V- Cán bộ hướng dẫn: (Ghi rõ họ ch àm, học vị, họ, t ên)
6. Nội dung và kết cấu luận văn
2.1.1. Tổng quan về ngành cà phê Việt Nam
Cà phê được người Pháp du nhập vào Việt Nam năm 1850. Hoạt động sản xuất được thực hiện manh mún và thiếu tổ chức cho đến năm 1975 khi bắt đầu những đợt di dân từ khu vực đồng bằng và duyên hải ven biển đến vùng Cao
Nguyên,nơi có điều kiện thích hợp trồng cà phê. Tuy hoạt động có được nới rộng nhưng vẫn còn nhỏ lẻ,mãi đến năm 1986cây cà phê mới được đưa vào quy hoạch và tổ chức sản xuất với quy mô lớn và tập trung. Năm 1988 Việt Nam trở thành nước xuất khẩu lớn đứng thứ tư trên toàn thế giới sau Brazil, Colombia và gần bằng
Indonesia.
Cho đến năm1999việc xuất khẩu cà phê vẫn giới hạn cho doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên sau thời điểm này, các doanh nghiệp tư nhân đã được cho phép tham gia vào thị trường cà phê xuất khẩu.Gần92% sản lượng cà phê của Việt Nam được xuất ra thị trường nước ngoài,chỉ có 8% tổng sản lượng cà phê tiêu thụ nội địa. Khoảng 85-90% diện tích cà phê hiện do các hộ nông dân nhỏ lẻ khai thác,
khoảng10-15%do nông trường nhà nước khai thác.
Người dân thu hoạch cà phê chủ yếu bằng tay và xử lý hạt cà phê tại chỗ dẫn đến tình trạng chất lượng cà phê luôn ở mức thấp. Sau công đoạn này một phần nhỏ cà phê bán để tiêu thụ trong nước, còn lại phần lớn được bán cho lá i buôn, lái buôn
bán lại cho các đơn vị chế biến và xuất khẩu. Người nông dân bán cà phê cho lái
khẩu. Cà phê chủ yếu có 2 loại cà phê Robusta (cà phê vối) và cà phê Arabica (cà phê chè).
Việt Nam là thành viên mới nhất trong danh sách xếp hạng những quốc gia
sản xuất cà phê lớn nhất thế giới. Tham gia vào thị trường cà phê từ những năm
1990. Việt Nam hiện xếp thứ hai toàn thế giới sau Brazil về tổng sản lượng cà phê và là quốc gia xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới. Trong giai đoạn 1990-
2001, Việt Nam đã tăng gấp ba diện tích trồng cà phê, cải tiến công nghệ và giống
cây trồng để cải thiện hiệu su ất thu hoạch hạt cà phê trên mỗi héc-ta đất canh tác.
Từ đó cho đến nay năng suất cà phê Việt Nam luôn đạt được năng suất cao.
Về nguồn cung, hiện ngành xuất khẩu cà phê có trên 140 doanh nghiệp xuất
khẩu, với 4 doanh nghiệp hàng đầu là TCT Cà phê Việt Nam, Cà phê 2/9, XNK Intimex, và Tập đoàn Thái Hòa.Các doanh nghiệp nhỏ lẻ tổ chức mua và xuất khẩu cà phê, đồng thời bán lại cho khoảng 20 doanh nghiệp nước ngoài có nhà máy hoặc văn phòngđại diện tại Việt Nam.
Thị trường cà phê Robusta giá rẻ và chất lượn g vào loại cao trên thế giới, nhưng lại thường phải bán giá thấp hơn cà phê cùng loạiso với Indonesia,do người nông dân Việt Nam còn nhiều thiếu sót trong khâu thu hái,sơ chế,phân loại và bảo quản.Hiệnvị thế của Việt Nam trê n thị trường cà phê thế giới tăng nhanh, với mức tăng trưởng tương đối ổn định về sản lượng cũng như giá trị xuất khẩu trong những năm trở lại đây, ngành cà phê Việt Nam tiếp tục củng cố vị trí thứ hai trên thế giới
về trồng và sản xuất cà phê và giá trị sẽ còn cao hơn nữa nếu chúng ta quan tâm đến
chất lượng nhiều hơn nữa.
