Định hướng đổi mới phương pháp dạy học Thủ công Kĩ thuật

Một phần của tài liệu Tập bài giảng phương pháo dạy học thủ công kỹ thuật (Trang 63)

a. Sự cần thiết phải đổi mới PPDH Thủ công – Kĩ thuật

Việc dạy TC - KT ở các trường tiểu học được đề ra trong chương trình đã có quá trình phát triển lâu dài. Trong quá trình đó, với sự cố gắng chung của đội ngũ GV, các PPDH kĩ thuật đã được vận dụng và thường xuyên được cải tiến cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của nhà trường tiểu học Việt Nam. Việc làm đó đã góp phần nâng cao chất lượng dạy học TC – KT ở tiểu học. Tuy nhiên, trong thực tiễn, việc dạy học TC – KT về cơ bản chưa được đổi mới, không đáp ứng những đổi mới về mục tiêu, nội dung giáo dục. Đặc điểm chính của PPDH đó là:

- GV thường xuyên chỉ truyền đạt, giảng giải theo các tài liệu đã có sẵn trong SGK, SGV. Phần lớn GV bỏ qua việc giúp HS trao đổi thông tin, ít tạo cơ hội cho các em tìm hiểu kĩ thuật và gắn hiểu biết vào ngữ cảnh có nghĩa, các tình huống của cuộc sống hàng ngày. Cách dạy như vậy làm cho các khái niệm kĩ thuật bị thu hẹp trong những gì được GV hay SGK chứng minh và làm mẫu.

- HS học tập một cách thụ động, chủ yếu chỉ nghe giảng, ghi nhớ và làm lại theo sự làm mẫu của GV. Do đó, việc học tập thường ít hứng thú, nội dung các hoạt động

Dạy và học kĩ thuật theo phương pháp như vậy đang cản trở việc đào tạo những người lao động, năng động tự tin, linh hoạt, sáng tạo và có khả năng đáp ứng những đổi mới diễn ra từng ngày.

Ngoài ra, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”.

Do đó, yêu cầu giáo dục đòi hỏi dạy học TC – KT phải chuyển sang PPDH nhằm tích cực hoá các hoạt động học tập của HS, tạo điều kiện cho GV và HS tham gia tích cực vào quá trình dạy và học.

b. Đổi mới PPDH TC - KT theo hướng phát huy tính tích cực của HS

∗ Phương pháp tích cực là nói tới các PPDH theo hướng phát huy tính tích cực, tự

giác, chủ động, sáng tạo của HS trong quá trình học tập.

∗ Những dấu hiệu đặc trưng cơ bản của PPDH phát huy tính tích cực:

(1) Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động và lôi cuốn học sinh tham gia vào các hoạt động như hoạt động quan sát, thảo luận, đàm thoại, thực hành… nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của HS.

(2) Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học cho HS nhằm giúp HS học tập một cách chủ động, tích cực và có khả năng tự lực tìm tòi kiến thức mới qua các nguồn thông tin khác nhau.

(3) Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác nhằm đáp ứng được khả năng, nhu cầu học tập của từng HS; đồng thời, tạo điều kiện cho HS trao đổi, học hỏi lẫn nhau trên tinh thần hợp tác. Trong các giờ học TC – KT, học tập hợp tác thường được thực hiện khi GV tổ chức cho HS thực hành và trưng bày sản phẩm theo nhóm (2, 4, 6 HS).

(4) Kết hợp đánh giá của GV với tự đánh giá của HS: Với các giờ học TC – KT, khâu đánh giá thường được tiến hành cuối mỗi bài học theo cách:

+ HS trưng bày sản phẩm đã hoàn thành trước lớp, sau đó GV đưa ra các gợi ý về tiêu chuẩn đánh giá, HS dựa vào các tiêu chí đó để đưa ra nhận xét của mình về sản phẩm được trưng bày. Cuối cùng, GV tập hợp các ý kiến và đánh giá kết quả học tập của từng nhóm, từng HS.

+ Cách đánh giá công khai như vậy không những tạo không khí thi đua, động viên, khuyến khích HS học tập mà còn giúp HS có khả năng tự đánh giá.

∗ Khai thác các phương pháp tích cực trong hệ thống các PPDH truyền thống:

- Các sách lí luận dạy học đã chỉ rõ về mặt hoạt động nhận thức thì các phương pháp thực hành là “tích cực” hơn các phương pháp trực quan, các phương pháp trực quan là “tích cực” hơn các phương pháp dùng lời.

- Trong nhóm các phương pháp dùng lời thì lời đóng vai trò là “nguồn” tri thức chủ yếu, lời của GV đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Trong các phương pháp dùng lời thì phương pháp đàm thoại, phương pháp làm việc với SGK có nhiều thuận lợi để phát huy tính tích cực của HS hơn.

- Trong nhóm các phương pháp trực quan thì các PTTQ là “nguồn” chủ yếu dẫn đến kiến thức mới. Trong đó, HS dùng các giác quan để tri giác tài liệu do GV biểu diễn và dùng tư duy để rút ra kiến thức mới.

- Trong nhóm các phương pháp thực hành, HS được trực tiếp thao tác trên đối tượng dưới sự hướng dẫn của GV, tự lực khám phá tri thức mới.

- Các sách lí luận dạy học cũng đã chỉ rõ cần quan tâm tới mặt bên trong của PPDH (giảng giải minh hoạ, tìm tòi từng phần, nghiên cứu; quy nạp hay diễn dịch, phân tích hay tổng hợp…). Việc sử dụng một cái tranh, một mô hình sẽ đem lại những

trong phương pháp dùng lời, hoặc theo lối tìm tòi bộ phận trong phương pháp trực quan, hoặc theo lối nghiên cứu trong phương pháp thực hành.

