Một số hình thức tổ chức hướng dẫn hoạt động học Thủ công – Kĩ thuật

Một phần của tài liệu Tập bài giảng phương pháo dạy học thủ công kỹ thuật (Trang 69)

a. Dạy học trên lớp

∗Học cá nhân

+ Khi bắt đầu các hoạt động (quan sát, nhận xét mẫu; quan sát thao tác mẫu; hình thành động hình vận động; rèn kĩ năng kĩ thuật...) GV có thể hướng dẫn bằng lời, đặt các câu hỏi gợi mở.

+ HS tự học theo sự hướng dẫn của GV với sự hỗ trợ của các phương tiện trực quan, vật mẫu, tranh quy trình... để chiếm lĩnh tri thức mới cũng như hình thành và rèn luyện kĩ năng kĩ thuật theo khả năng của bản thân; HS kiểm tra và tự kiểm tra kết quả học tập của mình.

+ Trong quá trình học, cá nhân HS có thể trao đổi ý kiến với GV, trao đổi nhỏ với bạn bên cạnh; GV cũng có thể đến để chỉ dẫn trực tiếp cho HS gặp khó khăn... Nếu cần, GV có thể cho một nhóm HS hay cả lớp ngừng hoạt động để hướng dẫn lại chỗ khó, cùng thảo luận và trao đổi chung.

∗Học theo nhóm

- Yêu cầu: HS có đủ nguyên vật liệu, dụng cụ; bố trí chỗ ngồi hợp lí, thuận tiện cho HS khi hoạt động theo nhóm; GV chuẩn bị phiếu giao việc; nêu yêu cầu, giao nhiệm vụ cho từng nhóm một cách cụ thể, rõ ràng.

- Hoạt động chủ yếu:

+ Thảo luận nhóm để tìm cách giải quyết nhiệm vụ học tập mà GV giao.

+ Nên phối hợp tổ chức học nhóm với học cá nhân. Chẳng hạn: trong mỗi bài phần Thủ công (lớp 1, 2, 3) thường có 3 hoạt động chính:

1. QS và NX mẫu 2. Hướng dẫn mẫu

Đây là giai đoạn HS được cung cấp các tri thức kĩ thuật (giai đoạn lĩnh hội hiểu biết kĩ thuật)

→ Nên tổ chức HS học cá nhân

3. Thực hành

- Khi chuyển sang hoạt động làm thử trên giấy nháp (HS tái

hiện những gì QS được ở vật mẫu, các thao tác mẫu của GV) - biến những hiểu biết kĩ thuật thành các động hình vận động.

- Sau đó, HShoạt động thực hành làm ra sản phẩm (giai đoạn

lặp đi lặp lại những động hình để hình thành kĩ năng kĩ thuật) → Nên tổ chức học theo nhóm để HS có thể giúp đỡ lẫn nhau

∗Học theo lớp:

- Yêu cầu: GV và HS cần chuẩn bị chu đáo nội dung hoạt động chung của lớp, tránh lãng phí thời gian.

- Hình thức này được sử dụng khi HS thực hiện một số hoạt động chung như: nghe GV hướng dẫn quan sát, nhận xét mẫu; theo dõi thao tác mẫu của GV; nghe phân công công nhiệm vụ của từng nhóm; thảo luận kết quả chung; trao đổi ý kiến, nhận xét, đánh giá sản phẩm của bạn...

b. Dạy học tại hiện trường

- Dạy học tại hiện trường trong môn TC – KT được hiểu là dạy học ở những khoảng không gian, môi trường liên quan đến bài học TC – KT, thuận lợi cho việc hình thành ở HS những kiến thức, kĩ năng, thái độ phù hợp.

Tuỳ vào khả năng thực tế điều kiện môi trường xung quanh, tính chất của bài học TC – KT, những hiện trường có thể tổ chức các hoạt động dạy học môn TC – KT là sân trường, vườn trường, trang trại trồng cây, trang trại chăn nuôi gà, làng nghề tre mây đan…

- Bài học TC – KT được tổ chức tại hiện trường giúp HS trực tiếp tiếp xúc với các đối tượng, sự vật, hiện tượng có trong thực tiễn xung quanh mình mà không phải thông qua sách vở, tranh ảnh… Nhờ đó, các em học tập một cách hứng thú hơn, không khí học tập sinh động hơn, bài học trở nên sâu sắc, hiệu quả dạy học sẽ được nâng cao hơn.