Bảng 2.1:Sản lượng và giá trị xuất khẩu cà phê của Việt Nam
Đơn vị tính:Lượng(1000Tấn),Gía trị(triệu USD)
Năm 2009 2010 2011 2012 7/2013
Số lượng xuất khẩu 1.184 1.218 1.257 1.732 888
Gía trị 1.731 1.851 2.752 3.672 1.902
0 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 3,500 4,000 2009 2010 2011 2012 Jul-13 1000 Tấn Năm Sản lượng Gía trị
Hình 2.2:Biểu đồ Sản lượng và giá trị
2.1.1.1.Cơ cấu sản phẩm cà phê xuất khẩu của Việt Nam
Loại cà phê xuất khẩu
Việt Nam xuất khẩu 2 loại cà phê chủ yếu là cà phê Robusta (cà phê vối) và cà phê Arabica (cà phê chè). Tuy nhiên Việt Nam có lợi thế trong việc sản xu ất cà phê Robusta chiếm khoảng 80-90% nên loại cà phê này chiếm đa số trong cơ cấu
loại hàng cà phê xuất khẩu. Hiện nay cả nước có 520 ngàn ha, thì chủ yếu là cà phê vối, cà phê chè có chưa đầy 30 ngàn ha. Điều này cũng ảnh hưởng đến cơ cấu loại
cà phê xuất khẩu của Việt Nam. Tổng lượng cà phê Việt Nam xuất khẩu khá cao
chiếm 14-15% sản lượng cà phê thế giới. Tuy nhiên về lọai cà phê thì trên thế giới
chủ yếu là cà phê chè trong khi đó ở Việt Nam thì chủ yếu là sản xuất cà phê vối. Trong điều kiện hiện nay các nước nhập khẩu ưa chuộng cà phê chè hơn. Vì thế cơ
cấu loại cà phê xuất khẩu của Việt Nam sẽ không còn phù hợp nữa. Do đó, cần phải thay đổi lại cơ cấu loại cà phê, muốn vậy cần có sự đổi mới ngay từ cơ cấu cây
trồng. Hạn chế trồng cà phê vối, tăng cường trồng cà phê chè cho xuất khẩu.
Về sản phẩm cà phê xuất khẩu.
Hiện Việt Nam xuất khẩu cà phê nhân ngoài ra còn xuất cà phê thành phẩm
cũng phải đáp ứng nhu cầu đó. Nếu như trước kia Việt Nam chỉ xuất khẩu cà phê
nhân, cà phê chưa qua chế biến thì ngày nay ta còn xuất khẩu cà phê đã qua chế
biến được sử dụng ngay như cà phê sữa, cà phê tinh,.. ngoài ra ta còn xuất khẩu một
số “sản phẩm có cà phê” như sữa cà phê, bánh kẹo cà phê,...
2.1.1.2. Chất lượng cà phê xuất khẩu
Trong điều kiện ta không chủ trương giữ diện tích và sản lượng cà phêở mức
hợp lý thì việc nâng cao chất lượng cà phê để qua đó tăng giá trị xuất khẩu là một định hướng quan trọng.
Trong những năm gần đây chất lượng cà phê nước ta tăng lên rõ rệt. Do áp
dụng được quy trìnhđảm bảo chất lượng từ khâu chọn giống đến khâu bao gói xuất
khẩu. Đặc biệt trong quy trình chế biến cà phê xuất khẩu đã có bước tiến bộ rõ rệt.
Nhiều doanh nghiệp có sân phơi tiêu chuẩn và thiết bị để sơ chế cà phê chất lượng
cao cho xuất khẩu. Tỷ lệ cà phê chất lượng cao được nâng lên góp phần nâng cao
giá trị xuất khẩu thu hẹp phần chênh lệch giữa giá xuất khẩu của ta so với giá ở Luân Đôn. Đáng chú ý là đa số máy móc trong ngành cà phê, đã tự sản xuất được trong nước, kể cả dây chuyền chế biến ướt, máy xát tươi, làm sạch tiết kiệm nước.
Hiện nay chỉ còn máy bán màu là phải nhập khẩu.
Ngành cà phê áp dụng các tiêu chuẩn TCVN 4193 và các tiêu chuẩn do
khách hàng yêu cầu cũng như các định chuẩn của các d0ơn vị kiểm định như Caphe control, SGS, ITS, Vinacontrol,… do đó chất lượng cà phê được cải thiện rõ rệt.
2.1.1.3 Gía cà phê xuất khẩu
Bảng2.2:Giá cà phê xuất khẩu trung bình của Việt Nam sang thị trường EU
giai đoạn 2007 - 2013
Đơn vịtính: USD/Tấn Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Gía 1920 2340 1660 1750 2430 2280 2090
0 500 1000 1500 2000 2500 3000 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Năm USD/Tấn
Hình 2.3:Biểu đồ giá cà phê Việt Nam xuất cho thị trường EU
Chủng loại cà phê xuất khẩu của Việt Nam sang EU chủ yếu là cà phê nhân nên mức giá xuất khẩu trung bình phần lớn do giá cà phê nhân quyết định. Ta có thể
thấy ở biểu đồ trên. Mức giá tăng giảm thất thường và đặc biệt giá giảm 2 năm liền
2012 và 2013 là do sàn giao dịch Luân Đôn hoạt động đầu cơ làm lủng đoạn thị trường cùng với nguồn cung cà phê Robusta lớn từ Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia. Trong khi đó Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là cà phê Robusta nên giá giảm theo thị trường. Năm 2011, giá cà phê Việt Nam tăng cao kỷ lục là do tình hình thời tiết ở
nhiều nước trồng cà phê trên thế giới có những diễn biến bất thường, lượng cà phê tồn kho lại ở mức thấp nên giá cà phê Việt Nam tăng. Tuy nhiên, giá cà phê của
Việt Nam cùng chủng loại thường thấp hơn so với các nước khác khoảng 60USD/
Tấn do chất lượng cà phê thấp, thiếu kinh nghiệm trong giao dịch đàm phán cũng như chưa có thương hiệu nên dễ bị ép giá.
