Môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu Chiến lược xuất khẩu cà phê nhân của Việt Nam sang thị trường Châu Âu đến năm 2020 (Trang 62)

V- Cán bộ hướng dẫn: (Ghi rõ họ ch àm, học vị, họ, t ên)

6. Nội dung và kết cấu luận văn

2.2.2.1 Môi trường vĩ mô

Khí hậu

Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt đới, hàng năm khí hậu nắng nhiều và mưa cũng nhiều. Lượng mưa phân bố đều g iữa các tháng trong năm nhất là những tháng cà phê sinh trưởng. Khí hậu Việt Nam chia thành 2 miền rõ rệt. Miền Nam

thuộc khí hậu nhiệt đới nóng ẩm thích hợp với cà phê Robusta. Miền Bắc có mùa

đông lạnh và có mưa phùn thích hợp với cà phê Arabica.

Đất đai

Việt Nam có đất đỏ Bazan thích hợp với cây cà phê được phân bố khắp lãnh thổ trong đó tập trung ở hai vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, với diện tích khoảng 616.407 hecta. Như vậy cây cà phê cần hai yếu tố cơ bản là nước và đất thì cả hai yếu tố này đều có ở Việt Nam. Điều này tạo cho Việt Nam lợi thế mà các

nước khác không có được.

Bảng2.7:Diện tích trồng cà phê Việt Nam, tính theo vùng

Khu vực Năm 2012 Năm 2020

(dự báo) Dar Lak 202.022 170.000 Lâm Đồng 145.735 135.000 Dar Nông 116.350 69.000 Gia Lai 77.627 73.000 Đồng Nai 20.000 13.000 Bình Phước 14.938 8.000 KonTum 12.158 12.500 Quảng Trị 5.050 5.000 Sơn La 6.371 5.000 Bà Rịa-Vũng Tàu 7.071 5.000 Điện Biên 3.385 4.500 Các khu vực khác 5.700 - Tổng cộng 616.407 500.000

Môi trường chính trị và pháp luật

Tình hình chính trị chung của Việt Nam tương đối ổn định trong nhiều năm nay và được nhiều nhà đầu tư nước ngoài đánh giá là nơi đầu tư và kinh doanh an

toàn điển hình trong 10 tháng đầu năm 2013 cả nước có 1050 dự án mới được cấp

phép với tổng số vốn đăng ký 13,077 tỷ USD,tăng 79% so với cùng kỳ năm 2012 và có 393lượt dự án đăng ký tăng vốn thêm 6,158tỷ USD,tăng42,5%so với cùng kỳ năm2012. Môi trường chính trị và pháp luật ổn định là một lợi thế để phát triển

kinh tế cho đất nước

Môi trường kinh tế

Về đầu tư: Tính đến hết năm 2010, EU có 1544 dự án với tổng vốn đăng ký là 31,32 tỷ USD trong đó vốn thực hiện đạt 12,4 tỷ USD. Các dự án của EU được triển

khai trong các lĩnh vực kinh tế quan trọng của Việt Nam và EU có thế mạnh như

công nghiệp, chế biến, khách sạn, nhà hàng, du lịch và tài chính ngân hàng, đặc biệt

lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm tới hơn 50% số dự án và khoảng 59% tổng

vốn đầu tư.

Hợp tác phát triển (ODA): Hiện EU là nhà tài trợ song phương lớn thứ hai về ODA

và là nhà cung cấp viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho Việt Nam với tổng ODA

cam kết trong giai đoạn 1996-2010 là hơn 11 tỷ USD, góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. EU cam kết khoảng 1,01 tỷ USD cho năm 2012, tương đương 13,24% tổng cam kết viện trợ nước ngoài . Tài trợ không

hoàn lại chiếm 32,5% (khoảng 324,05 triệu USD).

Hợp tác chuyên ngành , EC và các nước thành viên EU cũng hợp tác chặt chẽ với

Việt Nam trong nhiều lĩnh vực chuyên ngành thuộc các lĩnh vực ưu tiên của Việt

Nam và EU có thế mạnh như: hỗ trợ thế chế, khoa học công nghệ, giáo dục, pháp luật, y tế, tài chính ngân hàng, nông nghiệp, văn hóa và du lịch ...

Chính sách của chínhphủ Chính sách thuế:

Thuế xuất nhập khẩu là một trong những loại thuế của chúng ta mà nóảnh hưởng lớn và tác động trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu của quốc gia. Thuế

xuất nhập khẩu được sử dụng trong quan hệ buôn bán ngoại thương giữa quốc gia

với các quốc gia khác trên thế giới.

Hiện tại về thuế suất mặt hàng nông sản (bao gồm cả cà phê), Luật thuế

GTGT hiện hành quy định:

+ Bán trong nước trong khâu đầu tiên (do người sản xuất, nông dân bán cho DN thu

mua) thì khôngđánh thuế GTGT, không nộp đồng thuế nào;

+ Doanh nghiệp thu mua bán cho các Doanh nghiệp khác: Thuế suất 5%;

+ Các DN có cà phê đem xuất khẩu (bán cho nước ngoài): Được áp mức thuế suất

0% (thuế đầu ra) đối với hàng thực XK, nếu có thuế đầu vào đã nộp thìđược bù trừ

với thuế đầu ra, nếu có số thuế âm (nộp quá) thì mới được hoàn lại.

