Phương pháp dạy học dùng ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Tập bài giảng phương pháo dạy học thủ công kỹ thuật (Trang 55)

a. Ưu điểm và hạn chế

PPDH dùng ngôn ngữ được GV sử dụng rộng rãi trong các giờ lên lớp (giờ lí thuyết, thực hành và cả khi hướng dẫn HS quan sát mô hình, tranh vẽ, các PTTQ…)

Mục đích của PPDH dùng ngôn ngữ trong dạy học TC - KT là nhằm hình thành các khái niệm kĩ thuật, các biểu tượng và quá trình kĩ thuật thông qua việc miêu tả bằng lời nói kết hợp với mô hình, tranh quy trình, các PTTQ khác...

∗Ưu điểm:

- Tiết kiệm thời gian: Với phương pháp này, trong một thời gian hạn chế, GV có thể cung cấp cho HS một lượng thông tin lớn theo một lôgic chặt chẽ.

- Là phương pháp hữu hiệu để chuyển biến biện chứng từ cụ thể trực quan đến tư duy trừu tượng; làm rõ mối quan hệ giữa cái cụ thể và cái trừu tượng, cái bộ phận và cái toàn thể, cái riêng và cái chung.

- GV có điều kiện bổ sung thêm kiến thức thực tế hoặc đưa ra những liên hệ không có trong SGK.

- Sử dụng phương pháp này, GV có điều kiện tác động đến tư tưởng, tình cảm của HS bằng lời nói sinh động, hấp dẫn.

- Có thể sử dụng ở mọi lúc, mọi nơi, trong mọi hoạt động dạy học.

∗Hạn chế:

- HS tiếp thu thụ động; dễ mệt mỏi, chán nản.

- GV khó kiểm soát được sự tập trung chú ý, quá trình lĩnh hội tri thức của HS. GV cần kết hợp khéo léo với các PPDH khác để khắc phục những hạn chế trên. Trong quá trình dạy học, GV có thể sử dụng phương pháp này dưới các dạng: diễn giảng, trần thuật, đàm thoại, làm việc với SGK, quan sát và nhận xét tranh quy trình, bản vẽ kĩ thuật…

c. Các hình thức trình bày bằng ngôn ngữ

∗Đàm thoại

Khái niệm

- Đàm thoại là cách thức dạy học trong đó GV sử dụng một hệ thống câu hỏi được sắp xếp theo một trình tự nhất định, dựa trên vốn tri thức và kinh nghiệm đã có của HS, thông qua việc hướng dẫn HS suy nghĩ và trả lời từng câu hỏi để đi tới tới kết luận của bài học.

- Ưu điểm:

+ Tạo điều kiện cho HS suy nghĩ chủ động, tích cực.

+ Giúp hoạt động học kĩ thuật của cả lớp thêm sôi nổi, hấp dẫn.

+ Rèn thói quen suy nghĩ, cách diễn đạt bằng lời và tạo hứng thú học tập cho HS. Tiến trình đàm thoại

- Chuẩn bị:

+ Xây dựng hệ thống câu hỏi.

+ Dự kiến đáp án trả lời các câu hỏi đã xây dựng và khả năng trả lời của HS. + Dự kiến phương án gợi ý cho những câu hỏi khó, thời gian dành cho đàm thoại…

- Tiến hành:

Bước 1 - GV giới thiệu khái quát vật mẫu/ giới thiệu thao tác mẫu. - Tạo hứng thú cho HS tri giác đối tượng.

Bước 2 - GV đưa ra hệ thống câu hỏi đã dự kiến. - HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi.

Bước 3 GV và HS tổng kết nội dung bài học (khái quát đặc điểm, cấu tạo của vật phẩm kĩ thuật hay các thao tác kĩ thuật)

Yêu cầu sư phạm

- Phải lấy tri thức và khái niệm HS đã có làm xuất phát điểm cho đàm thoại. - HS phải ý thức được mục đích của đàm thoại.

+Số lượng câu hỏi vừa phải và tập trung vào trọng tâm quan sát.

+Phù hợp với mục tiêu và nội dung bài học.

+ Phù hợp với đặc điểm và trình độ nhận thức của HS; tạo điều kiện cho HS vận dụng vốn hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân để trả lời.

+ Câu hỏi phải có tác dụng kích thích HS suy nghĩ, trả lời (câu hỏi không quá dễ, không quá khó, có lưu ý tằng dần mức độ phức tạp của câu hỏi).

- Đảm bảo yêu cầu về cách thức hỏi:

+Đưa ra câu hỏi một cách nhẹ nhàng; mang tính động viên HS suy nghĩ, trả lời.

+Đưa ra câu hỏi dưới nhiều hình thức khác nhau, với các ngữ điệu khác nhau.

