Giáo dục thế giới quan khoa học và tác phong lao động công nghiệp

Một phần của tài liệu Tập bài giảng phương pháo dạy học thủ công kỹ thuật (Trang 37)

a. Giáo dục ý thức, tác phong lao động công nghiệp

∗Nội dung giáo dục ý thức, tác phong lao động công nghiệp bao gồm:

- Kỉ luật lao động (được hiểu là sự tập trung làm việc của người lao động ở vị trí nhất định trong xí nghiệp, với nhiệm vụ cụ thể và đảm bảo giờ lao động trong một ngày làm việc).

- Tính kế hoạch (thể hiện trong quá trình sản xuất, kế hoạch nguyên liệu, vật tư, sửa chữa và tài chính).

- Tính tiêu chuẩn kĩ thuật (là đặc thù của sản xuất công nghiệp, tính đến vật liệu, năng lượng, thời gian để đảm bảo hiệu quả kinh tế trong sản xuất).

- Tính đồng bộ và cân đối.

- Tính trật tự vệ sinh, đảm bảo an toàn lao động.

Trong dạy học kĩ thuật, nội dung giáo dục ý thức lao động công nghiệp được

thể hiện qua:

- Sự gương mẫu và tác phong làm việc của người GV.

- Quá trình tổ chức sản xuất, thực hành một cách hợp lí trong nhà trường. - Việc kiểm tra, đánh giá quá trình học tập và lao động của HS.

b. Giáo dục thế giới quan khoa học

Dạy Thủ công – Kĩ thuật góp phần giáo dục thế giới quan khoa học cho HS, giúp HS có nhận thức đúng đắn về các sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan, có quan

yêu lao động và quý trọng sản phẩm lao động.

Dạy cho HS nắm vững kĩ thuật cũng làm cho họ tự tin và trang bị cho họ phương tiện và sức mạnh để tuổi trẻ thực hiện ước mơ xây dựng cuộc sống hạnh phúc của cá nhân cũng như cộng đồng xã hội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Quang Trung (Chủ biên) (2007), Thủ công - kĩ thuật và phương pháp dạy học thủ công - kĩ thuật, Dự án phát triển GV Tiểu học, NXB Giáo dục, NXB ĐHSP.

2. Đào Quang Trung (2011), Phương pháp dạy học Thủ công, Kĩ thuật, NXB

ĐHSP.

3. Đào Quang Trung (2004),Giáo trình “Giáo dục kĩ thuật”, NXB ĐHSP.

4. SáchNghệ thuật lớp 1,2,3, NXB Giáo dục, 2013.

5. SáchThủ công, Kỹ thuật lớp 4,5, NXB Giáo dục, 2013.

6. Sách giáo viênThủ công, Kỹ thuật lớp 4,5, NXB Giáo dục, 2013.

7. Bộ GD&ĐT,Chương trình Tiểu học năm 2000, ban hành ngày 9/11/2001.

8. Bộ GD&ĐT (2006), Chương trình Tiểu học (ban hành kèm theo QĐ số 16/2006/QĐ-BGDĐT, ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT).

9. Bộ GD&ĐT, Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở tiểu học (lớp 1,2, 3, 4, 5), NXB Giáo dục, tháng 11/2009.

10. Bộ GD&ĐT, Dự án phát triển GVTH (2007), Dạy lớp 1 theo chương trình tiểu học mới, NXB Giáo dục.

11. Bộ GD&ĐT, Dự án phát triển GVTH (2007), Dạy lớp 2 theo chương trình tiểu học mới, NXB Giáo dục.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Trình bày bằng sơ đồ hoá đối tượng nghiên cứu của môn Thủ công – Kĩ thuật ở tiểu học.

