Phương pháp dạy học thực hành kĩ thuật

Một phần của tài liệu Tập bài giảng phương pháo dạy học thủ công kỹ thuật (Trang 48)

a. Khái niệm

∗Thực hành kĩ thuật

- Thực hành là hoạt động trong đó con người tác động lên vật chất thông qua quá trình sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm. Thực hành có thể hiểu là hoạt động để con người ứng dụng hiểu biết vào cuộc sống, là gắn vào công việc những lí thuyết đã lĩnh hội được, là thói quen hay phương thức thường dùng trong công việc.

- Thực hành kĩ thuật là quá trình vận dụng những kiến thức lí thuyết về kĩ thuật tác động lên vật chất để tạo ra sản phẩm. Trong dạy học TC - KT, thực hành kĩ thuật được hiểu là những hoạt động vật chất của HS nhằm ứng dụng hiểu biết về thủ công và kĩ thuật.

∗Dạy học thực hành kĩ thuật

Dạy học thực hành kĩ thuật là quá trình sư phạm do GV tổ chức nhằm giúp HS củng cố hiểu biết và vận dụng hiểu biết vào thực hành làm sản phẩm, qua đó tạo cơ sở để hình thành kĩ năng kĩ thuật cho HS và thực hiện các chức năng giáo dục khác.

Mục đích, nhiệm vụ dạy học thực hành kĩ thuật:

- Củng cố, hoàn thiện, khắc sâu và vận dụng kiến thức lí thuyết kĩ thuật. - Hình thành và rèn luyện các kĩ năng kĩ thuật theo mục tiêu đã xác định. - Phát triển tư duy và bồi dưỡng năng lực kĩ thuật.

- Thực hiện các chức năng giáo dục khác (hình thành thói quen lao động theo quy trình; giáo dục HS ý thức, tác phong lao động; biết quý trọng sản phẩm lao động; rèn luyện tính cần cù, kiên trì, trung thực; giáo dục an toàn lao động và vệ sinh môi trường…)

b. Quá trình hình thành kĩ năng kĩ thuật trong thực hành kĩ thuật

Kĩ năng kĩ thuật được hình thành trong hoạt động thực hành, bao gồm 3 giai đoạn: Lĩnh hội hiểu biết kĩ thuật; Tạo dựng động hình vận động; Hình thành kĩ năng kĩ thuật.

∗Giai đoạn 1: Lĩnh hội hiểu biết kĩ thuật

- Nhiệm vụ của giai đoạn này là nhằm củng cố lại những tri thức kĩ thuật đã có và làm cho từng tri thức kĩ thuật trở thành có khả năng ứng dụng phù hợp với tình huống lao động cụ thể một cách nhanh chóng và chính xác.

- Kết quả của giai đoạn này là hình thành hiểu biết kĩ thuật và biểu tượng vận động (gồm: nhận thức về mục đích, nhiệm vụ và trình tự các động tác).

- Biểu tượng và hiểu biết có được là do sự quan sát các hành động làm mẫu của GV → tương ứng với giai đoạn này GV phải định hướng, tạo nhu cầu, động cơ học tập + trang bị hiểu biết kĩ thuật + biểu diễn hành động mẫu.

∗Giai đoạn 2: Tạo dựng động hình vận động

- Giai đoạn này có nhiệm vụ làm cho từng tri thức, từng biểu tượng vận động trở thành các vận động vật chất - đó là những cử động hoặc những thao tác kĩ thuật. Những vận động vật chất này vẫn còn mang nhiều dấu ấn của biểu tượng vận động nên được gọi là động hình vận động.

- Động hình có được nhờ sự tái hiện và bắt chước (một cách có ý thức) các động tác đang và đã quan sát trước đây → tương ứng với giai đoạn này GV cần làm mẫu các thao tác cho HS quan sát.

- Kĩ năng được hình thành nhờ sự tái hiện tư duy (tái hiện, lặp đi lặp lại nhiều lần những động hình) kết hợp với việc phân tích và điều chỉnh vận động (huấn luyện - luyện tập) → tương ứng ở giai đoạn này, GV cần tổ chức huấn luyện cho HS.

Đặc trưng của quá trình này là PPDH thực hành kĩ thuật.

Có thể mô tả tóm tắt quá trình hình thành kĩ năng kĩ thuật trong dạy học thực hành kĩ thuật như sau:

Tiến trình giờ học→(đạt mục tiêu) hình thành kĩ năng kĩ thuật cho HS:

c. PPDH thực hành kĩ thuật

∗Phương pháp làm mẫu:

Khái niệm:

- Phương pháp làm mẫu là cách thức GV biểu diễn các hành động, thao tác kĩ thuật kết hợp với lời giải thích nhằm giúp HS hiểu rõ trình tự, mục đích và cách thực hiện từng thao tác trong quy trình làm ra sản phẩm.