+ Khi HS trả lời đúng, GV cần kịp thời biểu dương, khen ngợi để động viên, khích lệ HS hứng thú tham gia vào bài học.

+Khi HS không trả lời được hoặc trả lời xa nội dung, GV cần đưa ra các câu hỏi phụ hoặc những gợi mở để hướng dẫn HS tìm câu trả lời.

+Luôn chú ý rèn cho HS cách phát âm, lối diễn đạt trong quá trình đàm thoại.

Ví dụ: Bài “Gấp, cắt, dán ngôi sao 5 cánh và lá cờ đỏ sao vàng”(Thủ công 3)

Hệ thống câu hỏi cho hoạt động Quan sát, nhận xét mẫu

- Lá cờ đỏ sao vàng gồm những gì? (là cờ và ngôi sao)

-Lá cờ hình gì, có màu gì? (hình chữ nhật, màu đỏ)

-Ngôi sao có màu gì? (màu vàng)

- Ngôi sao có mấy cánh? Các cánh của ngôi sao như thế nào? (ngôi sao có 5 cánh; các cánh đều nhau, cách đều nhau).

- Ngôi sao ở vị trí như thế nào trên lá cờ? (ngôi sao ở giữa lá cờ, một cách của ngôi sao hướng lên cạnh dài phía trên của lá cờ).

-Lá cờ đỏ sao vàng có ý nghĩa gì?

-Tờ giấy để làm lá cờ có hình gì, kích thước là bao nhiêu (hình chữ nhật, cạnh dài 21 ô, cạnh ngắn 14 ô)

-Để gấp ngôi sao ta dùng giấy thủ công hình gì? (hình vuông)

-Kích thước tờ giấy là bao nhiêu ô? (cạnh 8 ô) Hệ thống câu hỏi cho hoạt động Hướng dẫn thao tác mẫu

-Để gấp ngôi sao trước tiên cần chuẩn bị giấy thủ công hình gì, kích thước là bao nhiêu? (giấy hình vuông, cạnh 8 ô).

-Làm thế nào để xác định được điểm giữa hình vuông? Có mấy cách?

-Làm thế nào để xác định được điểm D (H2)? (D cách C 1 ô)

-Từ (H2) làm thế nào để được (H3)? Mũi tên từ trái sang phải kí hiệu ta phải gấp như thế nào? (gấp theo OD ra phía sau)

-Từ (H4) làm thế nào để được (H5)? (gấp đôi H4)

-Mở (H.5), hãy cho biết để cắt được ngôi sao 5 cánh, ta phải chia nửa hình vuông thành mấy phần bằng nhau?

-Từ đó suy ra để cắt được ngôi sao 3 cánh, 6 cánh ta cần chia nửa hình vuông thành mấy phần bằng nhau?

∗Giảng giải – minh hoạ

Khái niệm

- Giảng giải là cách thức trình bày bằng ngôn ngữ trong đó GV giảng tài liệu mới hoặc làm rõ những nội dung mà HS băn khoăn, thắc mắc (có thể kết hợp với PTTQ minh họa cho nội dung kiến thức đó), còn HS nghe và ghi nhớ.

- Ưu điểm của giảng giải: + Tiết kiệm thời gian.

+ Nội dung học tập được GV trình bày một cách lôgic, khoa học, chặt chẽ. + GV có điều kiện bổ sung thêm kiến thức thực tiễn cho HS.

+ Lời nói của GV có ảnh hưởng đến suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc của HS. - Hạn chế:

+ HS tiếp thu thụ động; dễ mệt mỏi, chán nản.

+ GV khó kiểm soát được quá trình suy nghĩ và lắng nghe của HS. Cách tiến hành

- Chuẩn bị:

+ Xác định mục tiêu giảng giải.

+ Lựa chọn nội dung giảng giải phù hợp với mục tiêu của hoạt động và khả năng tiếp thu của HS.

+ Tập dượt giảng giải cho lưu loát, không phụ thuộc vào giáo án. + Chuẩn bị phương tiện có liên quan (vật mẫu, tranh quy trình...).

- Tiến hành:

Bước 2 Trình bày nội dung giảng giải (giới thiệu và mở rộng hiểu biết về đặc điểm vật phẩm hay ứng dụng của vật phẩm trong thực tế; giới thiệu các bước, các thao tác trong quy trình và những lưu ý khi thực hiện...).

Bước 3 Kết luận về nội dung cần ghi nhớ sau giảng giải (sau khi đã giảng giải cấu tạo vật phẩm/ giới thiệu các thao tác; GV và HS khái quát những nội dung kiến thức cần ghi nhớ qua giảng giải).

Yêu cầu sư phạm

- GV chuẩn bị nội dung bài học chính xác, chặt chẽ, lôgic. - Ngôn ngữ phải được chọn lọc, ngắn gọn, dễ hiểu.

