Những thuận lợi của ngành cà phê

Một phần của tài liệu Chiến lược xuất khẩu cà phê nhân của Việt Nam sang thị trường Châu Âu đến năm 2020 (Trang 41)

V- Cán bộ hướng dẫn: (Ghi rõ họ ch àm, học vị, họ, t ên)

6. Nội dung và kết cấu luận văn

2.1.1.6. Những thuận lợi của ngành cà phê

 Ngành cà phê hòa tan hứa hẹn nhiều triển vọng khi người tiêu dùng ngày càng

đánh giá cao sự tiện lợi của dòng sản phẩm này. Thị trường cà phê Việt Nam

hiện được phân chia thành 2 phân khúc rõ ràng: cà phê rang xay (cà phê phin) chiếm khoảng 2/3 sản lượng cà phê được tiêu thụ tại VN và cà phê hoà tan chiếm 1/3. Tập đoàn Nestle mỗi năm thu mua trung bình khoảng từ 20-25% sản lượng cà phê xuất khẩu của VN phục vụ cho việc sản xuất tại 15 nhà máy trên toàn thế giới. Nhu cầu trong nước tăng với tốc độkhoảng 10.5%/năm trong giai đoạn 2008-2013 do thu nhập bình quânđầu người tăng và sản phẩm ngày càng

được giới trẻ ưa chuộng nhờ đặc tính tiện lợi, phù hợp với nhịp sống đô thị hoá.

Ngoài những tên tuổi kinh doanh cà phê hoà tan quen thuộc như Nes tCafe (Nestle), VinaCafe, G7 Coffee (Trung Nguyên), Café Moment (Công ty CP Sữa

VN - Vinamilk), Max Coffee (Singapore)… Tốc độ tăng trưởng của ngành cà phê hòa tan trên thế giới nói chung và tiêu thụ nội địa nói riêng tiếp tục hứa hẹn đem lại thành công cho ngành cà phê Việt Nam.

 Trong khi các nước xuất khẩu lớn như Brazil và Indonesia có khuynh hướng

giảm sản lượng xuất khẩu cà phê Robusta và chuyển hướng sang sản xuất cà phê Arabica, ngành cà phê Việt Nam lại có tốc độ chuyển hướng tương đối chậm,

tuy nhiên đây sẽ là một lợi thế. Khi mà tốc độ tăng trưởng nhu cầu cà phê hòa tan (nguyên liệu đầu vào là Robusta) đạt mức tăng trưởng hai con số và giá cà

phê rang xay Arabica ngày càng tăng mạnh, ngành cà phê Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn do hiện nay Việt Nam đang xuất khẩu tới hơn 90% tổng sản lượng Robusta thu hoạch trong nước.

 Kinh tế phát triển đãđẩy nhanh quá trình đô thị hóa ở nhiều nước trồng cà phê và tạo ra những chuyển biến đáng kể đối với nhu cầu tiêu thụ cà phê thế giới,

khiến những nước chuyên xuất khẩu cà phê t rở thành những nước tiêu thụ cà

phê hàng đầu. Trong nhiều thế kỷ qua, cà phê được vận chuyển từ Mỹ Latinh và châu Á sang các quốc gia phát triển ở phương Tây, nhưng hiện nay đang có sự thay đổi lớn khi cà phê ngày càng được tiêu thụ nhiều hơn tại thị trườn g bản địa.

Nhu cầu tiêu thụ cà phêở Mỹ Latinh và Đông Nam Á chiếm đến 88% trong số

2.5 triệu bao (loại 60kg) nhu cầu tăng thêm trong năm 2010. Việt Nam không

chỉ hưởng lợi từ sự gia tăng nhu cầu của các nước đang phát triển nói chung mà còn là thị trường nội địa rộng lớn nói riêng.

 Cà phê Việt Nam được trồng trên những vùng caoở Tây Nguyên, điều kiện khí

hậu và đất đỏ bazan phì nhiêu của Tây Nguyên đã cho ta 1 vùng cà phê sản lượng cao và chất lượng cà phê tốt hơn cà phê robusta của các nơi khác

 Cà phê đã tạo ra nguồn thu nhập cao, ngành cà phê đã thu hút gần 2 triệu người lao động ở Tây Nguyên với kim ngạch xuất khẩu hàng năm trên 1 tỷ đô la Mỹ, trong năm 2012 đạt trên 3,3 tỷ đô la Mỹ, cà phê đã trở thành một trong các mặt

hàng nông sản xuất khẩu hàng đầu cả nước.

Một phần của tài liệu Chiến lược xuất khẩu cà phê nhân của Việt Nam sang thị trường Châu Âu đến năm 2020 (Trang 41)