2. Hãy nêu mục tiêu, nội dung chương trình môn Thủ công – Kĩ thuật của từng lớp ở bậc tiểu học.

3. Hãy đánh dấu  vào  anh/ chị cho là đúng và xác định nội dung trọng tâm của từng chương theo bảng dưới đây:

Môn học Nội dung trọng tâm của chương trình

Nội dung trọng tâm của từng chương Thủ công

lớp 1

 Chương 1: Kĩ thuật xé, dán giấy  Chương 2: Kĩ thuật gấp hình  Chương 3: Kĩ thuật cắt, dán giấy

………... ……… ……… Thủ công lớp 2  Chương 1: Kĩ thuật gấp hình  Chương 2: Phối hợp gấp, cắt, dán hình  Chương 3: Làm đồ chơi ………... ……… ……… Thủ công lớp 3  Chương 1: Phối hợp gấp, cắt, dán hình  Chương 2: Cắt, dán chữ cái đơn giản  Chương 3: Đan nan

 Chương 4: Làm đồ chơi

………... ……… ……… ……….... 4. Phân tích những điểm mới trong nội dung chương trình môn Thủ công – Kĩ thuật ở tiểu học.

5. Hãy phân tích cấu trúc và nội dung của SGK và SGV môn Thủ công – Kĩ thuật ở tiểu học. Khi sử dụng SGV môn Thủ công – Kĩ thuật cần lưu ý những điểm gì?

6. Môn TC - KT có những đặc điểm nào và những đặc điểm đó đặt ra yêu cầu gì trong quá trình dạy học TC - KT?

7. Môn Thủ công - Kĩ thuật có những nhiệm vụ chính nào? Hãy trình bày nhịêm vụ hình thành hệ thống kĩ năng kĩ thuật cho học sinh.

8. Trình bày khái niệm tư duy kĩ thuật và mô tả cấu trúc của tư duy kĩ thuật. 9. Tư duy kĩ thuật có những đặc điểm gì? (đánh dấuvàotrước những ý phù hợp):

 Kích thích gây ra trong quá trình TDKT là tình huống có vấn đề  Quá trình TDKT liên hệ chặt chẽ với quá trình nhận thức cảm tính  Quá trình TDKT nhất thiết phải sử dụng ngôn ngữ

 TDKT có sự thống nhất chặt chẽ giữ lí thuyết và thực hành

 TDKT có sự tác động qua lại giữa khái niệm (tư duy trừu tượng) và hình ảnh (tư duy trực quan)

 TDKT mang tính linh hoạt

 TDKT mang tính chất nghề nghiệp  TDKT mang tính tìm tòi và cơ động cao 

Khác:……… 10. Hãy đề xuất các biện pháp để phát triển tư duy kĩ thuật và bồi dưỡng năng lực kĩ thuật cho HS. Cho ví dụ minh họa việc vận dụng các biện pháp đó.

11. Trình bày nhiệm vụ giáo dục kĩ thuật tổng hợp và hướng nghiệp.

12. Nêu nội dung giáo dục ý thức công nghiệp và ý nghĩa của việc giáo dục thế giới quan khoa học cho HS tiểu học thông qua dạy học Thủ công – Kĩ thuật.

Chương 3

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THỦ CÔNG – KĨ THUẬT Ở TIỂU HỌC (11 tiết)

Tóm tắt nội dung:

Chương 3 trình bày những vấn đề, nội dung cơ bản sau: Một số vấn đề về PPDH; Các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học môn TC – KT ở tiểu học; Một số định hướng đổi mới PPDH TC – KT ở tiểu học; Cách lập kế hoạch bài học TC – KT; Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học cho việc dạy TC – KT; Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn TC – KT ở tiểu học; Hướng dẫn dạy học các phần cụ thể.

Mục tiêu của chương

Học xong phần này, sinh viên có khả năng:

1. Về kiến thức

- Xác định được các phương pháp, hình thức tổ chức, phương tiện dạy học và phương pháp đánh giá môn TC – KT ở tiểu học theo định hướng đổi mới;

- Biết cách lập kế hoạch bài học môn TC – KT ở tiểu học;

- Biết cách dạy học các phần cụ thể trong chương trình môn TC – KT ở tiểu học.

2. Về kĩ năng

- Thiết kế được kế hoạch bài học TC - KT theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của HS;

- Tổ chức dạy học được bài học TC - KT theo định hướng đổi mới.

3. Về thái độ

- Tin tưởng vào sự đổi mới PPDH TC – KT;

- Sẵn sàng, tích cực tham gia đổi mới PPDH TC – KT.

Nội dung

Một phần của tài liệu Tập bài giảng phương pháo dạy học thủ công kỹ thuật (Trang 37)