thế giới chỉ sau Brazil và

đang bám theo sát theo Việt Nam, cà phê Colombia được mệnh danh là cà phê

“dịu sạch“. 8 tháng năm 2013 đã xuất khẩu được 930.000 bao (tăng 59,6% so

với cùng kỳ)

 Indonesia: Chính phủ Indonesia chú trọng đến việc áp dụng các kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trong ngành cà phê, cả trong sản xuất lẫn chế biến, để nâng cao

thế giới và với điều kiện địa lý, thổ nhưỡng tự nhiên của mình, cà phê Indonesia thuộc diện có chất lượng hàng đầu thế giới, trong đó nhất là cà phê Java va

Toroja. Tuy nhiên, năng suất khoảng 700-800 kg/ha. Trong thời gian 8 tháng

đầu năm 2013 Indonesia xuất khẩu được 800.000 bao (giảm 1,3%)

 Ấn Độ:có một nền văn hóa trồng cà phê lâu đời vào năm 1600 nhưng chỉ bắt đầu được trồng chỉ để xuất khẩu vào năm 1840 bởi người Anh. Hiện Ấn Độ được xem là nước xuất khẩu thứ 5 trên thế giới. 8 tháng đầu năm 2013 xuất gần 370.000 bao (tăng 6,3%)

Cũng theo số liệu của ICO cho thấy xuất khẩu cà phê của thế giới trong tháng 8/2013 đạt 8,63 triệu bao, giảm so với mức 9,05 triệu bao của tháng 7/2013

và mức 9,22 triệu bao của cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên xuất khẩu cà phê của th ế

giới trong 11 tháng đầu niên vụ cà phê 2012/2013 (từ tháng 10/2012 đến 8/2013)

vẫn tăng 2,7% so với cùng kỳ năm trước lên 102,4 triệu bao từ 94,5 triệu bao của

tháng 7 và 99,7 triệu bao của cùng niên vụ trước.

Hình 2.5:Biểu đồ xuất khẩu cà phê tháng8/2013

http://giacaphe.com/40871/xuat-khau-ca-phe-cua-viet-nam-giam-14-trong-thang-8/

Khách hàng (cơ cấu kinh doanh)

Hình thức trồng cây cà phê truyền thống hầu hết do các công ty nhỏ thực hiện. Theo

cách thức trồng truyền thống, cây cà phê ban đầu được tái tạo trong điều kiện đất

trồng râm mát ở môi trường (bán)đa dạng hóa.Đây cũng là nguồn gốc của cà phê hữu cơ vì về mặt kỹ thuật,rất khó có thể trồng độc canh. Tuy nhiên, theo thông lệ,

cà phê được trồng dưới hình thức độc canh.Ở Việt Nam cũng trồng theo hình thức này nhưng với quy mô lớn hơn.

Nhà trung gian cà phê

Nhiều công ty trung gian lớn hoạt động trong nhiều lĩnh vực ngành hàng khác nhau.

Những công ty này đặc biệt năng động trên các thị trường tương lai và thị trường kỳ hạn.Nếu bạn muốn tìm kiếm các nhà trung gian nhỏ hơn có thể tìm kiếm thông qua các hiệp hội cà phê của các nước tại EU.

Nhà kinh doanh cà phê

Trong một vài thập kỷ qua,các nhà kinh doanh cà phê đã thực hiện việc tái cơ cấu và tập trung thị trường.Trong khi nhiều nhà kinh doanh cà phê bị phá sản vì không có khả năng cạnh tranh,nhiều công ty nhỏ hợp nhất thành các công ty lớn hơn. Các

công ty lớn trên thị trường EU như Neumann Gruppe (http://www.nkg.net, Đức), Volcafé-ED&F Man của Anh - Thụy Sỹ (http://www.edfman.com) và ECOM (http://www.ecomtrading.com) từ Thụy Sỹ. Ba công ty lớn này kiểm soát khoảng một nửa khối lượng cà phê kinh doanh trên thị trường EU.Mặc dù cà phê vẫn được nhập từ các nước xuất khẩu qua các nhà kinh doanh quốc tế, các công ty rang cà phê

lớn nhất Châu Âu cũng duy trì các hoạt động kinh doanh cà phê của mình. Tuy nhiên, hầu hết các công ty rang cà phê có xu hướng mua cà phê từ các nhà kinh doanh quốc tế và các công ty chuyên kinh doanh cà phê đại diện cho một số nhà xuất khẩu ở các nước sản xuất.Đồng thời, triển vọng cho các công ty chuyên kinh doanh cà phê nhỏ, kinh doanh mặt hàng cà phê chất lượng cao, hoặc một số mặt hàng có xuất xứ đặc biệt,vẫn tốt.

