Tài chính

Một phần của tài liệu Chiến lược xuất khẩu cà phê nhân của Việt Nam sang thị trường Châu Âu đến năm 2020 (Trang 57)

V- Cán bộ hướng dẫn: (Ghi rõ họ ch àm, học vị, họ, t ên)

6. Nội dung và kết cấu luận văn

2.2.1.3. Tài chính

Ngành cà phê hàng năm đem về cho Việt Nam hàng tỷ đô la, riêng tháng 7

năm 2013 đã đạt được 1,9 tỷ đô la nhưng hàng loạt doanh nghiệp trong ngành cà

phê lại đang đổ nợ, mà nguyên nhân chính đến từ lãi suất cao của mấy năm trước,

nay hậu quả vẫn còn. Ở thời điểm năm 2011-2012, dù các ngân hàng đã công bố giảm lãi suất nhưng thực tế do tính chất rủi ro của ngành, cácdoanh nghiệp cà phê vẫn phải chịu mức20-22%.Lợi nhuận lý thuyết của kinh doanh cà phê là 25%/năm,

song nhiều người trong ngành không công nhận mức lợi nhuận lý thuyết này,vì nếu đúng như vậy thì xuất khẩu cà phê không đến nỗi phải đổ nợ.

Thống kê ngành nông nghiệp cho thấy xuất khẩu cà phê của nước ta đạt bình quân cho cả sáu tháng đầu năm2013 là 2.160 USD/tấn.Mức này cao hơn nhiều so với chỉ số giá sàn kỳ hạn Robusta London cùng kỳ là 2.008 USD/tấn do tổ chức cà phê thế giới(ICO) cung cấp trong báo cáo tháng 6/2013. Nhưng do sự co giãn thất thường của hàng hóa làm nhiều doanh nghiệp trong nước điêu đứng, phó thác cho

may rủi. Rất nhiều khi, giá cả đột nhiên tăng hay đùng đùng giảm, có ngày giao

dịch dao động đến vài ba trăm USD/tấn giữa mức cao và thấp nhất.

Ngoài vấn đề lãi suất,nông dân hiện nay không có vốn canh tác cà phê già cỗi, doanh nghiệp thì chìm nổi với số nợ xấu gần 8.000 tỷ đồng. Thêm nữa tình trạng thanh niên các vùng trọng điểm cà phê do thu nhập quá thấp và công việc cực nhọc đã đổ xô tìm việc ở các đô thị với đồng lương cao hơn.

Những vấn đề nêu trên cho thấy tình hình tài chính của ngành đã eo hẹp nay lại càng khó khăn hơn.

Một phần của tài liệu Chiến lược xuất khẩu cà phê nhân của Việt Nam sang thị trường Châu Âu đến năm 2020 (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)