Nhiệm vụ hình thành và rèn luyện hệ thống kĩ năng kĩ thuật

Một phần của tài liệu Tập bài giảng phương pháo dạy học thủ công kỹ thuật (Trang 28)

a. Một số khái niệm

∗Kĩ năng

- Theo Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên): Kĩ năng là khả năng vận dụng những kiến thức đã thu được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế.

- Theo giáo trình “Phương pháp dạy học Thủ công, Kĩ thuật”, Đào Quang Trung, NXB ĐHSP, 2011: Kĩ năng là khả năng của con người thực hiện công việc một cách hiệu quả và chất lượng trong một thời gian thích hợp, trong những điều kiện nhất định, dựa vào tri thức và kĩ xảo đã có. Như vậy, kĩ năng là những quá trình tâm lí và luôn gắn với những hoạt động cụ thể, là kiến thức trong hành động. Do đó, kĩ năng được hình thành trong hành động, với những điều kiện cụ thể.

- Theo lí luận dạy học: Kĩ năng được hiểu là khả năng vận dụng có kết quả những tri thức về phương thức hành động chủ thể đã lĩnh hội được để thực hiện các nhiệm vụ tương ứng.

- Theo quan điểm tâm lí học: Kĩ năng là những thuộc tính tâm lí của con người tạo tiền đề cho việc thực hiện thành công một hoạt động nào đó.

∗Kĩ năng kĩ thuật

KNKT là những thuộc tính khác nhau của nhân cách, tạo tiền đề cho việc thực hiện thành công các hoạt động kĩ thuật.

∗Kĩ xảo kĩ thuật

Kĩ xảo kĩ thuật là những thành phần đã được tự động hóa của một hành động có ý thức xuất hiện khi thực hiện hành động đó.

b. Những kĩ năng kĩ thuật cần chú ý hình thành và rèn luyện cho HS

∗Những kĩ năng kĩ thuật chung

- Kĩ năng đặt kế hoạch lao động (yêu cầu, điều kiện, phương tiện, thời gian); - Kĩ năng tổ chức lao động (điều kiện làm việc, dụng cụ lao động);

- Kĩ năng kiểm tra và tự kiểm tra kết quả lao động; - Các kĩ năng cảm giác (nghe, nhìn…);

- Các kĩ năng trí tuệ (tính toán, đọc bản vẽ…);

- Các kĩ năng vận động (hành động, thao tác, động tác…

- Kĩ năng xé, gấp, cắt, dán; khâu, thêu các đường cơ bản;

- Kĩ năng lắp ghép các mô hình (mô hình kĩ thuật, mô hình điện); - Kĩ năng gieo trồng, chăm sóc cây rau, hoa; chăm sóc vật nuôi (gà);

- Kĩ năng sử dụng các dụng cụ lao động đơn giản (dao, kéo, kìm, cờ lê, tua-vít, cuốc, bình tưới…); các dụng cụ đo, vẽ (thước, ê ke, compa…);

- Kĩ năng sử dụng các loại nguyên vật liệu, dụng cụ khác nhau để tạo ra sản phẩm.

Lưu ý:Các KNKT cụ thể HS sẽ được rèn luyện qua các đối tượng cụ thể của tiết

học, còn các KNKT chung cần được luyện tập, lặp đi lặp lại nhiều lần qua nhiều tiết học, bài học... mới hình thành ở trẻ.

c. Con đường hình thành kĩ năng kĩ thuật

Khi nói đến hoạt động kĩ thuật luôn gắn với một mục đích tương ứng. Còn khi nói đếnthao tác kĩ thuật là bàn đến phương pháp thực hiện hành động kĩ thuật - nghĩa là chú ý đến phương thức hành động. Mỗi hoạt động kĩ thuật có thể bao gồm nhiều

hành động kĩ thuật, mỗi hành động kĩ thuật gồm nhiều thao tác kĩ thuật; mỗi thao tác kĩ thuật lại gồm nhiều tư thế và động tác lao động. Và đây cũng chính là cơ sở để hình thành kĩ năng.

KNKT không chỉ là sự lành nghề mà còn là sự chuẩn bị cần thiết cho việc hoàn thành một cách có ý thức hoạt động lao động. Kĩ năng thể hiện sự sẵn sàng ứng dụng một cách độc lập và sáng tạo những tri thức, phương pháp và các thao tác, động tác lao động kĩ thuật.

∗ Những điều kiện để hình thành kĩ năng

- HS hiểu rõ mục đích, nhiệm vụ và phương thức đạt được mục đích. - HS phải có tri thức lí thuyết và thực hành tương ứng với nhiệm vụ. - Lựa chọn các PPDH phù hợp với đặc điểm kĩ năng, kĩ xảo.

- Đảm bảo tính hiệu quả và vừa sức khi luyện tập, có lưu ý tăng dần mức độ phức tập của việc luyện tập.

- Chủ thể tích cực hoạt động.

∗Con đường hình thành kĩ năng kĩ thuật (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

KNKT được hình thành thông qua một quá trình nhận thức, do đó nó cũng tuân theo con đường nhận thức mà Lênin chỉ ra, đó là: từ trực quan sinh động, HS nhận thức cảm tính tạo ra các hình ảnh, biểu tượng vận động; tiếp đó, HS nắm được quy trình, tức là hiểu được tư thế, cơ chế động tác nhờ việc bắt chước các hoạt động của GV và cùng với việc luyện tập lặp đi lặp lại nhiều lần, HS trở thành có kĩ năng.

Như vậy, kĩ năng được hình thành trên cơ sở của sự quan sát - bắt chước - luyện tập.

Sơ đồ tóm tắt con đường hình thành kĩ năng

Qua phân tích con đường hình thành kĩ năng nêu trên, có thể thấy KNKT chỉ có thể hình thành trên cơ sở vận dụng kiến thức vào quá trình thực hành kĩ thuật. Do đó, PPDH đặc trưng để hình thành KNKT (hay PPDH đặc trưng của môn TC - KT), đó là: phương pháp làm mẫu và phương pháp huấn luyện - luyện tập.

Trong đó, làm mẫu được sử dụng ở giai đoạn đầu, GV thao tác kết hợp với lời giải thích + HS ghi nhớ, tái hiện, bắt chước tiếp theo là quá trình huấn luyện kết quả là kĩ năng được hình thành.

Tư duy trừu tượng Thực tiễn

Nhận thức cảm tính Tạo ra các hình ảnh, biểu tượng Nhận thức cảm tính + bắt chước Thông hiểu mục đích, cơ chế động tác Hoạt động Kĩ năng Trực quan sinh động

Một phần của tài liệu Tập bài giảng phương pháo dạy học thủ công kỹ thuật (Trang 28)