Nhân tố bên ngoài

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triểnviệt nam chi nhánh sóc trăng (Trang 98)

4.4.2.1 Môi trường pháp lý

Trong những năm qua Chính phủ và NHNN đã có những bƣớc hoàn thiện dần môi trƣờng pháp lý, góp phần thúc đẩy phát triển dịch vụ thẻ tại thị trƣờng Việt Nam. Nhƣ việc triển khai Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN ngày 15/5/2007 của Thống đốc NHNN về Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng (Quyết định 20) đã tạo khuôn khổ pháp lý cần thiết, đáp ứng yêu cầu cấp bách của giai đoạn đầu phát triển thị trƣờng thẻ ở Việt Nam. Tuy nhiên qua khoảng 7 năm thực hiện, Quyết định 20 đã bộc lộ một số giới hạn nhất định theo thời gian cùng với sự phát triển nhƣ vũ bão của công nghệ thanh toán điện tử cần phải đƣợc thay thế bằng một quy chế thẻ mới để có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thực tiễn về việc thúc đẩy phát triển thanh toán thẻ theo hƣớng đa dạng hóa, nâng cao hiệu quả, chất lƣợng đi kèm với phòng chống rủi ro và đảm bảo an ninh trong hoạt động thẻ.

Về khuôn khổ pháp lý, đến nay đã có 2 căn cứ pháp lý dƣới Luật làm cơ sở cho việc phát triển dịch vụ thẻ, cụ thể: (i) Nghị định số 101/2012/NĐ- CP của Chính phủ ban hành ngày 22/11/2012 về thanh toán không dùng tiền mặt (Nghị định 101) và (ii) là Nghị định số 156/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ

thanh toán không dùng tiền mặt trong Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2020, NHNN đã xây dựng và trình Thủ tƣớng Chính phủ ký ban hành Chỉ thị 20/2007/CT-TTg ngày 24/8/2007 về việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước (Chỉ thị 20). Việc triển khai thực hiện Chỉ thị 20 đã tạo thói quen trong các tầng lớp dân cƣ tại tất cả 63 tỉnh thành phố, đặc biệt là các đối tƣợng hƣởng lƣơng từ ngân sách nhà nƣớc tiếp cận làm quen và sử dụng tài khoản ngân hàng để giao dịch thanh toán; đồng thời đã tạo cú hích quan trọng thúc thị trƣờng thẻ Việt Nam phát triển mạnh mẽ cả về số lƣợng và tiện ích thanh toán đi kèm thẻ, qua đó ngƣời dân đã từng bƣớc tiếp cận sử dụng công nghệ thanh toán hiện đại qua ngân hàng và làm quen với một số tiện ích thanh toán không dùng tiền mặt của thẻ.

Để khắc phục những bất cập trong điều kiện cơ sở hạ tầng ATM phục vụ thanh toán thẻ, ngày 28/12/2013 Thống đốc NHNN đã ký ban hành Thông tƣ số 36/2012/TT-NHNN Quy định về trang bị, quản lý, vận hành và đảm bảo an toàn hoạt động của máy giao dịch tự động (Thông tƣ 36) để tăng cƣờng nghĩa vụ và trách nhiệm đảm bảo chất lƣợng, hiệu quả sử dụng ATM của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có trang bị ATM và các đơn vị liên quan, đảm bảo các ATM khi cung ứng dịch vụ thẻ hoạt động thông suốt, an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, theo thống kê của các ngân hàng thƣơng mại cho đến nay vẫn có hơn 80% các giao dịch thẻ ATM là giao dịch rút tiền mặt từ ATM cho thấy các giao dịch thanh toán thẻ ở Việt Nam về cơ bản vẫn chƣa thực sự là thanh toán không dùng tiền mặt và cơ sở hạ tầng ATM/POS chƣa đƣợc sử dụng một cách hiệu quả, thậm chí còn rất lãng phí sức ngƣời, sức của.

Đồng thời, nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên tham gia thị trƣờng thẻ Việt Nam, ngày 28/12/2012 Thống đốc NHNN đã ký ban hành Thông tƣ số 35/2012/TT-NHNN Quy định về phí dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa

(Thông tƣ 35). Thông tƣ 35 chủ yếu quy định giới hạn các mức trần thu phí một mặt để bảo vệ quyền lợi các chủ thẻ tránh không bị “bắt chẹt” khi sử dụng dịch vụ, mặt khác để các ngân hàng thƣơng mại tùy điều kiện năng lực thực tế có thể cạnh tranh lành mạnh với nhau bằng cách thu phí thấp để thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng mình.