Hướng dẫn thao tác +

Tổ chức HS làm thử Huấn luyện

Thực hành tập làm

theo quy trình Thực hànhluyện tập

- Hiểu cơ chế động tác - Có động hình vận động Hình thành kĩ năng GV HS Kết quả HS có được

Cung cấp hiểu biết

Lĩnh hội hiểu biết kĩ thuật

- Nắm được đặc điểm cấu tạo vật phẩm - Có được hình ảnh, biểu tượng vận động

- Mục đích của làm mẫu: giúp HS hình dung rõ từng động tác riêng lẻ và ghi nhận trình tự các động tác ấy (HS hiểu rõ trình tự và cách thực hiện các thao tác kĩ

thuật).

- Ưu điểm của làm mẫu: + Có tính trực quan cao

+ Đảm bảo mối liên hệ giữa lí thuyết và thực hành. Tiến trình làm mẫu:

- Chuẩn bị:trước khi tiến hành làm mẫu cần: + Xác định mục đích, yêu cầu của việc làm mẫu.

+ Chuẩn bị đầy đủ các chi tiết của vật phẩm, nguyên vật liệu và dụng cụ.

+ Làm mẫu thử để xác định trạng thái của vật phẩm; các thao tác, cử động của việc làm mẫu và trình tự của chúng; thời gian làm mẫu và những giải thích cần thiết.

+ Dự kiến tình huống có thể xảy ra trong quá trình làm mẫu và phương án xử lý. - Tiến hành: Làm mẫu được tiến hành qua các bước:

Bước 1 GV nêu yêu cầu với HS:

- GV nêu rõ mục đích của việc làm mẫu (nhằm định hướng hoạt động của HS)

- Nêu các nguyên vật liệu và dụng cụ cần thiết cho việc làm mẫu

Bước 2 Giới thiệu trực quan trên tranh quy trình: GV đưa tranh quy trình và giới thiệu khái quát để HS nắm được các bước và trình tự các bước trong quy trình làm sản phẩm.

Bước 3 Làm mẫu chi tiết (lần 1)

- GV làm mẫu toàn bộ quy trình với tốc độ vừa phải (chia thành các cử động rõ ràng) kết hợp liên hệ chặt chẽ với tranh quy trình và những giải thích cần thiết để HS nắm được từng thao tác và cách thực hiện các thao tác trong quy trình.

- GV hướng dẫn lại các thao tác mới, thao tác khó (nếu cần).

Bước 4 Làm mẫu tóm tắt (lần 2): GV làm mẫu tóm tắt các bước để HS ghi nhớ tiến trình làm sản phẩm (nếu cần)

Bước 5 Đánh giá kết quả làm mẫu: GV cho đại diện HS lên nêu cách làm và làm

thử trước lớp → tuỳ thuộc kết quả làm thử của HS mà chuyển sang luyện tập thực hành.

- Chọn vị trí làm mẫu thích hợp để đảm bảo cho tất cả HS có thể quan sát rõ các thao tác mẫu của GV.

- GV chỉ hướng dẫn những thao tác mới, thao tác khó hay những thao tác chuyển tiếp phức tạp; còn những thao tác dễ và những thao tác HS đã biết (do học ở các bài trước), GV có thể yêu cầu HS lên thực hiện lại.

Ví dụ:Bài “Cắt, dán chữ I, T” (Thủ công 3) Hoạt động: Hướng dẫn thao tác mẫu

Bước 1 GV nêu yêu cầu với HS: tìm hiểu cách cắt, dán chữ I, T → yêu cầu HS

chuẩn bị: giấy thủ công màu, kéo, hồ dán.

Bước 2 GV đưa tranh quy trình và giới thiệu các bước cắt, dán chữ I, T:

- Bước 1: Kẻ chữ I, T (H.2a, b) - Bước 2: Cắt chữ T (H.3a, b) - Bước 3: Dán chữ I, T (H.4) GV làm mẫu chi tiết:

- GV thực hiện với tốc độ vừa phải từng thao tác mẫu theo quy trình kĩ thuật. Nên kết hợp khéo léo giữa hướng dẫn thao tác mẫu với sử dụng tranh quy trình thông qua các câu hỏi(kết hợp làm mẫu với đàm thoại).

Bước 3

MÔ TẢ QUY TRÌNH Bước 1: Kẻ chữ I, T

- Lật mặt sau tờ giấy thủ công, kẻ, cắt hai hình chữ nhật:

+ HCN thứ nhất có chiều dài 5 ô, rộng 1 ô, được chữ I (H.2a).

+ HCN thứ hai có chiều dài 5 ô, rộng 3 ô.

- Chấm các điểm đánh dấu hình chữ T vào HCN thứ hai. Sau đó kẻ chữ T theo các điểm đã đánh dấu như hình 2b

Bước 2: Cắt chữ T

- Gấp đôi HCN đã kẻ chữ T (H.2b)

CÂU HỎI

(Kết hợp làm mẫu với đàm thoại)

- Để kẻ chữ I, T đầu tiên cô phải chuẩn bị gì?

