CÁC PPDH THỦ CÔNG – KĨ THUẬT Ở TIỂU HỌC

Một phần của tài liệu Tập bài giảng phương pháo dạy học thủ công kỹ thuật (Trang 42)

3.2.1. Phương pháp trình bày trực quan

a. Khái niệm

- PP trực quan trong dạy học TC - KT là cách thức GV sử dụng các PTTQ (đã được trực quan hóa dưới dạng các loại tranh ảnh, mô hình, hình vẽ, biểu bảng...) nhằm giúp HS trực tiếp cảm giác, tri giác tài liệu mới, nhờ đó HS có biểu tượng đúng đắn về các đối tượng, có cơ sở tiếp thu nội dung bài học.

+ Giới thiệu cấu tạo vật phẩm kĩ thuật + Giới thiệu các thao tác kĩ thuật

+ Thực hiện các chức năng giáo dục khác (giáo dục tình cảm, thẩm mĩ...)

b. Yêu cầu:

- Yêu cầu với phương tiện trực quan:

+ Phản ánh đúng bản chất kĩ thuật, quy trình thực hiện. + Phù hợp với mục tiêu, yêu cầu và nội dung bài học. + Phù hợp với đặc điểm, trình độ nhận thức của HS.

+ Phương tiện mang tính điển hình, dễ sử dụng (không chiếm mất nhiều thời gian khi sử dụng).

+ Đảm bảo kích thước đủ lớn để cả lớp có thể quan sát được và thuận tiện cho HS thao tác với các phương tiện trực quan đó.

+ Đảm bảo yêu cầu thẩm mĩ (đẹp, sinh động, hấp dẫn, màu sắc tươi sáng...)

- Yêu cầu khi sử dụng các phương tiện trực quan trên lớp:

+ Sử dụng phương tiện trực quan phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ; số lượng vừa phải, dùng đến đâu đưa ra đến đó; kết hợp hợp lí các loại đồ dùng, phương tiện trực quan để tăng hiệu quả dạy học.

+ Việc trình diễn các phương tiện trực quan phải tiến hành theo một trình tự nhất định, kết hợp biểu diễn và hướng dẫn HS khám phá đối tượng (thông qua hệ thống câu hỏi gợi mở, dẫn dắt HS khai thác đối tượng...)

c. Các hình thức trực quan trong dạy học TC - KT

∗Trực quan trong hình thành khái niệm kĩ thuật và giới thiệu cấu tạo vật phẩm

- Khái niệm là kết quả của quá trình tư duy, là ý nghĩa phản ánh ở dạng khái quát

các sự vật, hiện tượng của hiện thực khách quan và những mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng đó.

- Sơ đồ mô tả tiến trình hình thành khái niệm và giới thiệu cấu tạo vật phẩm:

Trong dạy học kĩ thuật, muốn HS hình thành được những khái niệm kĩ thuật hay tiếp thu những kiến thức về cấu tạo các vật phẩm kĩ thuật thì cần tạo điều kiện, tạo cơ

nghiên cứu. Trên cơ sở những biểu tượng đó kết hợp với việc sử dụng các câu hỏi dẫn dắt, định hướng HS một cách hợp lý mà GV hướng dẫn HS phân tích, phát hiện ra những dấu hiệu chung, dấu hiệu bản chất của các sự vật, hiện tượng đó.

Tiến trình cụ thể: Bước 1:

Gây hứng thú và giới thiệu đối tượng trực quan

- GV tạo hứng thú cho HS khám phá và đưa ra đối tượng trực quan (vật thật, vật mẫu…)

- Nêu mục đích và trọng tâm quan sát. Bước 2:

Tổ chức và hướng dẫn HS quan sát

- HS quan sát, tri giác, thao tác với đối tượng trực quan. - Hướng dẫn HS đàm thoại, trao đổi, thảo luận để tìm hiểu đặc điểm cấu tạo của vật phẩm trực quan/ rút ra các dấu hiệu của khái niệm chứa trong đối tượng trực quan.

GV

HS

Vật thể trực quan Vật thể trực quan Vật thể trực quan

Dấu hiệu chung Dấu hiệu riêng

Dấu hiệu chung bản chất

Khái niệm/Cấu tạo vật phẩm Vận dụng (1) (2) Phân tích biện chứng (1): Hướng dẫn quan sát (2): Hướng dẫn phân tích

Bước 3:

Kết luận

- Trình bày khái quát cấu tạo vật phẩm/ khái niệm cần tìm hiểu.

- Liên hệ thực tế.

Ví dụ 1: Bài:“Xé, dán hình quả cam” (Thủ công 1)

Giới thiệu bài: GV giới thiệu nội dung bài học: xé, dán hình quả cam Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát và nhận xét mẫu

Bước 1 GV treo tranh mẫu quả cam đã được xé dán, yêu cầu HS quan sát cấu tạo của quả cam.

