Hướng dẫn thiết kế kế hoạch bài học TC KT (dạng bài thực hành)

Một phần của tài liệu Tập bài giảng phương pháo dạy học thủ công kỹ thuật (Trang 80)

- Kĩ năng - Thái độ

II. Chuẩn bị đồ dùng, PTDH

1. Chuẩn bị của GV: vật mẫu, tranh qui trình, nguyên vật liệu, dụng cụ… 2. Chuẩn bị của HS: đồ dùng, dụng cụ, nguyên vật liệu…

III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu

Tiết 1

1. Ổn định tổ chức lớp, kiểm tra bài cũ

2. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS và giới thiệu bài mới

- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS theo tổ (đồ dùng, dụng cụ, nguyên vật liệu…). - Gây hứng thú và giới thiệu bài mới.

3. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét mẫu

- Mục tiêu của hoạt động:

+ HS nắm được đặc điểm cấu tạo của vật mẫu → qua đó có hình ảnh về sản phẩm phải làm cuối bài học.

+ Bước đầu hình dung công việc sẽ làm trong bài học.

+ Tạo cho HS nhu cầu, hứng thú muốn làm được sản phẩm như vật mẫu.

- PPDH: PP trực quan, đàm thoại, nêu vấn đề…

- Cách tiến hành:

+ GV đưa ra vật mẫu và nêu yêu cầu quan sát.

+ GV đưa ra các câu hỏi hướng dẫn HS quan sát và tìm hiểu cấu tạo vật phẩm (tên gọi, màu sắc, hình dạng, kích thước, nguyên liệu, công dụng... của các bộ phận cấu thành nên vật mẫu).

+ Nhận xét, kết luận:

o HS nêu kết luận về cấu tạo của vật phẩm kĩ thuật bằng cách mô tả đặc điểm từng bộ phận cấu tạo vật phẩm.

o Liên hệ vật phẩm với những vật phẩm đã học (những điểm giống và khác nhau); chỉ ra ứng dụng của vật phẩm trong thực tiễn.

o Gợi ý HS nêu lên vật liệu cần chuẩn bị và cách làm sản phẩm.

4. Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác mẫu

- Mục tiêu của hoạt động:

+ HS tích cực tham gia tìm hiểu, khám phá quy trình kĩ thuật (nêu và thực hiện các thao tác đơn giản; các thao tác đã biết, đã quen thuộc).

+ HS nắm được quy trình (biết cách thực hiện các thao tác trong quy trình). + Rèn luyện và phát triển tư duy cho HS.

- PPDH: PP trực quan (trực quan trong giới thiệu các thao tác kĩ thuật), làm

mẫu, hợp tác nhóm, đàm thoại, giảng giải - minh họa…

- Cách tiến hành:

+ GV nêu yêu cầu hoạt động.

+ GV đưa ra tranh quy trình và giới thiệu trực quan để HS nắm được các bước và trình tự các bước trong quy trình làm sản phẩm.

+ GV làm mẫu từng thao tác theo tranh quy trình: GV làm mẫu chi tiết từng bước, từng thao tác (trong mỗi bước) - kết hợp cho HS liên hệ thao tác mẫu của GV với tranh quy trình thông qua hệ thống câu hỏi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

o Với những bài có nhiều thao tác, GV có thể làm mẫu lần 2 toàn bộ quy trình để HS ghi nhớ các bước làm sản phẩm

o Với những bài có các thao tác mà HS đã học ở bài trước, GV nên dành cho đại diện HS thực hiện mẫu trước lớp.

+ Cho đại diện HS nêu và thực hiện quy trình trước lớp để đánh giá mức độ nắm thao tác của HS. Nếu còn nhiều HS chưa nắm được thao tác, GV cần hướng dẫn lại rồi mới tổ chức cho HS thực hành.

5. Hoạt động 3: Làm thử

- Mục đích của hoạt động: HS tập làm để chuyển những hiểu biết kĩ thuật

trong đầu thành những động hình vận động (các động tác, thao tác bằng tay)

- PPDH:PP luyện tập, hợp tác nhóm…

- Cách tiến hành:

+ GV nêu yêu cầu thực hành cho HS: vận dụng quy trình để tập làm sản phẩm. + Tổ chức HS thực hành (cá nhân/nhóm), GV quan sát và giúp đỡ HS (nếu cần).

6. Nhận xét, dặn dò

- GV động viên, khen ngợi những HS tích cực tham gia học tập. - GV nêu rõ công việc và vật liệu cần chuẩn bị cho tiết 2.

Tiết 2

1. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS

- Yêu cầu HS kiểm tra đồ dùng, dụng cụ học tập (theo tổ, nhóm, bàn...) - HS báo cáo kết quả kiểm tra, GV nhận xét.

+ HS vận dụng quy trình đã được hướng dẫn để thực hành làm sản phẩm (tại lớp). + Rèn luyện và phát triển kĩ năng thực hành, khả năng sáng tạo và sự khéo léo. + Rèn luyện thói quen lao động theo quy trình; GD ý thức lao động cho HS.

- PPDH: PP huấn luyện - luyện tập, hợp tác nhóm, đàm thoại… - Cách tiến hành:

+ Trước khi tổ chức thực hành, GV cho đại diện HS nêu lại các bước làm ra sản phẩm (có thể cho HS lên thực hiện lại quy trình trước lớp); nhắc nhở HS về an toàn lao động khi thực hành (nhất là giờ học có sử dụng kéo).

+ Tổ chức HS thực hành (cá nhân/nhóm); GV bao quát và giúp đỡ HS/nhóm HS (nếu cần).

+ Trước khi kết thúc hoạt động thực hành, GV gợi ý HS trang trí sản phẩm theo khả năng sáng tạo của từng em, từng nhóm.

3. Hoạt động: Trưng bày và đánh giá sản phẩm

- Mục tiêu của hoạt động: Đánh giá sản phẩm của HS theo chuẩn kiến thức, kĩ

năng môn học (mục tiêu của bài học)

- Cách tiến hành:

+ GV chỉ định HS/nhóm HS trình bày sản phẩm ở các vị trí đã dự kiến trước. + GV gợi ý HS nêu hoặc đưa ra những tiêu chí đánh giá sản phẩm.

+ HS nhận xét, đánh giá các sản phẩm → trên cơ sở ý kiến nhận xét của HS; GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của từng em/từng nhóm.

4. Nhận xét, dặn dò

- Nhận xét sự chuẩn bị và tinh thần, thái độ… của HS - Dặn dò HS chuẩn bị cho bài học sau.

Lưu ý: Đây là cấu trúc cho loại bài thực hành phổ biến trong 2 tiết. GV cần

vận dụng linh hoạt với những bài học 1 tiết hoặc 3 tiết. Đối với những bài có 3 tiết: - Tiết 1 GV hướng dẫn HS: (1) Quan sát, nhận xét mẫu; (2) Hướng dẫn thao tác mẫu.

- Tiết 2 và 3 dành cho HS thực hành, trang trí và đánh giá sản phẩm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tập bài giảng phương pháo dạy học thủ công kỹ thuật (Trang 80)