Phương pháp dạy học hợp tác nhóm

Một phần của tài liệu Tập bài giảng phương pháo dạy học thủ công kỹ thuật (Trang 61)

a. Khái niệm

Dạy học theo nhóm là PPDH trong đó GV tổ chức HS thành các nhóm nhỏ và hướng dẫn mỗi nhóm cùng hợp tác, trao đổi ý kiến nhằm giải quyết các nhiệm vụ dạy học. Dạy học theo nhóm vừa là một PPDH, vừa là hình thức tổ chức dạy học.

Vai trò của dạy học theo nhóm:

- Học tập theo nhóm giúp HS ghi nhớ nội dung bài học dễ dàng hơn; tri thức mà HS lĩnh hội khách quan hơn, sâu sắc và bền vững hơn.

- Học tập theo nhóm tạo cơ hội cho HS phát huy các khả năng của bản thân; chủ động, độc lập và tích cực trong học tập.

- Thông qua hoạt động nhóm, HS được rèn kĩ năng hợp tác, trao đổi, thảo luận; biết lắng nghe, biết nhận xét, đánh giá và bày tỏ ý kiến của bản thân.

- Hoạt động nhóm giúp HS yếu kém, nhút nhát thêm mạnh dạn, tự tin; tạo điều kiện cho trẻ hòa nhập cộng đồng.

b. Yêu cầu

- HS có đủ nguyên vật liệu, dụng cụ.

- Bố trí chỗ ngồi hợp lí, thuận tiện cho HS khi hoạt động theo nhóm.

- GV chuẩn bị phiếu giao việc và giao nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng cho các nhóm.

c. Cách tiến hành

∗Chuẩn bị:

- Xác định yêu cầu, nội dung hoạt động nhóm.

- Dự kiến chia nhóm HS và nhiệm vụ của từng nhóm.

nhân HS và của nhóm.

∗Tiến hành:

- Bước 1:Chia nhóm:

Tùy thuộc yêu cầu, mức độ HS cần đạt, nội dung bài học, khả năng của HS

và điều kiện thực tiễn mà GV chia nhóm HS cho phù hợp: + Theo tính chất/nội dung bài học:

1. Nhóm hỗn hợp: Nhóm có cả HS giỏi, khá, trung bình, yếu; loại nhóm này còn gọi là “nhóm học tập”, thường được tổ chức trong hoạt động thực hành kĩ thuật để HS giúp đỡ lẫn nhau khi cần thiết.

2. Nhóm chuyên sâu: Mỗi nhóm phụ trách một nội dung, tiết học có bao nhiêu nhiệm vụ học tập thì có bấy nhiêu nhóm.

+ Theo sở thích: Nhóm HS có cùng sở thích trong các hoạt động kĩ thuật: nhóm cắt dán, nhóm cắm hoa, nhóm khâu thêu, nhóm lắp ghép…

+ Theo sản phẩm; Theo tháng sinh; Theo vị trí/ chỗ ngồi; HS tự chia nhóm… Sau khi chia nhóm cần phân rõ nhóm trưởng, thư kí phụ trách nhóm (lưu ý

có sự luân phiên các HS trong nhóm). - Bước 2:Giao nhiệm vụ:

+ GV nêu nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm/HS trong nhóm (kèm phiếu thảo luận, phiếu giao việc nếu có).

+ Quy định về thời gian hoạt động nhóm (nếu có). - Bước 3:Tổ chức HS hoạt động nhóm:

của GV.

+ GV bao quát lớp và giúp đỡ HS/nhóm HS (nếu cần). - Bước 4:Báo cáo kết quả hoạt động nhóm:

+ Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm. + Các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung.

- Bước 5:Nhận xét, kết luận:

+ GV và HS tổng kết quá trình làm việc nhóm, nêu kết luận về nội dung cần ghi nhớ.

+ Đánh giá kết quả và tinh thần, thái độ làm việc của HS.

d. Một số lưu ý khi tổ chức hoạt động nhóm

- Tổ chức nhóm: Nhóm có số lượng vừa phải (2 - 4 HS), trình độ giữa các nhóm tương đối đồng đều, các thành viên trong nhóm luân phiên giữ vai trò khác nhau.

- Nội dung thảo luận nhóm phải phù hợp với yêu cầu, nội dung bài học và trình độ nhận thức của HS.

- GV giữ vai trò là người cố vấn, hướng dẫn, giúp đỡ HS/nhóm HS khi cần thiết. - Phối hợp hoạt động nhóm với hoạt động cá nhân một cách hợp lí.

Một phần của tài liệu Tập bài giảng phương pháo dạy học thủ công kỹ thuật (Trang 61)