2.1.1.4 Hình thức xuất khẩu cà phê chủ yếu của Việt Nam
Có nhiều hình thức xuất khẩu của Việt Nam có thể áp dụng để thâm nhập
vào thị trường EU như: xuất khẩu qua trung gian, xuất khẩu trực tiếp, liên doanh,
Xuất khẩu qua trung gian: là phương thức mà phần lớn các doanh nghiệp xuất
khẩu cà phê Việt Nam áp dụng để thâm nhập vào thị trường EU trước kia. Khi đó thị trường EU còn rất mới mẻ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cà p hê của
Việt Nam . Hiện nay phương thức xuất khẩu này không còn phổ biến đối với
các doanh nghiệp Việt Nam nữa vì các doanh nghiệp đã có được mối quan hệ
trực tiếp với từng nước, như vậy không mất thêm chi phí cho nước trung gian.
Xuất khẩu trực tiếp: là phương thức chính thâm nhập vào thị trường EU của
Việt Nam hiện nay. Các doanh nghiệp Việt Nam kí hợp đồng trực tiếp với nhà nhập khẩu EU phần lớn thông qua các văn phòngđại diện của Việt Nam tại EU. Phương thức này hiện nay rất phổ biến do hiện nay các doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt thông tin về thị trường, hiểu được nhu cầu của các nước nhập khẩu.
Liên doanh: có thể dưới hình thức sử dụng giấy phép nhãn hiệu hàng hoá. Hình thức liên doanh này đem lại thành công cho các doanh nghiệp khi thâm nhập vào thị trường EU vì người tiêu dùng EU có thói quen sử dụng những sản phẩm có
nhãn hiệu nổi tiếng chất lượng là yếu tố quyết định tiêu dùng đối với phần lớn
các mặt hàng được tiêu dùng trên thị trường này chứ không phải là giá cả. Tuy nhiên phương thức này không phổ biến với Việt Nam vì hiện nay cà phê Việt Nam chưa có nhiều thương hiệu nổi tiếng. Nhưng trong mấy năm tới thì Việt
Nam cần áp dụng phương thức này v à nếu được thị trường này chấp nhận thì
thương hiệu đó sẽ được các nước khác trên thế giới công nh ận.
Đầu tư trực tiếp: chưa phải là hướng chính để thâm nhập vào thị trường EU
của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam trong hiện tại và tương lai vì tiềm năng kinh tế của các doanh nghiệp còn hạn hẹp. Các doanh nghiệp Việt
Nam chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiềm lực tài chính còn quá nhỏ bé,
không thể đầu tư tại thị trường EU được.
Trong thời gian tới một mặt các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam
vừa duy trì xuất khẩu trực tiếp vừa có sự nghiên cứu để lựa chọn phương thức
thâm nhập bằng hình thức liên doanh phù hợp. Do vậy công tác đầu tư cho phát
2.1.1.5 Thị trường xuất khẩu
Hiện Việt Nam có trên 95% sản lượng cà phê sản xuất ra là để xuất khẩu vì vậy thị trường tiêu thụ cà phê thế giới chính là nhân tố quyết định cho sự phát triển
của ngành cà phê Việt Nam. Cà phê Việt Nam đã có một vị trí đáng kể trên thị trường cà phê thế giới. Thị trường tiêu thụ cà phê Việt Nam bao gồm 80 quốc gia và vùng lãnh thổ chính.