Bước 2 GV nêu câu hỏi:

- Quả cam gồm những phần nào? (thân, cuống, lá)

- Thân quả cam hình gì, màu gì? (thân hình tròn; màu xanh, vàng, da cam) - Lá quả cam màu gì? (màu xanh)

- Cuống có màu gì? (màu nâu)

GV cho HS khái quát lại: quả cam có cấu tạo gồm thân, cuống, lá → để xé, dán quả cam ta xé từng phần thân, cuống, lá rồi ghép dán lại với nhau. GV treo tranh quy trình và đặt câu hỏi:

- Thân quả cam nằm trong khung hình gì, kích thước là bao nhiêu? (hình vuông cạnh 8 ô)

- Lá nằm trong khung hình gì, kích thước là bao nhiêu? (hình chữ nhật, cạnh dài 4 ô, cạnh ngắn 2 ô)

- Cuống nằm trong khung hình gì, kích thước bao nhiêu? (hình chữ nhật cạnh dài 4 ô, cạnh ngắn 1 ô)

Bước 3

- Liên hệ thực tế: Hình quả cam giống hình quả gì trong thực tế? (quả táo, bưởi…)

- GV tổng kết các dấu hiệu chung về hình dáng, kích thước, màu sắc các bộ phận của quả cam và chuyển sang hoạt động hướng dẫn thao tác mẫu.

Lưu ý Hình thức trực quan này chủ yếu gắn với PTTQ là vật mẫu (tranh quy

trình nếu được sử dụng là để giới thiệu về hình dạng, kích thước của các bộ phận cấu thành nên vật mẫu).

Ví dụ 2: Bài “Khâu đột thưa” (Kĩ thuật 4) Giới thiệu bài

Bước 1 GV đưa ra miếng vải có đường khâu đột thưa → yêu cầu HS quan sát mũi khâu, đường khâu đột thưa ở mặt phải và mặt trái của miếng vải Bước 2 GV kết hợp cho HS quan sát miếng bìa và tranh vẽ có đường khâu đột

thưa và nêu câu hỏi hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm mũi khâu, đường khâu đột thưa:

- (Yêu cầu HS quan sát mặt phải): Mũi khâu, đường khâu đột thưa ở mặt phải có đặc điểm gì? (Mũi khâu, đường khâu đột thưa ở mặt phải cách đều

nhau).

- (Yêu cầu HS quan sát mặt trái): Mũi khâu, đường khâu đột thưa ở mặt trái có đặc điểm gì? (Mũi khâu sau lấn lên 1/3 mũi khâu trước liền kề). - Mũi khâu đột thưa giống và khác mũi khâu thường ở những điểm nào? Bước 3 - GV cho HS rút ra khái niệm khâu đột thưa (GV cung cấp khái niệm

dựa trên những khái quát của HS): “Khâu đột thưa là cách khâu từng mũi một để tạo thành các mũi khâu cách đều nhau ở mặt phải của sản phẩm. Ở mặt trái, mũi khâu sau lấn lên 1/3 mũi khâu trước liền kề” → cho HS nêu lại khái niệm.

- GV (có thể kết hợp tranh quy trình) giới thiệu cho HS nắm được quy tắc khâu đột thưa: khâu đột thưa theo chiều từ phải sang trái và thực hiện theo

quy tắc “lùi một mũi, tiến ba mũi” trên đường dấu. - HS chỉ ra ứng dụng khâu đột thưa trong thực tiễn.

∗Trực quan trong giới thiệu các thao tác kĩ thuật:

- Điểm khác biệt cơ bản của hình thức trực quan này với các hình thức trực quan khác đó là HS không chỉ quan sát mà sau đó còn phải bắt chước và trực tiếp thực hiện các thao tác kĩ thuật đã quan sát để làm ra sản phẩm.

Tùy từng nội dung kĩ thuật cụ thể, GV kết hợp biểu diễn thao tác mẫu với

giới thiệu trực quan trên tranh quy trình, nhờ đó HS nắm được các bước, các thao tác

một cách nhanh chóng và chính xác. - Cách tiến hành:

+ Bước 1: GV đưa ra tranh quy trình → giới thiệu các bước trong quy trình làm sản phẩm (tên, mục đích, trình tự các bước).

+ Bước 2: GV biểu diễn mẫu các thao tác theo đúng tranh quy trình (kết hợp trực quan với làm mẫu để giúp HS nắm được trình tự và cách thực hiện các bước, các thao tác); HS liên hệ thao tác mẫu của GV với tranh quy trình và ghi nhớ.

