Ví dụ minh hoạ

Một phần của tài liệu Tập bài giảng phương pháo dạy học thủ công kỹ thuật (Trang 84)

a. Ví dụ 1 (bài học thực hành)

BÀI: GẤP, CẮT, DÁN BÔNG HOA (Thủ công 3; 2 tiết)

I. Mục tiêu

- HS biết ứng dụng cách gấp, cắt ngôi sao 5 cánh để cắt được bông hoa 5 cánh. Biết cách gấp, cắt, dán bông hoa 4 cánh, 8 cánh.

- Gấp, cắt, dán được bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh đúng quy trình kĩ thuật. - Trang trí được những bông hoa theo ý thích.

- Hứng thú đối với giờ học gấp, cắt, dán hình. II. Chuẩn bị

1. Giáo viên

- Mẫu các bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh được gấp, cắt từ giấy màu. - Tranh quy trình gấp, cắt bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh.

- Giấy thủ công các màu, giấy trắng làm nền. - Kéo thủ công, hồ dán, bút màu.

2. Học sinh

- Giấy thủ công các màu, giấy trắng làm nền. - Kéo thủ công, hồ dán, bút màu.

Tiết 1

1. Ổn định tổ chức, kiểm tra bài cũ và sự chuẩn bị của HS. (4 phút) 2. Bài mới

Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Giới thiệu bài (1 phút)

GV đưa ra lẵng hoa đã chuẩn bị sẵn, giới thiệu bài

HS quan sát, lắng nghe

Hoạt động 1:

Quan sát, nhận xét mẫu

(5 phút)

- GV yêu cầu HS quan sát, trả lời các câu hỏi:

+ 3 bông hoa trên lẵng hoa cô cắt có đặc điểm gì? (vừa hỏi vừa chỉ vào 3 bông hoa 5 cánh trên lẵng hoa)

+ Còn đặc điểm gì nữa?

+ Các cánh hoa ở mỗi bông hoa có đặc điểm gì?

+ Ngoài hoa 5 cánh cô trò mình vừa tìm hiểu, các con có nhận xét gì về các bông hoa còn lại?

- Liên hệ thực tế: Trong thực tế cuộc sống có rất nhiều loại hoa. Màu sắc, số cánh hoa và hình dạng cánh hoa của các loại hoa cũng rất đa dạng.

- GV hỏi: Chúng ta có thể sử dụng hoa để làm gì?

- GV hỏi: Để làm được bông hoa có 5 cánh đều nhau như thế này ta có thể dựa vào cách gấp hình nào đã biết?

- GV đưa ra tờ giấy hình vuông có cạnh là 6 ô, yêu cầu 1 HS lên bảng gấp ngôi sao 5 cánh.

- HS quan sát, trả lời:

+ Ba bông hoa đều có 5 cánh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Các bông hoa cô làm có kích thước lớn, nhỏ khác nhau.

+ Các cánh hoa cách đều nhau và giống nhau.

+ Các bông hoa còn lại có bông hoa 4 cánh và có bông hoa 8 cánh.

- HS lắng nghe

- HS trả lời: Có thể dùng hoa để trang trí, làm thuốc, làm thức ăn, làm nước hoa… - HS trả lời: Dựa vào cách gấp ngôi sao 5 cánh, vì ngôi sao 5 cánh cũng có 5 cánh giống nhau và cách đều nhau. - 1 HS lên bảng thực hiện, HS dưới lớp quan sát.

- Gọi HS nhận xét; GV nhận xét và hướng dẫn nhanh lại một lần các bước gấp. - HS nhận xét; quan sát, lắng nghe. Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác mẫu (15 phút) a) Gấp cắt bông hoa 5 cánh(5’)

- GV đưa ra quy trình và giới thiệu các bước gấp, cắt bông hoa 5 cánh:

+ Bước 1: Cắt tờ giấy hình vuông cạnh 6 ô.

+ Bước 2: Gấp giấy để cắt bông hoa 5 cánh (cách gấp giống như cách gấp ngôi sao 5 cánh).

+ Bước 3: Vẽ đường cong(như hình H1) + Bước 4 : Cắt lượn theo đường cong để được hoa 5 cánh.

- GV gọi 1 HS lên bảng thực hiện bước 1: Cắt tờ giấy hình vuông cạnh 6 ô. - Gọi HS nhận xét, GV nhận xét.

- GV đính mẫu hình vuông cạnh 6 ô đã chuẩn bị sẵn lên bảng.

- GV gọi 1 HS lên bảng thực hiện bước 2: gấp giấy bằng tờ giấy hình vuông GV đã chuẩn bị trước.