Theo hướng phát huy tính tích cực của HS thì cần phát triển các phương pháp thực hành và trực quan ở mức độ tìm tòi bộ phận hoặc nghiên cứu.

c. Những đổi mới có thể thực hiện ngay

∗Đổi mới quan niệm về mục tiêu bài học

Cần thay đổi thói quen viết mục tiêu giảng dạy (cho thầy) bằng viết mục tiêu học tập cho trò. Theo hướng phát huy vai trò chủ thể tích cực chủ động của người học thì mục tiêu đề ra là cho HS, do HS thực hiện. Chính HS, thông qua các hoạt động học tập tích cực, phải đạt được những mục tiêu ấy. GV là người chỉ đạo, tổ chức, hướng dẫn, trợ giúp HS đạt tới đích dự kiến của bài học.

Thông thường, khi xác định mục tiêu bài học theo kiểu dạy học đồng loạt, GV lấy trình độ chung của cả lớp làm căn cứ. Trong phương pháp tích cực, bên cạnh mục tiêu chung cho cả lớp, khi cần thiết, GV còn phải tính đến mục tiêu riêng cho các nhóm HS có trình độ kiến thức và tư duy khác nhau.

Theo hướng phát triển các phương pháp tích cực, khi xác định mục tiêu bài học còn phải chú ý năng lực nhận thức, rèn luyện các kĩ năng và phẩm chất tư duy phù hợp với nội dung bài học (phân tích, tổng hợp, xác lập quan hệ giữa các sự kiện, nêu giả thuyết về nguyên nhân các sự kiện, hiện tượng) chú ý các kĩ năng học tập, phát triển năng lực tự học.

Mục tiêu bài học phải định rõ mức độ hoàn thành công việc của HS, làm căn cứ để đánh giá chất lượng, hiệu quả thực hiện bài học.

Về mục tiêu kiến thức có thể dùng các động từ: định nghĩa, giải thích, mô tả lại, so sánh, tóm tắt, phản biện, chứng minh…

Về mục tiêu kĩ năng có thể dùng các động từ: xé được, gấp được, lắp ghép được, tính toán, liệt kê, phân loại, nhận dạng…

Về mục tiêu thái độ có thể dùng các động từ: thích thú, phản đối, hưởng ứng, chấp nhận…

trình, với hoàn cảnh điều kiện dạy và học thì càng tốt.

∗Đổi mới cách thiết kế bài học

GV cần thay đổi quan niệm khi thiết kế bài học như sau:

- Về phương pháp, cần vận dụng các phương pháp tích cực phù hợp với nội dung bài học, trình độ HS, phương tiện, thiết bị dạy học.

- Về mặt kĩ thuật nên tập trung vào việc sử dụng hệ thống câu hỏi và sử dụng các phiếu học tập, kĩ thuật hoạt động nhóm, động não…

Cốt lõi của bản thiết kế bài học theo hướng đổi mới là phần thiết kế các hoạt động giúp HS chiếm lĩnh nội dung bài học. Hình thức trình bày bản thiết kê (mấy cột, mấy bước) có thể thay đổi tuỳ theo trình độ, kinh nghiệm, thói quen của GV, tuỳ theo chỉ đạo chuyên môn của từng địa phương.

Trong mỗi bài học TC – KT có nhiều hoạt động, khi thiết kế bài học có thể chỉ nên chú ý tới những hoạt động chủ yếu vì thực hiện tốt các hoạt động chủ yếu này thì mục tiêu của bài học được thực hiện.

∗Đổi mới việc kiểm tra, đánh giá

Theo yêu cầu đổi mới, việc đánh giá môn TC - KT không ghi bằng điểm số mà chỉ đánh giá, xếp loại bằng nhận xét. Đó là hình thức đánh giá dựa trên nhận xét của GV về mức độ, chất lượng sản phẩm đạt được của HS theo mục tiêu bài học đã xác định trước. Đây là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để khuyến khích HS học tập tích cực, chủ động. Thông qua đánh giá kết quả học tập của HS, giúp GV điều chỉnh quá trình dạy học có hiệu quả.

Đánh giá kết quả học TC - KT được đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì ở hai mức: hoàn thành và chưa hoàn thành. Tuy nhiên, do đặc trưng của giờ học Thủ công là lấy hoạt động và kết quả thực hành của HS làm trọng tâm nên khi đánh giá kết quả học TC - KT, GV cần phải căn cứ vào những tiêu chí sau:

+ Mức độ hoàn thành của hoạt động thực hành, thể hiện ở sản phẩm. + Sự chuẩn bị vật liệu, dụng cụ thực hành.

+ Tinh thần, thái độ học tập và ý thức thực hiện quy trình làm sản phẩm. + Sự sáng tạo của HS.

Trong các tiêu chí trên tiêu chí thứ hai là tiêu chí quyết định. Vì vậy, kết quả học tập môn TC - KT của HS được đánh giá như sau:

+ Những HS hiểu bài, hoàn thành sản phẩm ngay tại lớp, sản phẩm đạt yêu cầu kĩ thuật được đánh giá là hoàn thành (A), nếu sản phẩm của HS có sáng tạo hơn thì đánh giá nhận xét hoàn thành tốt (A+).

+ Những HS chưa hoàn thành sản phẩm ngay tại lớp thì đánh giá chưa hoàn thành (B).

Khi đánh giá GV cần kết hợp lời nhận xét và nên tìm ra những chứng cứ thành công để HS thấy rõ sự tiến bộ hay hướng cần phấn đấu trong những giờ tới. Nhận xét cần mang tính động viên, khuyến khích HS phấn khởi và học tập tốt hơn.

Một phần của tài liệu Tập bài giảng phương pháo dạy học thủ công kỹ thuật (Trang 63)