- Giọng nói, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt... của GV phải có sức truyền cảm. - Nhịp điệu giảng vừa phải; chỗ khó giảng chậm hơn, kĩ hơn.

- Các khái niệm kĩ thuật, các động tác kĩ thuật cần giải thích rõ ràng.

∗Làm việc với sách giáo khoa

Khái niệm

- Sách - nguồn tri thức cơ bản - là phương tiện chủ yếu lưu truyền kinh nghiệm qua các thế hệ xã hội loài người.

- Làm việc với SGK là một PPDH. - Các chức năng cơ bản của SGK:

+ Chức năng thông tin: Trong SGK trình bày: (1) những tri thức về tự nhiên, xã hội, kĩ thuật và con người; (2) những kiến thức lí thuyết phản ánh các quy trình kĩ thuật; kinh nghiệm thực hiện các phương thức hoạt động; cách sử dụng nguyên vật liệu và dụng cụ lao động; (3) kinh nghiệm đánh giá thế giới quan và cải tạo thực tiễn. Các thông tin được thể hiện bằng chữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng...

+ Chức năng nghiên cứu: Được phản ánh trong sách về phương pháp và con đường lĩnh hội tri thức thể hiện qua các quy trình kĩ thuật (từ kiến thức lí thuyết đến luyện tập thực hành, tổng kết, giao nhiệm vụ). Những tri thức đó là cơ sở cho việc học tập sau này của HS.

+ Chức năng thực hành luyện tập: SGK thường được cấu trúc đồng tâm, mở rộng; có củng cố vận dụng kiến thức ở các mức độ khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập đặt ra (phù hợp với lôgic của quá trình nhận thức).

- Cấu trúc của SGK Kĩ thuật: Các bài học trong SGK được trình bày theo một cấu trúc thống nhất theo quan điểm đổi mới. Nội dung của từng bài học được thể hiện qua kênh chữ và kênh hình, trong đó kênh hình đóng vai trò là kênh thông tin quan trọng để cung cấp kiến thức cho HS; qua đó giúp GV và HS sử dụng sách dễ dàng, thuận lợi, đổi mới cách dạy và học trên cơ sở tổ chức cho HS tìm tòi, phát hiện kiến thức qua kênh hình.

- Các loại bài học trong SGK Kĩ thuật - lớp 4, 5: gồm 2 loại bài: + Loại bài hình thành kĩ năng (bài học thực hành)

+ Loại bài cung cấp kiến thức (bài học lí thuyết)

- Cấu trúc chung của các loại bài học trong SGK Kĩ thuật:

+ Cấu trúc bài học lí thuyết: 1. Nội dung bài học; 2. Ghi nhớ; 3. Câu hỏi.

+ Cấu trúc bài học thực hành: 1. Vật liệu và dụng cụ; 2. Quy trình thực hiện; 3. Ghi nhớ; 4. Câu hỏi; 5. Đánh giá.

Cách tiến hành

Bước 1 - Nêu yêu cầu, giao nhiệm vụ cho HS (có thể dùng các phiếu giao việc định hướng nhận thức và hoạt động cho HS trong quá trình đọc SGK) . - Hướng dẫn HS thực hiện.

Bước 2 HS đọc tài liệu (SGK) và thực hiện các yêu cầu (HS thảo luận nhóm, hoàn thành các nhiệm vụ của phiếu giao việc).

Bước 3 Tổng kết: Đại diện HS trình bày kết quả đọc sách trước lớp; GV và HS nhận xét, bổ sung và kết luận chung về nội dung bài học.

Yêu cầu sư phạm

- Sử dụng đúng lúc: Không phải lúc nào cũng yêu cầu HS mở sách mà phải kết hợp với bải giảng của GV và các phương tiện dạy học khác.

- Chỉ rõ phần HS cần đọc trong sách: Khi giao cho HS đọc sách cần chỉ rõ để các em nắm được đọc cái gì, đọc ở đâu, đọc để trả lời câu hỏi nào...

- Sử dụng có mục đích:

+ GV cần đặt câu hỏi tương ứng phần HS đọc và cho HS trả lời khi đọc xong từng nội dung.

+ Có thể đặt ra những yêu cầu khi đọc sách dưới dạng các phiếu học tập, phiếu giao việc, các dạng phiếu trắc nghiệm dành cho HS...

- Liên hệ với thực tế: Sau khi HS trả lời xong câu hỏi, GV yêu cầu HS tìm những ứng dụng trong sản xuất và đời sống, minh hoạ ý nghĩa thực tiễn của tài liệu.

- Ngôn ngữ của kĩ thuật là bản vẽ nên cần cho HS làm quen và nắm được cách đọc bản vẽ ngay từ lớp 1.

Một phần của tài liệu Tập bài giảng phương pháo dạy học thủ công kỹ thuật (Trang 55)