Các dạng bài học trong dạy Thủ công – Kĩ thuật ở tiểu học

Một phần của tài liệu Tập bài giảng phương pháo dạy học thủ công kỹ thuật (Trang 68)

Hình thức cơ bản tổ chức quá trình học tập của HS trong nhà trường là các dạng bài lên lớp khác nhau. Nếu căn cứ theo mục đích cuối cùng HS đạt được sau bài học thì có thể chia thành 2 dạng bài lên lớp chủ yếu trong dạy học TC - KT, đó là:

a. Bài học lí thuyết (gắn với một phần thực hành)

- Nội dung: Nội dung của loại bài này là những tri thức về cấu tạo, tính chất, công dụng của các loại nguyên vật liệu và dụng cụ trong nội dung gia công giấy bìa, các quy ước kĩ thuật như quy ước về gấp giấy và gấp hình (Thủ công lớp 1); các chi tiết của bộ

- Mục đích: Loại bài này không nhiều, chỉ gồm những nội dung lí thuyết ít gắn liền với thực hành. Mục đích của loại bài lí thuyết này là truyền thụ kiến thức mới; thời gian thực hành ít và mục đích hoạt động thực hành chủ yếu nhằm củng cố, vận dụng lí thuyết trong bài học nhưng không yêu cầu làm ra sản phẩm cụ thể.

- PPDH chủ yếu: PP đàm thoại, giảng giải, trực quan, PP dạy học nêu vấn đề...

Ví dụ: Các bài lí thuyết ở Thủ công lớp 1:

+ Giới thiệu một số loại giấy bìa và dụng cụ học TC (C1 - KT xé, dán hình) + Các qui ước cơ bản về gấp giấy và gấp hình ( C2 - KT gấp hình)

+ Cách sử dụng bút chì, thước kẻ, kéo (C3 - KT cắt, dán hình)…

- Khi giảng dạy loại bài này, GV lưu ý cần có vật mẫu, tranh ảnh minh họa, tránh nói suông. GV cũng cần có sự chuẩn bị tốt để vận dụng các PPDH tích cực cho phù hợp với bài dạy, tăng hứng thú của HS với bài học.

b. Bài học thực hành

- Nội dung: Đây là loại bài cơ bản chiếm phần lớn chương trình. Nội dung của dạng bài này là các thao tác làm ra sản phẩm cụ thể (như sản phẩm mẫu) được thực hiện theo một quy trình nhất định. Các thao tác này được thực hiện thông qua 2 hoạt động chính:

+ Hoạt động GV hướng dẫn thao tác mẫu.

+ Hoạt động HS thực hành các thao tác làm ra sản phẩm cụ thể.

- Mục đích: Mục đích chính của loại bài này là hình thành, rèn luyện và phát triển ở HS các kĩ năng, kĩ xảo cần thiết. Trong dạng bài này, lí thuyết chỉ chiếm một phần nhỏ và được gắn chặt chẽ với hoạt động thực hành rèn kĩ năng. Kết quả của bài học là sản phẩm thực hành HS làm trên lớp.

- PP chủ yếu được sử dụng với loại bài này là PPDH thực hành kĩ thuật; PP trực quan (trong giới thiệu các thao tác kĩ thuật); PP giảng giải - minh họa...

Một phần của tài liệu Tập bài giảng phương pháo dạy học thủ công kỹ thuật (Trang 68)