3.2.2. Phương pháp dạy học thực hành kĩ thuật

a. Khái niệm

∗Thực hành kĩ thuật

- Thực hành là hoạt động trong đó con người tác động lên vật chất thông qua quá trình sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm. Thực hành có thể hiểu là hoạt động để con người ứng dụng hiểu biết vào cuộc sống, là gắn vào công việc những lí thuyết đã lĩnh hội được, là thói quen hay phương thức thường dùng trong công việc.

- Thực hành kĩ thuật là quá trình vận dụng những kiến thức lí thuyết về kĩ thuật tác động lên vật chất để tạo ra sản phẩm. Trong dạy học TC - KT, thực hành kĩ thuật được hiểu là những hoạt động vật chất của HS nhằm ứng dụng hiểu biết về thủ công và kĩ thuật.

∗Dạy học thực hành kĩ thuật

Dạy học thực hành kĩ thuật là quá trình sư phạm do GV tổ chức nhằm giúp HS củng cố hiểu biết và vận dụng hiểu biết vào thực hành làm sản phẩm, qua đó tạo cơ sở để hình thành kĩ năng kĩ thuật cho HS và thực hiện các chức năng giáo dục khác.

Mục đích, nhiệm vụ dạy học thực hành kĩ thuật:

- Củng cố, hoàn thiện, khắc sâu và vận dụng kiến thức lí thuyết kĩ thuật. - Hình thành và rèn luyện các kĩ năng kĩ thuật theo mục tiêu đã xác định. - Phát triển tư duy và bồi dưỡng năng lực kĩ thuật.

- Thực hiện các chức năng giáo dục khác (hình thành thói quen lao động theo quy trình; giáo dục HS ý thức, tác phong lao động; biết quý trọng sản phẩm lao động; rèn luyện tính cần cù, kiên trì, trung thực; giáo dục an toàn lao động và vệ sinh môi trường…)

b. Quá trình hình thành kĩ năng kĩ thuật trong thực hành kĩ thuật

Kĩ năng kĩ thuật được hình thành trong hoạt động thực hành, bao gồm 3 giai đoạn: Lĩnh hội hiểu biết kĩ thuật; Tạo dựng động hình vận động; Hình thành kĩ năng kĩ thuật.

∗Giai đoạn 1: Lĩnh hội hiểu biết kĩ thuật

- Nhiệm vụ của giai đoạn này là nhằm củng cố lại những tri thức kĩ thuật đã có và làm cho từng tri thức kĩ thuật trở thành có khả năng ứng dụng phù hợp với tình huống lao động cụ thể một cách nhanh chóng và chính xác.

- Kết quả của giai đoạn này là hình thành hiểu biết kĩ thuật và biểu tượng vận động (gồm: nhận thức về mục đích, nhiệm vụ và trình tự các động tác).

- Biểu tượng và hiểu biết có được là do sự quan sát các hành động làm mẫu của GV → tương ứng với giai đoạn này GV phải định hướng, tạo nhu cầu, động cơ học tập + trang bị hiểu biết kĩ thuật + biểu diễn hành động mẫu.

∗Giai đoạn 2: Tạo dựng động hình vận động

- Giai đoạn này có nhiệm vụ làm cho từng tri thức, từng biểu tượng vận động trở thành các vận động vật chất - đó là những cử động hoặc những thao tác kĩ thuật. Những vận động vật chất này vẫn còn mang nhiều dấu ấn của biểu tượng vận động nên được gọi là động hình vận động.

- Động hình có được nhờ sự tái hiện và bắt chước (một cách có ý thức) các động tác đang và đã quan sát trước đây → tương ứng với giai đoạn này GV cần làm mẫu các thao tác cho HS quan sát.

- Kĩ năng được hình thành nhờ sự tái hiện tư duy (tái hiện, lặp đi lặp lại nhiều lần những động hình) kết hợp với việc phân tích và điều chỉnh vận động (huấn luyện - luyện tập) → tương ứng ở giai đoạn này, GV cần tổ chức huấn luyện cho HS.

Đặc trưng của quá trình này là PPDH thực hành kĩ thuật.

Có thể mô tả tóm tắt quá trình hình thành kĩ năng kĩ thuật trong dạy học thực hành kĩ thuật như sau:

Tiến trình giờ học→(đạt mục tiêu) hình thành kĩ năng kĩ thuật cho HS:

c. PPDH thực hành kĩ thuật

∗Phương pháp làm mẫu:

Khái niệm:

- Phương pháp làm mẫu là cách thức GV biểu diễn các hành động, thao tác kĩ thuật kết hợp với lời giải thích nhằm giúp HS hiểu rõ trình tự, mục đích và cách thực hiện từng thao tác trong quy trình làm ra sản phẩm.