- Gọi HS nhận xét, GV nhận xét.

- GV đính sản phẩm HS vừa gấp lên bảng.

- GV yêu cầu HS quan sát H1 và gọi 1 HS nêu cách vẽ đường cong.

- Gọi HS nhận xét, GV nhận xét.

- GV dùng que chỉ để minh họa nét vẽ trên sản phẩm gấp của bước 2 đã đính trên bảng.

- GV khuyến khích HS trực tiếp vẽ nét cong nếu HS thực hiện được (Nếu HS

- HS quan sát, lắng nghe.

- 1 HS lên thực hiện, cả lớp quan sát.

- HS nhận xét. - HS quan sát.

- 1 HS lên thực hiện, HS dưới lớp quan sát và nhận xét. - HS nhận xét.

- 1 HS nêu. - HS nhận xét.

không làm được thì GV làm mẫu thao tác vẽ đường cong như H1).

- GV hỏi: Vẽ đường cong rồi, tiếp theo chúng ta phải làm gì để được bông hoa? - GV hỏi: Để làm nhuỵ hoa, chúng ta phải làm gì?

- GV mời 1 HS lên cắt lượn theo đường cong để tạo hoa 5 cánh và cắt lượn vào sát góc nhọn để làm nhụy hoa (thực hiện trên phần giấy gấp, vẽ mà GV chuẩn bị sẵn).

(GV có thể làm mẫu cho HS ở thao tác cắt và cắt lượn vào sát góc nhọn để làm nhuỵ hoa (GV cắt minh họa ở một hình khác))

- GV đính bông hoa đã cắt xong lên bảng nối tiếp vị trí của bước 3.

- GV mở rộng: Tuỳ từng cách vẽ và cắt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lượn theo đường cong sẽ được 5 cánh hoa có hình dạng khác nhau. Ví dụ: Nếu cắt như hình 3a sẽ được bông hoa 5 cánh giống như hình 3b; nếu cắt như hình 4a sẽ được bông hoa như hình 4b…

Sau khi học xong, các em có thể gấp, cắt hoa 5 cánh có kích thước to, nhỏ và hình dạng cánh hoa tuỳ ý.

b) Gấp, cắt hoa 4 cánh và 8 cánh (7’)

- GV gọi 1 HS đọc nội dung Gấp, cắt hoa 4 cánh và 8 cánh trong sách Thực

hành thủ công 3.

- GV hỏi: Để gấp, cắt hoa 4 cánh và 8

cánh chúng ta phải thực hiện các bước

- HS trả lời: Cắt theo đường cong. - HS trả lời: Chúng ta phải cắt lượn vào sát góc nhọn để làm nhuỵ hoa. - 1 HS lên bảng thực hiện. - HS quan sát. - HS quan sát, lắng nghe. - 1 HS đọc, HS cả lớp lắng nghe.

- HS trả lời: Phải thực hiện qua 4 bước:

nào?

- GV hỏi: Để gấp hoa 4 cánh chúng ta phải gấp hình vuông thành mấy phần bằng nhau?

- GV gọi 1 HS lên bảng cắt tờ giấy hình vuông và gấp tờ giấy hình vuông thành 8 phần bằng nhau.

- Gọi HS nhận xét, GV nhận xét.

- GV gọi 1 HS lên vẽ đường cong như hình 5b.

- GV hỏi: Tiếp theo để tạo hoa 4 cánh chúng ta phải làm gì?

- GV gọi 1 HS lên bảng thực hiện cắt tạo hoa 4 cánh.

- GV hỏi: 8 cánh gấp mấy lần 4 cánh? - GV: Vậy để gấp hoa 8 cánh ta gấp HV thành mấy phần bằng nhau, vì sao em biết?

+ Bước 1: Cắt các tờ giấy hình vuông.

+ Bước 2: Gấp giấy để cắt hoa 4 cánh, 8 cánh.

+ Bước 3: Vẽ đường cong. + Bước 4: Cắt theo đường cong.

- HS trả lời: Phải gấp hình vuông

- 1 HS lên bảng thực hiện, HS dưới lớp quan sát: Gấp tờ giấy hình vuông thành 4 phần bằng nhau, tiếp tục gấp đôi được 8 phần bằng nhau như hình H.5.a,b

- HS nhận xét.

- 1 HS lên bảng thực hiện, HS dưới lớp quan sát, nhận xét. - HS trả lời: Dùng kéo cắt theo đường cong và cắt lượn vào sát góc nhọn để làm nhuỵ hoa ta sẽ được hoa 4 cánh. - 1 HS lên bảng thực hiện, HS dưới lớp quan sát, nhận xét. - HS trả lời: 8 cánh gấp 2 lần 4 cánh. - HS: Gấp hình vuông thành 16 phần bằng nhau (vì 8 cánh gấp 2 lần 4 cánh nên ta chia hình vuông thành số phần gấp 2 lần 8 phần là 16 phần bằng nhau).