Theo truyền thống,hầu hết các nhà kinh doanh hoạt động tại các cảng mà cà phê được vận chuyển tới.Các cảng kinh doanh lớn bao gồm:cảng Hamburg (Đức),

cảng Rotterdam (Hà Lan), Le Havre, Marseilles (Pháp), Antwerp (Bỉ), Genoa và Trieste (Italia). Cơ cấu kinh doanh ngành hàng này trên toàn EU có sự tương đồng ngoại trừ các nước thuộc vùng Bắc Âu do thiếu các công ty kinh doanh lớn. Hoạt động nhập khẩu của các nước này chủ yếu do các công ty rang cà phê và các đại lý đảm nhiệm, thông thường được thực hiện thông qua các công ty kinh doanh ở các trung tâm kinh doanh lớn.Hơn nữa,các nhà kinh doanh ở một vài nước Đông Âu ngày càng nhập khẩu nhiều từ các trung tâm cà phê lớn ở EU thay vì nhập khẩu trực tiếp từ các nước sản xuất.

Các công ty rang cà phê

Việc rang các loại cà phê xanh nguyên chất chủ yếu được thực hiện tại các nước

tiêu dùng.Tại EU,công việc này được thực hiện với quy mô lớn bởi các công ty đa quốc gia cung cấp cho một vài nước EU tại các cơ sở sản xuất của họ.Mức độ tập trung trong ngành rang cà phê cao hơn mức độ tập trung trong ngành kinh doanh cà

phê.Năm2002,hai công ty rang cà phê lớn nhất(Nestlé http://www.nestle.com của Thụy Sỹ và Kraft Foods của Hoa Kỳ) với các công ty lớn của Châu Âu như Jacobs

Kaffee (http://www.jacobs.de), Gevalia (http://www.gevalia.com) ở Thụy Điển, Grand Mere và Carte Noire (http://www.kraft.com) ở Pháp và các công ty quốc tế hoạt động dưới nhãn hiệu Kraft,kiểm soát khoảng60%thị trường cà phê hòa tan và cà phê đã rang toàn cầu.Năm công ty lớn nhất chiếm khoảng 87% thị phần, trong

khi các công ty quốc gia hoặc các công ty hoạt động trong các thị trường ngách chiếm lĩnh phần còn lại. Tuy nhiên, các công ty rang cà phê lớn của Châu Âu cũng hoạt động trên thị trường chuyên kinh doanh cà phê.Vì thế, các nhà sản xuất nhỏ hoạt động trên thị trường này có thể hợp tác với các nhà nhập khẩu và đại lý chuyên kinh doanh cà phê để có thể thâm nhập thị trường EU hiệu quả.

Ở hầu hết các nước EU, các công ty rang cà phê nhỏ vẫn đóng vai trò quan trọng mặc dù chi phí marketing của họ còn hạn chế(trong khi các công ty lớn dành

6% doanh thu bán hàng cho hoạt động marketing). Họ có thể bán hàng dưới nhãn hiệu của công ty họ hoặc cung cấp cho các nhà bán lẻ các sản phẩm với nhãn hiệu tư nhân. Hơn nữa, số lượng các công ty rang cà phê rất lớn. Ở Italia và Pháp, số lượng các công ty rang cà phê nhỏ lên tới hàng trăm. Italia có một số công ty chuyên rang cà phê lớn, nổi tiếng nhất là Illy (http://www.illy.com) và Lavazza (http://www.lavazza.com). Các nước Đông Âu nhập khẩu một lượng lớn cà phê

rang và cà phê hòa tan. Đặc biệt,Italia đóng vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp cà phê cho thị trường Đông Âu.

Người tiêu dùng

EU có nền kinh tế chính trị hùng hậu gồm 27 nước thành viên, và mỗi thành viênđều có đặc điểm tiêu dùng riêng, do đó có thể nhận thấy rằng thị trường EU có

nhu cầu rất đa dạng và phong phú về hàng hóa và dịch vụ. Tuy có sự khác biệt về

thị hiếu tiêu dùng giữa các thị trường các quốc gia trong khối EU nhưng các quốc

gia nằm trong khu vực Tây Âu, Bắc Âu, Đông Âu có những đặc điểm tương đồng

về kinh tế văn hóa. Trìnhđộ về kinh tế văn hóa, xã hội các nước thành viên khá

đồng đều, cho nên người Châu Âu vẫn có những điểm chung về sở thích như thích

dùng các sản phẩm có nhãn hiệu nổi tiếng. Họ cho rằng những nhãn hiệu nổi tiếng đi liền với chất lượng sản phẩm và có uy tín lâu đời, cho nên dùng những sản phẩm

nổi tiếng sẽ an tâm về chất lượng và an toàn cho người sử dụng.

Một phần của tài liệu Chiến lược xuất khẩu cà phê nhân của Việt Nam sang thị trường Châu Âu đến năm 2020 (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)