Hướng dẫn thao tác +

Tổ chức HS làm thử Huấn luyện

Thực hành tập làm

theo quy trình Thực hànhluyện tập

- Hiểu cơ chế động tác - Có động hình vận động Hình thành kĩ năng GV HS Kết quả HS có được

Cung cấp hiểu biết

Lĩnh hội hiểu biết kĩ thuật

- Nắm được đặc điểm cấu tạo vật phẩm - Có được hình ảnh, biểu tượng vận động

- Mục đích của làm mẫu: giúp HS hình dung rõ từng động tác riêng lẻ và ghi nhận trình tự các động tác ấy (HS hiểu rõ trình tự và cách thực hiện các thao tác kĩ

thuật).

- Ưu điểm của làm mẫu: + Có tính trực quan cao

+ Đảm bảo mối liên hệ giữa lí thuyết và thực hành. Tiến trình làm mẫu:

- Chuẩn bị:trước khi tiến hành làm mẫu cần: + Xác định mục đích, yêu cầu của việc làm mẫu.

+ Chuẩn bị đầy đủ các chi tiết của vật phẩm, nguyên vật liệu và dụng cụ.

+ Làm mẫu thử để xác định trạng thái của vật phẩm; các thao tác, cử động của việc làm mẫu và trình tự của chúng; thời gian làm mẫu và những giải thích cần thiết.

+ Dự kiến tình huống có thể xảy ra trong quá trình làm mẫu và phương án xử lý. - Tiến hành: Làm mẫu được tiến hành qua các bước:

Bước 1 GV nêu yêu cầu với HS:

- GV nêu rõ mục đích của việc làm mẫu (nhằm định hướng hoạt động của HS)

- Nêu các nguyên vật liệu và dụng cụ cần thiết cho việc làm mẫu

Bước 2 Giới thiệu trực quan trên tranh quy trình: GV đưa tranh quy trình và giới thiệu khái quát để HS nắm được các bước và trình tự các bước trong quy trình làm sản phẩm.

Bước 3 Làm mẫu chi tiết (lần 1)

- GV làm mẫu toàn bộ quy trình với tốc độ vừa phải (chia thành các cử động rõ ràng) kết hợp liên hệ chặt chẽ với tranh quy trình và những giải thích cần thiết để HS nắm được từng thao tác và cách thực hiện các thao tác trong quy trình.

- GV hướng dẫn lại các thao tác mới, thao tác khó (nếu cần).

Bước 4 Làm mẫu tóm tắt (lần 2): GV làm mẫu tóm tắt các bước để HS ghi nhớ tiến trình làm sản phẩm (nếu cần)

Bước 5 Đánh giá kết quả làm mẫu: GV cho đại diện HS lên nêu cách làm và làm

thử trước lớp → tuỳ thuộc kết quả làm thử của HS mà chuyển sang luyện tập thực hành.

- Chọn vị trí làm mẫu thích hợp để đảm bảo cho tất cả HS có thể quan sát rõ các thao tác mẫu của GV.

- GV chỉ hướng dẫn những thao tác mới, thao tác khó hay những thao tác chuyển tiếp phức tạp; còn những thao tác dễ và những thao tác HS đã biết (do học ở các bài trước), GV có thể yêu cầu HS lên thực hiện lại.

Ví dụ:Bài “Cắt, dán chữ I, T” (Thủ công 3) Hoạt động: Hướng dẫn thao tác mẫu

Bước 1 GV nêu yêu cầu với HS: tìm hiểu cách cắt, dán chữ I, T → yêu cầu HS

chuẩn bị: giấy thủ công màu, kéo, hồ dán.

Bước 2 GV đưa tranh quy trình và giới thiệu các bước cắt, dán chữ I, T:

- Bước 1: Kẻ chữ I, T (H.2a, b) - Bước 2: Cắt chữ T (H.3a, b) - Bước 3: Dán chữ I, T (H.4) GV làm mẫu chi tiết:

- GV thực hiện với tốc độ vừa phải từng thao tác mẫu theo quy trình kĩ thuật. Nên kết hợp khéo léo giữa hướng dẫn thao tác mẫu với sử dụng tranh quy trình thông qua các câu hỏi(kết hợp làm mẫu với đàm thoại).

Bước 3

MÔ TẢ QUY TRÌNH Bước 1: Kẻ chữ I, T

- Lật mặt sau tờ giấy thủ công, kẻ, cắt hai hình chữ nhật:

+ HCN thứ nhất có chiều dài 5 ô, rộng 1 ô, được chữ I (H.2a).

+ HCN thứ hai có chiều dài 5 ô, rộng 3 ô.

- Chấm các điểm đánh dấu hình chữ T vào HCN thứ hai. Sau đó kẻ chữ T theo các điểm đã đánh dấu như hình

Một phần của tài liệu Tập bài giảng phương pháo dạy học thủ công kỹ thuật (Trang 42)