- GV gọi 1 HS lên bảng gấp tờ giấy hình vuông thành 16 phần bằng nhau.

- GV gọi 1 HS lên bảng thực hiện vẽ đường cong và cắt tạo hoa 8 cánh.

c) Dán hình các bông hoa(3’)

- GV làm mẫu và lưu ý HS cách dán hình: Để dán hình các bông hoa đảm bảo kĩ thuật cần ướm thử để xác định vị trí, lấy lượng hồ vừa phải bôi hồ vào mặt sau của giấy màu rồi dán vào vị trí đã định.

- GV gợi ý HS vẽ trang trí thêm cành, lá hoặc tạo thành bó hoa, lọ hoa, giỏ hoa tùy theo ý thích.

- 1 HS lên thực hiện: Gấp tờ giấy hình vuông thành 4 phần bằng nhau, gấp đôi được 8 phần bằng nhau, tiếp tục gấp đôi được 16 phần bằng nhau như hình H6.b - 1 HS lên bảng thực hiện, HS dưới lớp quan sát, nhận xét. - HS quan sát, lắng nghe. Hoạt động 3: Làm nháp (7 phút) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- GV gọi 1 HS nêu lại các bước gấp, cắt bông hoa 5 cánh.

- Gọi 1 HS nêu các bước gấp, cắt hoa 4 cánh và 8 cánh.

- GV chia mỗi nhóm 4 HS, cho HS tập gấp, cắt bông hoa 5, 4, và 8 cánh theo nhóm; khuyến khích mỗi HS cắt nhiều bông hoa có số cánh khác nhau.

- 1 HS nêu; HS cả lớp lắng nghe, nhận xét. - 1 HS nêu; HS cả lớp lắng nghe, nhận xét. - HS thực hiện. Nhận xét, dặn dò (3 phút)

- Nhận xét thái độ học tập của HS; khen ngợi HS tích cực tham gia học tập.

- GV nêu rõ công việc và vật liệu cần chuẩn bị cho tiết 2: giấy thủ công các màu, kéo, hồ dán, bút màu.

- HS lắng nghe.

Tiết 2

- GV cho HS kiểm tra sự chuẩn bị (như tiết 1)

- Nêu yêu cầu tiết học: gấp, cắt các bông hoa đã học ở tiết trước và trang trí. 2. Thực hành làm đèn lồng

Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Chuẩn bị thực hành

(7 phút)

- GV gọi 3 HS nêu lại quy trình gấp, cắt hoa 5 cánh, 4 cánh và 8 cánh.

- GV treo tranh quy trình cho HS quan sát, đối chiếu và khái quát lại cách gấp các bông hoa:

+ Gấp, cắt bông hoa 5 cánh: Cắt tờ giấy hình vuông rồi gấp giấy giống như gấp ngôi sao 5 cánh (gấp tờ giấy làm 10 phần bằng nhau), sau đó vẽ đường cong và cắt theo đường cong được bông hoa 5 cánh.

+ Gấp, cắt bông hoa 4 cánh: Gấp tờ giấy hình vuông làm 8 phần bằng nhau, vẽ và cắt theo đường cong được bông hoa 4 cánh.

+ Gấp, cắt bông hoa 8 cánh: Gấp tờ giấy hình vuông thành 16 phần bằng nhau, vẽ và cắt theo đường cong được bông hoa 8 cánh - 3 HS nhắc lại quy trình. - HS quan sát, lắng nghe. Tổ chức thực hành (15 phút) - GV lưu ý HS gấp các nếp gấp cho khít để các cánh hoa đều nhau, cắt các bông hoa với nhiều màu sắc và hình dạng cánh khác nhau trang trí giỏ hoa, lẵng hoa cho đẹp.

- GV tổ chức cho HS thực hành theo nhóm 4.

- GV quan sát và giúp đỡ HS khi các em gặp khó khăn; uốn nắn các thao tác và theo dõi tiến độ thực hành của HS.

- Gợi ý HS trang trí sản phẩm theo khả

- HS lắng nghe.

năng sáng tạo của từng em.

Trưng bày và đánh giá sản

phẩm

(7 phút)

- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm (GV chỉ định HS trình bày sản phẩm theo các vị trí đã dự kiến trước).