- Ví dụ: Trong chương trình Kĩ thuật 4, các bài học có thể tổ chức tại hiện trường là:

+ “Lợi ích của việc trồng rau, hoa”, “Vật liệu và dụng cụ trồng rau, hoa”, tổ chức cho HS quan sát tại trang trại trồng cây rau, hoa, phỏng vấn các nhân viên của trang trại.

+ “Trồng cây rau, hoa”, tổ chức bài học phần trồng rau, hoa trong chậu tại góc sân trường; tổ chức bài học phần trồng rau, hoa trên luống ở vườn trường.

+ “Chăm sóc rau, hoa”, tổ chức bài học tại hiện trường là sân trường hoặc vườn trường.

+ Tính chất và những hiện vật ở hiện trường phải phù hợp với bài TC – KT. + Cần xác định mục tiêu bài học một cách cụ thể, từ đó tổ chức cho HS những hoạt động xác định tại hiện trường để đạt được mục tiêu đã định.

+ Có thể xác định mục tiêu của các bài học khác nhau cho một lần tổ chức dạy học tại hiện trường.

Ví dụ: Có thể xác định mục tiêu của bài “Lợi ích của việc trồng rau, hoa” và bài “Vật liệu và dụng cụ trồng rau, hoa” để một lần đến trang trại trồng rau, hoa có thể hình thành cho HS.

+ Bảo đảm tính tổ chức, trật tự, an toàn cho HS trong suốt quá trình hoạt động diễn ra tại hiện trường.

+ Tránh hiện tượng ngại khó, ngại vất vả, tốn thời gian nên không tổ chức dạy học tại hiện trường cho HS.

c. Hoạt động ngoại khoá kĩ thuật

- Ngoại khoá kĩ thuật là hoạt động học tập của HS dưới sự hướng dẫn của GV trong thời gian ngoài giờ chính khoá và theo một kế hoạch đã định.

Mục đích của ngoại khoá là nhằm phát triển toàn diện tính tự lực và những khả năng sáng tạo của HS trong lĩnh vực khoa học, kĩ thuật.

- Hoạt động chủ yếu:

+ Tổ chức các nhóm bồi dưỡng HS có năng khiếu về kĩ thuật, giúp đỡ HS học kĩ thuật kém.

+ Tổ chức các hội thi kĩ thuật, thi nấu ăn, làm đồ dùng học tập, triển lãm kĩ thuật, tìm hiểu khả năng ứng dụng kĩ thuật vào đời sống…

- Khi tham gia hoạt động ngoại khoá, HS cần được biết kế hoạch một cách chi tiết: cần làm gì; khi nào; ở đâu; kết quả cần đạt là gì; cần chuẩn bị những dụng cụ, phương tiện gì…

Khi tham gia công việc, HS có nhiệm vụ: + Thực hiện những công việc được phân công.

+ Ghi chép lại quá trình thực hiện công việc được phân công.

Khi kết thúc công việc cần có tổng kết, rút kinh nghiệm trong tổ, nhóm. - Khi tổ chức hoạt động ngoại khoá kĩ thuật, GV cần lưu ý:

+ Nội dung của hoạt động được tổ chức cho HS phải phù hợp với tính chất và mục tiêu của bài học TC – KT, khả năng của HS, điều kiện thực tế khách quan.

+ Tạo điều kiện cho HS thể hiện tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong suốt quá trình tham gia hoạt động ngoại khoá kĩ thuật.

+ Chuẩn bị các biện pháp kiểm tra, đánh giá khách quan, khen thưởng kịp thời. + Phối hợp và tận dụng sự hỗ trợ của gia đình, tài trợ của các tổ chức xã hội để tăng cường hiệu quả giáo dục của hoạt động ngoại khoá kĩ thuật.

+ Tránh hiện tượng ngại khó, ngại vất vả, tốn thời gian nên không tổ chức các hoạt động ngoại khoá kĩ thuật cho HS.

Một phần của tài liệu Tập bài giảng phương pháo dạy học thủ công kỹ thuật (Trang 69)