Các phương pháp kiểm tra, đánh giá trong dạy học Thủ công – Kĩ thuật

Một phần của tài liệu Tập bài giảng phương pháo dạy học thủ công kỹ thuật (Trang 75)

a. Phương pháp quan sát

Phương pháp quan sát thường sử dụng kết hợp trong kiểm tra đánh giá thực hành về các mức độ:

(1) Mức độ nắm vững các động tác, thao tác đã được chỉ dẫn;

(2) Mức độ hoàn thành công việc thực hành (thời gian, quy trình kĩ thuật…); (3) Mức độ tự lực, độc lập, sáng tạo trong công việc (thường biểu hiện qua các thao tác, động tác kĩ thuật và nét mặt, cử chỉ, sự tập trung chú ý của HS mà GV có thể quan sát được).

Ví dụ: Khi tổ chức hoạt động thực hành (tiết 2), bài: “Lắp ô tô tải” (Kĩ thuật

4),GV có thể quan sát, đánh giá những vấn đề sau:

1. Mức độ nắm vững động tác, thao tác đã được chỉ dẫn:

- HS chọn đúng, đủ các chi tiết và xếp vào nắp hộp để lắp các bộ phận của ô tô. - Tư thế tay cầm chi tiết; tay cầm tua-vít, đinh ốc…

- Động tác tháo, lắp các chi tiết thể hiện sự thành thạo 2. Mức độ hoàn thành công việc thực hành:

- HS lắp các bộ phận theo trình tự.

- Thực hiện việc lắp ô tô đảm bảo thời gian, bố trí chỗ ngồi thực hành hợp lí. 3. Mức độ tự lực, độc lập, sáng tạo trong công việc:

- Tiến hành công việc lắp ghép tự lực, ít cần sự giúp đỡ của người khác; có tinh thần sẵn sàng hỗ trợ các bạn…

- Biết kiểm tra, đánh giá sản phẩm theo quy trình lắp ghép, sản phẩm chắc chắn, ô tô chuyển động được…

b. Phương pháp kiểm tra, đánh giá qua lời nói (vấn đáp)

- Kiểm tra, đánh giá qua lời nói là quá trình đánh giá kết quả học tập của HS dựa trên những thông tin lời nói của HS trong quá trình học tập TC - KT.

- Nội dung đánh giá qua lời nói:

+ Về tri thức: GV có thể yêu cầu HS trả lời miệng các câu hỏi dạng: tại sao, như thế nào…

+ Về mức độ hiểu biết cách thực hiện các thao tác kĩ thuật: GV có thể yêu cầu HS quan sát tranh quy trình để mô tả hiểu biết của bản thân, liên hệ các thao tác mẫu với tranh quy trình làm ra sản phẩm.

- Một số lưu ý khi đánh giá bằng lời:

+ HS phải nắm được câu hỏi: GV cần dành thời gian thích hợp cho HS suy nghĩ và hiểu đúng câu hỏi (tránh gọi HS trước, đặt câu hỏi sau).

Ví dụ:

1. GV có thể kiểm tra tri thức của HS sau khi học bài “Điều kiện ngoại cảnh

của rau, hoa” (Kĩ thuật 4) bằng các câu hỏi như:

- Tại sao rau, hoa lại cần nước?

- Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với rau, hoa như thế nào?

2. GV có thể kiểm tra sự nắm vững các thao tác kĩ thuật của HS khi dạy bài: “Gấp, cắt dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng” (Thủ công 3): Sau khi HS quan sát tranh quy trình, GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:

- Gấp, cắt, dán ngôi sao 5 cánh được thực hiện qua mấy bước? - Hãy mô tả cách gấp ngôi sao 5 cánh qua các hình (H.1, 2, 3, 4, 5)?

- Mở hình (H.5) em có nhận xét gì (để gấp hình có 5 cánh cần chia nửa hình vuông thành 5 phần bằng nhau)?

- Từ nhận xét trên, để gấp hình có 3, 4, 6… cánh ta phải làm gì (chia nửa hình vuông thành 3, 4, 6… phần bằng nhau)?

c. Phương pháp kiểm tra, đánh giá qua bài viết

∗Trắc nghiệm tự luận (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trắc nghiệm tự luận là phương pháp đánh giá kết quả học tập của HS thông qua việc cho các em nhớ lại, sắp xếp lại và vận dụng tri thức, kĩ năng kĩ xảo đã có để giải quyết các vấn đề theo yêu cầu của câu hỏi kiểm tra (nêu, trình bày, giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh…).

- Trắc nghiệm tự luận được sử dụng để kiểm tra đánh giá các mặt về tri thức (là chủ yếu) và mức độ hiểu biết cách thực hiện các thao tác kĩ thuật của HS.

- Ưu điểm:

+ Tiết kiệm thời gian, công sức: trong một thời gian nhất định, GV có thể kiểm tra được số lượng lớn HS.

+ Giúp HS thể hiện được tổng hợp hiểu biết, kĩ năng và năng lực của bản thân bằng ngôn ngữ viết.

Ví dụ: Sử dụng trắc nghiệm tự luận để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS sau khi dạy bài: “Lợi ích của việc trồng rau, hoa” (Kĩ thuật lớp 4):GV cho HS trả lời

- Việc trồng rau, hoa mang lại những lợi ích gì? - Những lợi ích đó thể hiện như thế nào?

∗Trắc nghiệm khách quan

- Trắc nghiệm khách quan là phương pháp đánh giá kết quả học tập của HS bằng những câu hỏi mà các phương án trả lời đã được cho trước (dạng câu hỏi có nhiều lựa chọn, câu hỏi đúng - sai, câu hỏi ghép đôi, điền vào chỗ khuyết trong câu…)

- Trắc nghiệm khách quan có thể được dùng để đánh giá các mặt về tri thức và mức độ nắm vững các thao tác kĩ thuật của HS.

- Ưu điểm:

+ Nhờ phương pháp này, trong một thời gian nhất định, GV có thể kiểm tra được số lượng lớn HS, với nhiều nội dung khác nhau.

+ Đảm bảo tính khách quan của quá trình kiểm tra, đánh giá.

Ví dụ: Sử dụng trắc nghiệm khách quan để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

của HS về tri thức sau khi dạy bài: “Điều kiện ngoại cảnh của cây rau, hoa” (Kĩ

thuật lớp 4) bằng những câu hỏi sau:

1. Sự quang hợp của cây rau, hoa xảy ra ở đâu? (a) Thân, (b) Lá, (c) Rễ

2. Thiếu ánh sáng mặt trời thân cây sẽ…

(a) Yếu ớt và vươn dài ra, (b) To mập, (c) Khẳng khiu

3. Nước tham gia vào quá trình điều hoà nhiệt độ trong cây. Đúng hay sai? (a) Đúng, (b) Sai

4. Cây hấp thụ không khí bằng… (a) Thân, (b) Lá, (c) Rễ 5. Cây lấy không khí từ đâu?

(a) Nước, (b) Đất, (c) Không khí

6. Thiếu ánh sáng Mặt Trời lá cây sẽ có màu… (a) trắng, (b) xanh da trời, (c) xanh thẫm 7. Nước có hoà tan thức ăn trong đất hay không? (a) Có, (b) Không

Một phần của tài liệu Tập bài giảng phương pháo dạy học thủ công kỹ thuật (Trang 75)