- Đánh giá sản phẩm thực hành của HS. GV nêu các tiêu chí đánh giá:

+ Gấp, cắt các bông hoa đúng quy trình kĩ thuật.

+ Các cánh hoa tương đối đều nhau. + Các bông hoa có nhiều màu sắc khác nhau. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Trang trí đẹp, sáng tạo.

- GV cho HS đánh giá sản phẩm của mình và của bạn theo các tiêu chí trên. Cho HS phát biểu cảm nhận về sản phẩm mình thích nhất (em thích giỏ hoa của bạn nào nhất, vì sao).

- GV nhận xét, đánh giá ở hai mức hoàn thành và chưa hoàn thành.

- HS thực hiện. - HS lắng nghe. - HS đánh giá sản phẩm. - HS lắng nghe. Nhận xét, dặn dò (3 phút) - Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần và thái độ học tập của HS; khen ngợi những HS có cắt được nhiều bông hoa, cánh hoa đều nhau.

- Dặn dò HS ôn lại các bài đã học chuẩn bị giấy nháp, giấy thủ công, bút màu, bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán để làm bài kiểm tra cuối chương ở bài sau.

- HS lắng nghe.

b. Ví dụ 2 (bài học lí thuyết)

BÀI: MỘT SỐ GIỐNG GÀ ĐƯỢC NUÔI NHIỀU Ở NƯỚC TA (Kĩ thuật 5; 1 tiết)

- Kể tên và nêu được đặc điểm chủ yếu của một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta.

- Biết liên hệ thực tế để kể tên và nêu đặc điểm chủ yếu của một số giống gà được nuôi ở gia đình hoặc địa phương (nếu có).

- Có ý thức nuôi gà. II. Chuẩn bị

- Tranh, ảnh một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta. - Phiếu học tập, bút dạ…

III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu

Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Ổn định tổ chức lớp, kiểm tra bài cũ (4 phút) - Ổn định tổ chức lớp, kiểm tra sĩ số.

- Kiểm tra bài cũ: GV hỏi: Nuôi gà có lợi ích gì?

- Gọi HS nhận xét; GV nhận xét.

- HS trả lời: + Cung cấp thịt, trứng dùng làm thực phẩm hàng ngày.

+ Cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến thực phẩm. + Tận dụng được nguồn thức ăn trong thiên nhiên. + Cung cấp phân bón để trồng trọt.

+ Đem lại nguồn thu nhập cho chăn nuôi.

- HS nhận xét, lắng nghe.

Giới thiệu bài

(1 phút)

- Tiết học trước cô và cả lớp đã biết được các lợi ích của việc nuôi gà. Để biết được tên và đặc điểm một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta, cô cùng cả lớp sẽ vào bài học ngày hôm nay: Bài 11 “Một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta”.

- HS lắng nghe.

Hoạt động 1

Kể tên một số giống gà được nuôi

- GV nêu : Hiện nay ở nước ta nuôi rất nhiều giống gà khác nhau. Em nào có thể kể tên những giống gà mà em biết ?

- GV ghi nhanh tên các giống gà lên bảng.

- HS nối tiếp nhau phát biểu: gà ri, gà ác, gà Tam Hoàng, gà Đông Tảo, gà mía… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nhiều ở nước ta (7 phút)

- GV kết luận: Có nhiều giống gà được nuôi nhiều ở nước ta.

- GV đưa ra tranh ảnh về các loại gà và giới thiệu:

+ Có những giống gà nội như gà ri, gà Đông Tảo, gà mía, gà ác…

+ Có những giống gà nhập nội như gà Tam Hoàng, gà lơ-go, gà rốt, gà sao…

+ Có những giống gà lai như: gà rốt-ri, gà lương phượng… - HS quan sát, lắng nghe. Hoạt động 2 Đặc điểm một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta (10 phút)

- GV yêu cầu HS đọc thông tin, quan sát tranh trong SGK, thảo luận theo nhóm 4, trong thời gian 5 phút để hoàn thành phiếu học tập: Đặc điểm hình dạng Ưu điểm Gà ri Gà ác Gà lơ-go Gà Tam Hoàng

- Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

- GV nhận xét, đánh giá kết quả các nhóm - GV kết luận: Ở nước ta hiện nay đang nuôi nhiều giống gà. Mỗi giống gà có đặc điểm, hình dạng và ưu điểm, nhược điểm riêng. Khi nuôi gà, cần căn cứ vào mục đích nuôi (nuôi lấy trứng hay nuôi lấy thịt hoặc vừa lấy trứng vừa lấy thịt) và điều kiện

Một phần của tài liệu Tập bài giảng phương pháo dạy học thủ công kỹ thuật (Trang 84)