Tóm lại, để thẻ ngân hàng ngày càng thực sự trở thành phƣơng tiện thanh toán không dùng tiền mặt hiệu quả trong đời sống kinh tế, xã hội Việt Nam thì đòi hỏi phải sớm hình thành và phát triển thói quen thanh toán thẻ qua các điểm chấp nhận thẻ (POS), thay vì thói quen dùng thẻ chỉ để rút tiền mặt tại các ATM đang còn rất phổ biến trong đời sống kinh tế hiện nay.

4.4.2.2 Khách hàng

Từ trƣớc đến nay, trong đa số lĩnh vực kinh doanh, ngƣời ta vẫn thƣờng nói “Khách hàng là thƣợng đế”; bởi lẽ khách hàng là yếu tố quan trọng mà các doanh nghiệp nói chung cũng nhƣ ngành ngân hàng nói riêng đều hƣớng tới, sao cho tạo ra đƣợc sản phẩm đáp ứng đƣợc yêu cầu của khách hàng. Đối với môi trƣờng kinh doanh thẻ thì việc phân tích và tìm hiểu về thị trƣờng chủ thẻ sẽ giúp ngân hàng xem xét khả năng mà khách hàng sẽ sử dụng các sản phẩm dịch vụ thẻ của ngân hàng. Có nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến việc lựa chọn sản phẩm của khách hàng, trong đó ba yếu tố quan trọng nhất là thu nhập, trình độ học vấn và thói quen tiêu dùng của khách hàng.

Thu nhập: Phản ánh mức sống, khả năng chi tiêu trong mua sắm hàng hóa dịch vụ cũng nhƣ nhu cầu của ngƣời dân. Theo thông tin Thủ tƣớng cập nhật tại diễn đàn VDPF, thu nhập bình quân đầu ngƣời tính đến cuối năm 2013 đạt khoảng 42 triệu đồng/năm; mức thu nhập này là không cao nên cũng là một trong những khó khăn cho việc phát triển thị trƣờng thẻ ở Việt Nam. Tuy nhiên, so với trƣớc đây thì đời sống của ngƣời dân cũng đã đƣợc cải thiện đáng kể. Còn trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, nhìn chung tình hình kinh tế - xã hội năm 2013 đã có sự chuyển biến tích cực, GDP bình quân đầu ngƣời trên dƣới 30 triệu đồng/năm (năm 2012 là 26,9 triệu đồng). Nhƣ vậy, mặc dù mức thu nhập của ngƣời dân vẫn thấp hơn thu nhập bình quân trên cả nƣớc, nhƣng đã có sự tăng trƣởng so với năm trƣớc. Khi thu nhập tăng thì khả năng sử dụng các dịch vụ ngân hàng càng cao do phát sinh các nhu cầu liên quan đến ngân hàng nhƣ gửi tiền tiết kiệm, vay vốn sản xuất kinh doanh; từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng phát triển dịch vụ thẻ. Tuy nhiên, nhìn chung thì thu nhập bình quân của ngƣời Việt Nam vẫn còn thấp hơn so với nhiều nƣớc trên thế giới nên sẽ gây trở ngại cho sự phát triển dịch vụ thẻ của ngân hàng.

Trình độ học vấn: Là khía cạnh quan trọng ảnh hƣởng đến sự phát triển dịch vụ thẻ của ngân hàng. Khi trình độ học vấn của khách hàng cao thì khả năng am hiểu thị trƣờng và tiếp cận thông tin về sản phẩm dịch vụ sẽ nhanh hơn cũng nhƣ mức độ chấp nhận thực hiện thanh toán thông qua các phƣơng tiện thanh toán hiện đại sẽ cao hơn. Đồng thời, họ sẽ có nhu cầu sử dụng các dịch vụ, ứng dụng các tiện ích của thẻ, sử dụng linh hoạt các tính năng của máy ATM cũng nhƣ biết cách thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ tại máy POS của các cửa hàng, siêu thị; để chứng tỏ sự văn minh và hiện đại của mình. Điều đó sẽ giúp ngân hàng có điều kiện mở rộng hoạt động kinh doanh thẻ trên địa bàn. Theo Báo cáo số 228/BC-UBND ngày 22/11/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng: Trong năm, toàn tỉnh có thêm 20 trƣờng đƣợc công

lệ 24,18% so với tổng số trƣờng. Công tác phổ cập giáo dục đƣợc quan tâm thƣờng xuyên, toàn tỉnh có 100% xã phƣờng, thị trấn đƣợc công nhận đạt chuẩn quốc gia về công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 1, trong đó có 02 xã đƣợc công nhận mức độ 2; tất cả 11/11 đơn vị cấp huyện hoàn thành phổ cập giáo dục đúng độ tuổi. Năm học 2012 - 2013 toàn tỉnh có 7.712 học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông, đạt tỷ lệ 95,62% (trong đó hệ giáo dục phổ thông đạt 99,03%, hệ giáo dục thƣờng xuyên đạt 63,47%); có 1.792 học sinh đậu đại học (chiếm 23,24% tổng số học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông).

