Nhiệm vụ phát triển tư duy và bồi dưỡng năng lực kĩ thuật cho HS

Một phần của tài liệu Tập bài giảng phương pháo dạy học thủ công kỹ thuật (Trang 32)

a. Tư duy kĩ thuật

∗ Khái niệm

- Tư duy: là một quá trình nhận thức nhằm phản ánh khái quát những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và quan hệ có tính quy luật của các sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan mà trước đó ta chưa biết; thể hiện ở các thao tác: phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa.

- Tư duy kĩ thuật: là một quá trình nhận thức nhằm phản ánh khái quát các nguyên lí kĩ thuật, các quá trình kĩ thuật, các thiết bị kĩ thuật dưới dạng các sơ đồ, mô hình, hình vẽ nhằm giải quyết các nhiệm vụ đặt ra trong thực tiễn.

∗ Đặc điểm của TDKT

Là một dạng tư duy, nên TDKT mang đầy đủ những đặc điểm chung của tư duy, ngoài ra nó có những đặc điểm riêng gắn với đặc trưng hoạt động thực hành kĩ thuật:

- TDKT mang tính linh hoạt (thể hiện ở tính chức năng, tính thực tiễn, tính kinh tế).

- TDKT mang tính thống nhất chặt chẽ giữa lí thuyết và thực hành. - TDKT có sự tác động qua lại giữa khái niệm và hình ảnh

- TDKT mang tính chất nghề nghiệp

- Trên cơ sở nghiên cứu về tâm lí học TDKT, các nhà nghiên cứu đã xây dựng nên cấu trúc của TDKT bao gồm 3 thành phần: (1) Khái niệm, (2) Hình ảnh, (3) Thao tác.

- Các yếu tố thành phần của TDKT bình đẳng và có tác dụng tương hỗ lẫn nhau. Để phát triển TDKT cho HS cần tác động đến cả 3 thành phần cấu trúc kể trên.

Trong đó:

+ TDKT mà việc giải quyết các vấn đề dựa trên các khái niệm kĩ thuật, các mối quan hệ lôgic và gắn bó với ngôn ngữ - được gọi là tư duy trừu tượng.

+ TDKT mà việc giải quyết các vấn đề dựa trên hình ảnh trực quan (kể cả biểu tượng) - được gọi là tư duy trực quan.

+ TDKT mà việc giải quyết các vấn đề bằng các thao tác vật chất hướng vào giải quyết các tình huống cụ thể - được gọi là tư duy thao tác thực hành.

Việc xây dựng cấu trúc của TDKT có ý nghĩa lớn trong việc áp dụng các phương pháp tác động đến sự phát triển của TDKT. Để bước đầu phát triển TDKT cho HS tiểu học, trong dạy học TC - KT, người GV cần nắm vững cấu trúc này và trong mọi bài dạy cần có biện pháp tác động đến cả 3 yếu tố:khái niệm - hình ảnh - thao tác.

Bởi vậy, nếu bỏ phần thực hành của một số bài dạy kĩ thuật ở các lớp mà GV chỉ hướng dẫn cho HS biết cách làm sản phẩm chứ không yêu cầu thực hành làm ra sản phẩm tại lớp - tức là GV chỉ tác động tới 2 thành phần là “khái niệm” và “hình ảnh”

cũng nghĩa là đã phá vỡ cấu trúc 3 thành phần của TDKT. Điều này dẫn tới:

+ Về mặt lí thuyết chưa đảm bảo đủ điều kiện để bước đầu hình thành TDKT cho HS, và vì vậy mục đích của dạy học kĩ thuật cũng chưa đạt được.

+ Về thực tiễn, bỏ thực hành sẽ không có sản phẩm ngay tại lớp nên không có cơ sở để đánh giá GV có dạy tốt và HS có tiếp thu bài được hay không.

Khái niệm (TD trừu tượng) Thực hành ( TD thao tác) Hình ảnh ( TD trực quan)

b. Năng lực kĩ thuật

∗ Khái niệm

Năng lực kĩ thuật là sự tương xứng giữa một bên là tổ hợp những thuộc tính tâm lí của con người, còn bên kia là những yêu cầu của các dạng hoạt động kĩ thuật đặt ra cho người thực hiện. Tuy nhiên, thực ra đó mới chỉ là những điều kiện để có NLKT bởi NLKT phải được thể hiện trong kết quả hoạt động. Khi một hoạt động kĩ thuật được đặt ra, người nào thực hiện thành công hoạt động đó bằng chính khả năng của mình thì lúc đó mới được coi là có NLKT.

∗Cấu trúc của NLKT

NLKT bao gồm: năng lực nhận thức kĩ thuật, năng lực thiết kế kĩ thuật và năng lực vận dụng kĩ thuật. Hay có thể hiểu NLKT gồm 3 yếu tố cấu thành:

- Yếu tố chủ đạo gồm: TDKT và tưởng tượng kĩ thuật. - Yếu tố bổ trợ gồm: quan sát kĩ thuật và trí nhớ kĩ thuật.

- Yếu tố điểm tựa: yếu tố này phải tính đến hứng thú kĩ thuật và sự khéo tay. Như vậy, muốn hình thành và bồi dưỡng NLKT thì phải tác động đồng thời đến cả ba loại NLKT (nhận thức, thiết kế và vận dụng kĩ thuật).

c. Những biện pháp cơ bản để phát triển TDKT cho HS

- Cung cấp cho HS ngôn ngữ kĩ thuật (bản vẽ, tranh quy trình…) - chính là phương tiện giúp HS phát triển tư duy và tưởng tượng kĩ thuật.

- Sử dụng hợp lí, có mục đích với yêu cầu cao các PTTQ trong dạy học TC – KT (tạo ra các hình ảnh, biểu tượng ban đầu làm tư liệu cho tư duy).

- Sử dụng và phối hợp hợp lí các PPDH hiện đại (dạy học nêu vấn đề, dạy học hợp tác…) với PPDH truyền thống, cùng sự hỗ trợ của các thiết bị kĩ thuật nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS.

- Tổ chức tốt quá trình luyện tập thực hành để HS có điều kiện vận dụng tốt kiến thức lí thuyết vào thực hành, đồng thời thông qua thực hành kiểm tra lại lí thuyết mà GV đã dạy HS.

- Cấu trúc bài dạy phù hợp với lôgic nội dung kĩ thuật và lôgic của quá trình nhận thức.

- Thường xuyên chú ý rèn luyện các thao tác tư duy (phân tích, tổng hợp, so sánh…) cho HS trong quá trình dạy học TC - KT.

Một phần của tài liệu Tập bài giảng phương pháo dạy học thủ công kỹ thuật (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)