Tuy nhiên, một số doanh nghiệp thành viên Vicofa như công ty xuất nhập

khẩu nông sản Packsimex, công ty cổ phần xuất nhập khẩu cà phê Intimex,... phản ánh hơn 6 tháng (2013) họ chưa được hoàn thuế giá trị gia tăng đã nộp. Con số ước

tính là khá lớn khoảng 10-15 tỷ đồng / doanh nghiệp, dẫn tới nhiều công ty thiếu

vốn nghiêm trọn, đứng trước nguy cơ không đủ nguồn lực để bắt đầu kinh doanh

niên vụ mới, thậm chí có thể ngừng hoạt động. Thiếu hụt nguồn vốn dẫn đến việc

doanh nghiệp trong nước khó cạnh tranh với các doanh nghiệp FDI.

Chính sách tín dụng:

Các Ngân hàng thương mại là một kênh cung cấp vốn cho các doanh nghiệp

kinh doanh xuất khẩu. Các doanh nghiệp khi vay vốn từ các Ngân hàng thương mại

phải chịu một lãi suất nhất định gọi là lãi vay.

Lãi suất Ngân hàng chịu tác động của nhiều yếu tố như lãi huyđộng, quan hệ

cung cầu tiền, các chính sách của Ngân hàng Nhà nước như tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu. Ngoài ra lãi suất Ngân hàng này đôi khi còn chịu tác động từ điều

chỉnh của Nhà nước đối với các đối tượng vay khác nhau, tùy theo chiến lược và chính sách của Nhà nước.

Các doanh nghiệp Việt Nam trong các năm trước phải vay vốn lãi suất cao

trung bình 17%/năm, chu kỳ ngắn nên việc thu mua kinh doanh xuất khẩu cà phê rủi ro cao, nhiều doanh nghiệp lỗ lớn, lâm vào tình trạng phá sản và rất khó cạnh

tranh với doanh nghiệp nước ngoài. Do đó, hiện nay Bộ tài chính đãđề xuất gia hạn

thời gian vay vốn tối đa đối với các khoản vay tín dụng xuất khẩu của ngành cà phê từ 12 tháng lên 36 tháng (chỉ áp dụng chính sách này với những doanh ngiệp thực

sự có hàng xuất khẩu, khó khăn về tài chính) đồng thời lãi suất vay cũng đã giảm.

Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp ngành cà phê vẫn còn nhiều khó khăn do vẫn còn tồn đọng của nhiều năm trước đó.

Chính sách của Châu Âu đối với hàng hóa Việt Nam

Chính sách thương mại của liên minh Châu Âu, đặc biệt là chính sách có liên

quan đến các hiệp định thương mại tự do (FTA), đang trong quá trình chuyển đổi,

Việt Nam sẽ có các lợi ích tích cực khi Hiệp định được ký kết và thực hiện. FTA

Việt Nam-EU một khi được hình thành sẽ t ạo môi trường thuận lợi hơn cho Việt

Nam, các loại thuế sẽ bằng 0 cho các mặt hàng như nông sản, thực phẩm, giày dép và hàng may mặc,... nó tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại phát triển.

Ngoài ra nó góp phần gia tăng mức độ an toàn cho quá trình đầu tư của các doanh

nghiệp, FTA Việt Nam –EU cũng được kỳ vọng thúc đẩy các doanh nghiệp EU đầu tư mạnh vào Việt Nam trong thời gian tới. Đặc biệt bên cạnh những cam kết truyền

thống như mở cửa thị trường, cắt giảm thuế quan, Hiệp định còn hướng đến môi trường đầu tư, sở hữu trí tuệ, phát triển bền vững đư ợccoi là những lĩnh vực mới và

có tác động đến nhiều ngành quan trọng của Việt Nam. Hiệp định FTA thế hệ mới

này, EU cũng đưa vào những vấn đề xã hội liên quan đến quyền lợi của con người,

bảo vệ người lao động, bảo vệ môi trường ... Quốc gia nào thực hiện nghiêm túc những quy định này sẽ dễ dàng được ủy ban EU thông qua trong việc đàm phán , ký kết các hiệp định FTA với EU. Hiệp định này sẽ mang lại những cơ hội lớn cho

Việt Nam. Để tận dụng và khai thác hiệu quả những cơ hội này Việt Nam cần có sự

hoạch định chính sách phù hợp, chú trọng cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh,

thực tế của nền kinh tế đất nước và hội nhập quốc tế. Riêng các doanh nghiệp cũng

có thể tận dụng kinh nghiệm, sự phát triển công nghệ, kỹ thuật hiện đại của các

quốc gia thành viên EU để nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của mình nhằm đáp ứng những tiêu chuẩn khắc khe của EU.

Ngoài FTA, trong thời gian tới còn có quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập

(GSP)đơn phương của EU dành ưu đãi về thuế nhập khẩu cho hàng hóa có xuất xứ

từ các nước đang phát triển xuất khẩu vào EU đã giúp tăng lợi thế cạnh tranh của các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, Đối với mặt hàng cà phê, thị phần

cà phê Việt Nam hiện hành là 12,11%, nếu áp dụng GSP mới thị phần của cà phê Việt Nam có thể lên tới 21,68%. EU hiện là thị trường chính cho nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như giày, dép, thủy sản, may mặc, đồ gỗ, điện tử

và các mặt hàng khác.

Một phần của tài liệu Chiến lược xuất khẩu cà phê nhân của Việt Nam sang thị trường Châu Âu đến năm 2020 (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)