Thói quen tiêu dùng: Cuối cùng là thói quen tiêu dùng của khách hàng cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến việc phát triển dịch vụ thẻ. Khi đi mua sắm tại các siêu thị, chúng ta vẫn thƣờng bắt gặp hình ảnh khách hàng thanh toán hàng hóa bằng tiền mặt mà họ chuẩn bị sẵn trong tay thay vì quẹt thẻ tại các máy POS đã đƣợc đặt sẵn tại siêu thị. Hay rất nhiều trƣờng hợp khác là chủ thẻ dùng thẻ của mình để rút tiền mặt tại các máy ATM đặt trƣớc siêu thị; nếu xét riêng về chủ thẻ của BIDV, khi dùng thẻ BIDV rút tiền tại máy ATM của BIDV thì tốn phí là 1000đ/giao dịch, còn nếu rút tiền tại máy ATM của các ngân hàng kết nối khác thì phí là 3000đ/giao dịch; trong khi đó nếu chủ thẻ BIDV quẹt thẻ tại POS của BIDV hay bất kỳ ngân hàng kết nối nào thì vẫn đƣợc miễn phí khi thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ. Mặc dù đƣợc miễn phí khi giao dịch qua POS nhƣng chủ thẻ vẫn không chọn cách thanh toán này. Bởi vì nguyên nhân chủ yếu là do khách hàng vẫn còn thói quen sử dụng tiền mặt trong chi tiêu dù là ở bất cứ nơi đâu; thêm vào đó nhiều chủ thẻ vẫn có tâm lý e dè và ngại với việc thanh toán qua máy POS. Vì thế, đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến dịch vụ thẻ nhiều năm qua ở cả nƣớc nói chung và tỉnh Sóc Trăng nói riêng vẫn chƣa phát triển hiệu quả.

Tóm lại, những hạn chế về thu nhập, trình độ học vấn và thói quen sử dụng tiền mặt của ngƣời dân đã tạo lực cản cho sự phát triển của dịch vụ thẻ trong thời gian qua. Tuy nhiên, những yếu tố này đang có những dấu hiệu chuyển biến tích cực, thu nhập và trình độ học vấn của ngƣời dân ngày càng nâng cao, theo đà đó thì ngƣời dân cũng sẽ dần thay đổi thói quen tiêu dùng của mình để thuận tiện trong thanh toán. Đây chính là điều kiện tốt để các ngân hàng thƣơng mại trong đó có BIDV Sóc Trăng phát triển thị trƣờng thẻ trong thời gian tới.

4.4.2.3 Đối thủ cạnh tranh

Hiện nay sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng diễn ra gay gắt, mỗi ngân hàng đều có chiến lƣợc kinh doanh riêng nhằm thu hút và lôi kéo khách hàng tham gia sử dụng dịch vụ thẻ của ngân hàng mình bởi đây sẽ là

một lợi thế cạnh tranh tốt cho mỗi ngân hàng trong tƣơng lai. Theo Cục Thống kê Sóc Trăng trong cuốn "Sóc Trăng sau 20 năm tái lập - Một chặng đường phát triển" tính đến cuối năm 2012, trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng có tất cả 18 tổ chức ngân hàng đang hoạt động, trong đó có 14 ngân hàng thƣơng mại, 1 sở giao dịch, 1 ngân hàng phát triển, 1 ngân hàng chính sách và 1 phòng giao dịch của ngân hàng thƣơng mại Sài Gòn Công thƣơng. Hệ thống quỹ tín dụng nhân dân có 1 Quỹ tín dụng Nhân dân Trung ƣơng Sóc Trăng và 12 Quỹ tín dụng Nhân dân cơ sở. Trong phạm vi đề tài này, ta tiến hành phân tích bốn ngân hàng có sức cạnh tranh nhiều nhất đối với hoạt động kinh doanh thẻ của BIDV Sóc Trăng, đó là:

a. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Sóc Trăng – Agribank Sóc Trăng

Sản phẩm thẻ của Agribank xuất hiện vào năm 2003, Agribank là ngân hàng có lợi thế hơn cả về mạng lƣới giao dịch rộng khắp trên toàn quốc, không chỉ ở trung tâm tỉnh thành mà cả ở các vùng sâu, vùng xa, tạo điều kiện rất thuận lợi cho hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng.