- Nhìn (H.2b) cho cô biết cô phải làm gì để có hình chữ T?

- Nêu cho cô cách đánh dấu các điểm để có hình chữ T.

- Đánh dấu được các điểm rồi tiếp theo chúng ta phải làm gì?

theo đường dấu giữa (mặt trái ra ngoài).

- Cắt theo đường kẻ nửa chữ T, bỏ phần gạch chéo (H.3a). Mở ra, được chữ T như chữ mẫu (H.3b).

Bước 3: Dán chữ I, T

- Kẻ một đường chuẩn, sắp xếp chữ cho cân đối trên đường chuẩn.

- Bôi hồ đều vào mặt kẻ ô và dán chữ vào vị trí đã định.

- Đặt tờ giấy nháp lên trên chữ vừa dán để miết cho phẳng.

được chữ T chúng ta phải làm gì trước? Tại sao?

- Quan sát H.3a cho cô biết, muốn cắt được chữ T chúng ta phải cắt bỏ phần nào?

- Hãy nêu cho cô cách xác định phần gạch chéo trong H.3a?

- Để dán các chữ cho thẳng hàng, cân đối chúng ta phải làm gì?

GV có thể hướng dẫn kĩ hơn thao tác:

- Cách chấm các điểm đánh dấu hình chữ T vào HCN thứ hai (H.2b) Bước 4 GV làm mẫu lần 2 toàn bộ quy trình để HS ghi nhớ các bước cắt, dán

chữ I, T (kẻ chữ I, T → cắt chữ T → dán chữ I, T).

Bước 5 GV yêu cầu đại diện HS thực hiện lại các bước trong quy trình và chuyển sang luyện tập thực hành.

Phương pháp huấn luyện - luyện tập:

Luyện tập:

- Luyện tập là sự lặp đi lặp lại các thao tác, hành động một cách có kế hoạch, có hệ thống nhằm hình thành và rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo. Trong dạy học TC - KT, luyện tập được hiểu như một PPDH trong đó GV tổ chức cho HS thực hiện nhiều lần các thao tác kĩ thuật theo trình tự nhất định mà GV đã hướng dẫn (huấn luyện) nhằm rèn luyện và hình thành kĩ năng làm thủ công theo mục tiêu đã xác định.

- Các yêu cầu của việc luyện tập:

+ HS có tri thức về lí thuyết và thực hành.

+ Sắp xếp vị trí luyện tập hợp lí. + Tăng dần độ khó của việc luyện tập. + Đảm bảo an toàn lao động.

- Tổ chức luyện tập: Tuỳ thuộc vào mục đích, nội dung và mức độ hình thành kĩ năng kĩ xảo mà có thể tổ chức luyện tập theo nhóm, cặp, cá nhân.

Huấn luyện

- Huấn luyện là PPDH thực hành kĩ thuật được tiến hành dưới sự chỉ đạo của GV mà trong đó sự luyện tập xảy ra.

- Vai trò: việc huấn luyện phải góp phần:

+ Nâng cao hiệu quả của việc lĩnh hội hiểu biết kĩ thuật. + Hình thành và rèn luyện hệ thống kĩ năng kĩ thuật.

+ Phát hiện và khắc phục các sai sót, loại bỏ các động tác thừa, kiểm tra các kĩ năng kĩ thuật chung.

+ Theo dõi sự phát triển kĩ năng kĩ thuật

Tiến hành huấn luyện - luyện tập trong thực hành kĩ thuật:

- Chuẩn bị:

+ Xác định rõ mục tiêu, yêu cầu và nhiệm vụ của bài thực hành. + Kiểm tra sự chuẩn bị nguyên vật liệu và dụng cụ của HS.

- Tiến hành:

Bước 1 Khái quát lại quy trình kĩ thuật

- HS nhắc lại quy trình đã học ở tiết 1; có thể gọi 1 - 2 HS lên thực hiện lại quy trình.

- GV hệ thống lại toàn bộ quy trình làm sản phẩm và lưu ý HS các thao tác khó (kết hợp minh họa bằng tranh quy trình).

Bước 2 Tổ chức thực hành

- Tùy bài học, GV tổ chức HS thực hiện yêu cầu thực hành theo nhóm/ cá nhân.

- Trong quá trình HS thực hành, GV cần bao quát lớp; kịp thời giúp HS phát hiện và khắc phục những sai sót.

- Trước khi kết thúc hoạt động thực hành, GV nên gợi ý HS trang trí sản phẩm theo khả năng sáng tạo của từng em, từng nhóm.

Bước 3 Tổng kết (kết thúc thực hành)

- Trưng bày và đánh giá các sản phẩm HS đã hoàn thành. - Nhận xét và dặn dò HS chuẩn bị cho bài sau.

Một phần của tài liệu Tập bài giảng phương pháo dạy học thủ công kỹ thuật (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)