Tình hình sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu cà phê trên thế giới

Một phần của tài liệu Chiến lược xuất khẩu cà phê nhân của Việt Nam sang thị trường Châu Âu đến năm 2020 (Trang 43)

V- Cán bộ hướng dẫn: (Ghi rõ họ ch àm, học vị, họ, t ên)

6. Nội dung và kết cấu luận văn

2.1.2 Tình hình sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu cà phê trên thế giới

Theo số liệu của tổ chức cà phê quốc tế (ICO) hiện nay có khoảng 20 đến 30 nước

sản xuất cà phê tập chung chủ yếu vào các khu vực là :

 Bắc và Trung Mỹ.

 Nam Mỹ.

 Châu Phi.

Phân bổ sản lượng cà phê thế giới theo các khu vực này có thể được tóm tắt như

sau: Châu Mỹ sản xuất ra 60 - 70 % sản lượng cà phê thế giới, tức là khoảng gần 4

triệu tấn cà phê nhân. Châu Phi sản xuất ra 20 - 22% khoảng hơn 1 triệu tấn. Châu

Á hàng năm sản xuất khoảng 70 ngàn tấn cà phê chiếm 12% sản lượng toàn thế

giới, sản lượng cà phê hàng năm biến động thất thường nhưng theo chiều hướng ngày càng tăng. Thập kỷ 70 sản lượng trung bình đạt 4,5 triệu tấn trên một năm;

thập kỷ 80 tăng nên 5,5 triệu tấn trong một năm; Sang thập kỷ 90 con số đã là 6 triệu tấn một năm cho tới nay con số này đã lên tới 6,2 triệu tấn 1 năm.

Tiêu thụ.

Nhu cầu tiêu thụ cà phê rất lớn. Hàng năm, lượng tiêu thụ trên thế giới ước

tính vào khoảng 94,5 triệu bao cà phê nhân (khoảng 5,6 triệu tấn). Có thể chia các nước tiêu dùng cà phê thành bốn nhóm chính theo khu vực địa lý như sau :

 Nhóm các nước Tây Bắc Âu và Nam Âu .

 Nhóm các nước Bắc Mỹ: Trong đó thị trường Mỹ là lớn nhất với nhu cầu hàng năm khoảng 4 kg/người/năm:

 Nhóm các nước Châu Á - Thái Bình Dương: Trong đó hai thị trường tiêu biểu là Hàn Quốc và Nhật Bản .

 Nhóm các nước Đông Âu và Nga: Đây là những thị trường mới nổi rất tiềm năng với sản phẩm cà phê.

Xuất khẩu :

Trong số hơn 80 thành viên của tổ chức cà phê quốc tế (ICO), có tới hơn 40 nước xuất khẩu cà phê. Cácnước này có thể vừa trồng vừa xuất khẩu hoặc chỉ kinh

doanh cà phê xuất khẩu. Tuy nhiên các nước sản xuất cà phê lớn trên thế giới đều là những nước vừa sản xuất vừa xuất khẩu. Điển hình là các nước như: Brazin,

Colombia, Việt Nam, Uganda, Bờ Biển Nga, Ethiopia,ấn Độ, vv.. Trong đó Brazin và Colombia là các nước sản xuất và xuất khẩu cà phê Arabica chủ yếu trên thế

Trên thực tế, lượng xuất khẩu cà phê hàng năm của các nước chính l à cung trên thị trường cà phê thế giới. Lượng cung này phụ thuộc rất nhiều yếu tố trong đó

sản lượng chỉ là một. Ngoài sản lượng, lượng cung cà phê trên thị trường thế giới hàng năm còn phụ thuộc vào tình hình kinh tế của các nước, chính sách của hiệp hội các nước sản xuất cà phê (ACPC) và tổ chức cà phê quốc tế (ICO) cũng như biến động nhu cầu giá cả, dự trữ và yếu tố đầu cơ.

Dựa vào các yếu tố và điều kiện của mỗi nước, mỗi công ty và các lợi thế của mình mà mỗi nước có những chiến lược riêng.Dưới đây là một vài chiến lược của một nước:

 Ấn Độ: công ty Tata coffeehiện đang xem xét việc mua lại như một phần trong tầm nhìn chiến lược để đưa mức doanh thu của Tata Coffee lên 1 tỷ Rupi vào

năm 2015. Trong năm tài chính gần đây nhất kết thúc vào 31/03, công ty Tata

Coffee đã ghi nhận mức tăng trưởng 17,5%, doanh thu công ty này lần đầu tiên chạm mức 598 triệu rupi. Lĩnh vực cà phê hòa tan hiện đang đóng góp khoảng

55% tổng doanh thu của công ty hiện nay. “Để đạt được mức doanh thu 1 tỷ Rupi vào năm 2015, việc mua lại một công ty ở Châu Âu là điều thực sự cần

thiết.”công ty Tata Coffee nói.

“Chiến lược của Tata Coffee là hiện diện gần hơn với khách hàng của họ. Thị trường Châu Âu có tiềm năng phát triển kinh doanh rất to lớn và họ muốn mua

lại một công ty ở đó. Thời điểm hiện tại là thời điểm rất tốt để họ mua lại một

công ty ở đây, tuy nhiên chúng tôi chưa đặt mục tiêu cụ thể vào công ty nào

trong lúc này.”Công ty Tata Coffee phát biểu trên báo Business Standard. Tata Coffee cũng nói thêm rằng qua việc hoàn thành mở rộng cơ sở Theni ở

bang Tamil Nadu, quy mô của Tata Coffee đã nổi lên như là nhà sản xuất cà phê hòa tan lớn thứ 2 Ấn Độ và năng suất tăng lên 8.500 tấn/năm. Công ty nhập

khẩu gần 90% nguyên liệu cà phê từ khắp nơi trên thế giới để phục vụ cho hoạt động của mình.

 Brazil có một nền lịch sử lâu đời về sản xuất cà phê. Cà phê là một trong những

sản phẩm chính và ngành công nghiệp cà phê là ngành công nghiệp rất quan

trọng trong nền kinh tế của Brazil.

Trong 10-20 năm qua, Brazil đã tìm ra rất nhiều phương thức để phát triển hơn nữa ngành cà phê hướng tới mục tiêu có được một thị trường cà phê chất lượng,

có tính cạnh tranh cao và giá cả hợp lý nhất. Chính phủ Brazil cũng có nhiều chính sách ưu đãi dành cho người trồng cà phê và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cà phê nhằm phát triển cà phê một cách bền vững ở Brazil.

2.1.3. Tình hình xuất khẩu cà phê sang thị trường Châu Âu trong những năm qua

Một phần của tài liệu Chiến lược xuất khẩu cà phê nhân của Việt Nam sang thị trường Châu Âu đến năm 2020 (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)