Chi nhánh Agribank Sóc Trăng đƣợc thành lập theo Quyết định số 30/QĐ-NH9 ngày 29/01/1992. Hiện nay, Agribank là ngân hàng có mạng lƣới rộng nhất, phủ khắp cả tỉnh Sóc Trăng với trên 20 điểm giao dịch. Trong nhiều năm liền chi nhánh luôn chiếm thị phần về tín dụng, huy động vốn và thẻ ATM cao nhất cả tỉnh với tỷ lệ áp đảo đối với cả mảng khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hoạt động của Agribank khá linh hoạt do có bộ phận quản trị có trình độ cao; có Phòng Dịch vụ và Marketing chuyên biệt, nên công tác Marketing và giới thiệu sản phẩm đến khách hàng rất hiệu quả.

b. Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Sóc Trăng – Vietcombank Sóc Trăng

Vietcombank là ngân hàng thƣơng mại đầu tiên và đứng đầu ở Việt Nam triển khai dịch vụ thẻ. Với kỷ lục “Ngân hàng có sản phẩm thẻ đa dạng nhất Việt Nam” đƣợc Bộ sách kỷ lục Việt Nam công nhận và là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam chấp nhận thanh toán cả 7 loại thẻ ngân hàng thông dụng trên thế giới mang thƣơng hiệu American Express, Visa, MasterCard, JCB, Diners Club, Discover và UnionPay; đến nay, Vietcombank luôn tự hào với vị trí dẫn đầu về thị phần phát hành và thanh toán thẻ trên thị trƣờng thẻ Việt Nam.

Vietcombank chi nhánh Sóc Trăng trƣớc đây là Chi nhánh cấp II trực thuộc chi nhánh Cần Thơ từ ngày 01/10/2001. Đến năm 2006, Vietcombank Sóc Trăng chính thức tách rời khỏi chi nhánh Cần Thơ. Với thƣơng hiệu, uy tín, kinh nghiệm và nền tảng công nghệ rất tốt thì Vietcombank thâm nhập,

phát triển dịch vụ thẻ không gặp nhiều khó khăn và sẽ là một đối thủ cạnh tranh mà BIDV Sóc Trăng phải lƣu ý.

c. Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Sóc Trăng – Vietinbank Sóc Trăng

Vietinbank giới thiệu thẻ ATM từ năm 2001, mang đến cho khách hàng chuỗi các sản phẩm dịch vụ thẻ ngân hàng hiện đại với nhiều lợi thế cạnh tranh ƣu việt. Các sản phẩm thẻ của Vietinbank đa dạng, phong phú, đáp ứng đủ mọi đối tƣợng khách hàng.

Vietinbank chi nhánh Sóc Trăng thành lập vào năm 1992. Từ sau khi cổ phần hóa, chiến lƣợc kinh doanh của Vietinbank đẩy mạnh hoạt động Marketing, mở thêm phòng giao dịch và chủ động tìm kiếm khách hàng mới. Ngày 11/10/2009, Vietinbank đƣợc vinh dự xếp thứ 2 trong Top 20 Công ty niêm yết hàng đầu Việt Nam. Do đó, với nền tảng và sự năng động sau khi cổ phần hóa, Vietinbank Sóc Trăng đang có chính sách để tăng thị phần khách hàng trong hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng.

d. Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á chi nhánh Sóc Trăng - DongA Bank Sóc Trăng

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đông Á (DongA Bank) là một trong những ngân hàng cổ phần đầu tiên đƣợc thành lập vào đầu những năm 1990 trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam còn nhiều khó khăn và ràng buộc. Trải qua chặng đƣờng 19 năm hoạt động, DongA Bank đã lập đƣợc “chiến tích” là trở thành ngân hàng dẫn đầu về phát triển dịch vụ thẻ.

Ngân hàng Đông Á chi nhánh Sóc Trăng cũng là một trong những ngân hàng có thế mạnh về dịch vụ thẻ và máy ATM, chiếm thị phần tƣơng đối lớn trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Tuy mạng lƣới giao dịch của ngân hàng Đông Á trên địa bàn tỉnh rất ít, nhƣng với thế mạnh về công nghệ hiện đại, sản phẩm dịch vụ đa dạng phong phú nên DongA Bank cũng là một trong những đối thủ mạnh đối với bất kỳ ngân hàng nào trong thị phần dịch vụ thẻ trên địa bàn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Sau khi tìm hiểu khái quát về các đối thủ cạnh tranh, ta tiến hành phân tích chi tiết về tình hình phát triển dịch vụ thẻ của các đối thủ trên địa bàn tỉnh. Dƣới đây là kết quả hoạt động kinh doanh thẻ của BIDV Sóc Trăng so với bốn đối thủ cạnh tranh mạnh trên địa bàn trong hai năm 2011 và 2012.

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triểnviệt nam chi nhánh sóc trăng (Trang 98)