Bảng 2.3:20 nước hàng đầu nhập cà phê Việt Nam năm 2012
Thứ tự Thị trường Khối lượng
(tấn) Kim ngạch (USD) Thị phần (%) 1 Đức 204.354 423.074.664 12,81 2 Hoa Kỳ 184.950 438.656.058 11,59 3 Italia 95.595 198.736.499 5,99 4 Tây Ban Nha 87.440 180.251.150 5,48 5 Nhật Bản 76.048 171.455.122 4,77 6 Bỉ 56.075 119.046.581 3,51 7 In đô nê xi a 51.733 105.444.492 3,24 8 Mê hi cô 42.176 84.901.399 2,64 9 Anh 39.600 85.533.712 2,48 10 Trung Quốc 38.505 96.689.069 2,41 11 Phi lip pin 36.335 73.165.216 2,28 12 Nga 35.054 76.314.680 2,20 13 Hàn Quốc 33.545 70.417.615 2,10 14 An giê ri 32.955 65.744.200 2,07 15 Pháp 30.589 62.449.671 1,92 16 Ấn Độ 29.726 57.233.425 1,86 17 Thái Lan 25.577 51.525.659 1,60 18 Thụy Sỹ 24.430 47.942.834 1,53 19 Ma lai xi a 24.066 55.456.300 1,51 20 Hà Lan 13.757 29.316.507 0,86 Cộng 1.162.510 2.493.354.853 72,87
Nguồn: VICOFA –Tổng hợp từ Tổng cục Hải quan
Thị trường Mỹ: là một thị trường nhập khẩu cà phê lớn khoảng 11,6%.Đặc biệt
khi Hiệp định thương mại Việt Mỹ được ký kết đã tạo điều kiện cho cà phê Việt
Thị Trường Châu Á: cũng có một số thị trường rất hấp d ẫn với cà phê Việt Nam như Nhật, Trung Quốc, Indonesia và Hàn Quốc
Thị trường EU: nhập khẩu cà phê Việt Nam lớn nhất. Các công cụ, chính sách
điều tiết nhập khẩu cà phê vào EU vào loại khắc khe nhất thế giới, họ rất quan tâm đế môi trường, sức khỏe của người tiêu dùng, ... nên họ đưa ra nhiều chính sách như chính sách thương mại đối với mặt hàng nông sản, chính sách ngoại thương của liên minh Châu Âu. Họ kiểm soát chặt chẽ và xử phạt nghiêm hoặc
có thể tiêu hủy đối với các hàng hóa nhập khẩu không đảm bảo an toàn và nghi ngờ vi phạm sở hữu trí tuệ. Mức tiêu thụ cà phê bình quân đầu người/năm của các nước EU khoảng 5,2-5,5kg (trong đó Phần Lan cao nhất là 11kg, Đan Mạch
và Thụy Điển trên 8kg).
Đức: cà phê là thức uống phổ biến của người Đức, và họ có xu hướng ngày
càng ưa chuộng cà phê hòa tan trong khiđó tiêu thụ cà phê rang xay có chiều hướng ngược lại. Tại Đức nhiều người chuyển sang dùng cà phê arabica vì có vị dịu. Thị trường Đức nhập khẩu cà phê của Việt Nam trong năm 2012 là 204.354 tấn (12,8%), trị giá 269.015,1 ngàn USD
Ý: là nước nhập khẩu cà phê Việt Nam đứng hàng t hứ 2 trong các nước EU sau Đức Ý đã nhập khẩu 95.595 tấn (chiếm khoảng 6,0%), trị giá
198.736.499 USD
Bỉ: là nước nhập khẩu cà phê của Việt Nam đứng hang thứ 3 trong khối Châu Âu sau Đức và Ý, sản lượng nhập khẩu trong năm 2012 là 56.075 Tấn,
(chiếm 3,5%) trị giá 119.046.581 USD
Anh: là nơi cà phê hòa tanđược tiêu dùng lớn, cà phê đang thay thế trà, hiện
nay cà phê chiếm phần lớn trong các loại đồ uống ở Anh. Thị trường Anh
cũng nhập khẩu cà phê Việt Nam trong 2012 khoảng 39.600 tấn (chiếm
Pháp, Áo, Hy Lạp nhiều người chuyển sang dùng cà phê arabica vì lượng cà
phê robusta đã chế biến xuất sang Trung Âu và Đông Âu.
Trên thế giới đang có xu hướng tăng loại cà phê Robusta vốn được định giá
thấp hơn so với Arabica, đang trở nên đắt khách tại tất cả các thị trường. Gía hạt cà
phê Robusta đã tăng 13% trong năm qua do nhu cầu thế giới tăng, đặc biệt tại các
thị trường mới nổi như Nga. Hơn nữa tình hình kinh tế thế giới khó khăn và nguồn cung dư lớn từ Brazil nên đã kéo giá cà phê arabica giảm 37%. Theo dự báo của
ICO nhu cầu hạt robusta sẽ tăng 6% mỗi năm cho đến năm 2015 trong khi đó sức
tiêu thụ cà phê hạt arabica ước lượng chỉ tăng 1% mỗi năm. Đây cũng là lợi thế của
Việt Nam vì cà phê Việt Nam chủ yếu là loại robusta.
2.1.1.6Những thuận lợi của ngành cà phê
Ngành cà phê hòa tan hứa hẹn nhiều triển vọng khi người tiêu dùng ngày càng
đánh giá cao sự tiện lợi của dòng sản phẩm này. Thị trường cà phê Việt Nam