Doanh số giao dịch thẻ

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triểnviệt nam chi nhánh sóc trăng (Trang 73)

Bên cạnh số lƣợng thẻ phát hành thì doanh số giao dịch thẻ cũng là một tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả phát triển dịch vụ thẻ của ngân hàng vì chỉ tiêu này giúp ngân hàng xác định đƣợc thực tế có bao nhiêu khách hàng sử dụng thẻ để giao dịch sau khi đăng ký phát hành thẻ. Đối với thẻ ghi nợ nội địa và thẻ ghi nợ quốc tế, doanh số giao dịch thẻ có thể hiểu một cách chính xác hơn là doanh số giao dịch của tài khoản sử dụng thẻ, đó là tổng tất cả các giá trị giao dịch mà chủ thẻ thực hiện làm giảm số dƣ tiền gửi trên tài khoản sử dụng thẻ nhƣ rút tiền mặt, chuyển khoản, thanh toán hàng hóa tại các điểm chấp nhận thẻ (POS)... Riêng đối với thẻ tín dụng, doanh số giao dịch ở đây có thể hiểu là doanh số cho vay hay doanh số phát sinh của thẻ tín dụng; bởi bản chất của thẻ tín dụng là ngân hàng sẽ cho khách hàng vay một hạn mức tín dụng để giao dịch rồi sau đó chủ thẻ mới hoàn trả lại số tiền đã sử dụng, nghĩa là thẻ tín dụng không có tài khoản tiền gửi thanh toán nên cũng không có số dƣ tiền gửi trên tài khoản sử dụng thẻ nhƣ thẻ ghi nợ. Và doanh số giao dịch của thẻ tín dụng gồm phần lớn là thanh toán qua POS, mua hàng trên mạng, thanh toán vé máy bay... còn giao dịch dùng để rút tiền mặt thì rất ít bởi vì phí rút tiền mặt tại máy ATM của thẻ tín dụng khá cao (phí giao dịch là 4% số tiền rút, tối thiểu 50.000 đồng), đồng thời khi rút tiền mặt thì chủ thẻ sẽ bị tính lãi ngay ngày giao dịch; trong khi đó khi giao dịch thanh toán thẻ tín dụng qua POS hay mua vé máy bay thì sẽ tính lãi sau 15 ngày kể từ ngày nhận sao kê của ngân hàng. Sau khi hiểu rõ bản chất về doanh số giao dịch của từng loại thẻ, ta tìm hiểu chi tiết về chỉ tiêu này qua bảng sau:

Bảng 4.6: Doanh số giao dịch từng loại thẻ tại BIDV Sóc Trăng giai đoạn 2011 – 2013

ĐVT: Triệu đồng

Doanh số giao dịch Năm

Chênh lệch 2012/2011

Chênh lệch 2013/2012 2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền % Thẻ ghi nợ nội địa 323.071 398.756 444.529 75.685 23,43 45.773 11,48

Thẻ ghi nợ quốc tế 0 0 1.548 0 x 1.548 x

Thẻ tín dụng 939 1.862 2.116 923 98,30 254 13,64

Bảng 4.7: Doanh số giao dịch từng loại thẻ tại BIDV Sóc Trăng trong 6 tháng/2013 và 6 tháng/2014

ĐVT: Triệu đồng

Doanh số giao dịch 6 tháng Chênh lệch

2013 2014 Số tiền %

Thẻ ghi nợ nội địa 236.375 286.420 50.045 21,17 Thẻ ghi nợ quốc tế 387 23.719 23.332 6.028,94

Thẻ tín dụng 1.018 1.108 90 8,84

Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân BIDV Sóc Trăng, 6 tháng/2013 và 6 tháng/2014

Thẻ ghi nợ nội địa: Qua bảng số liệu, ta thấy doanh số giao dịch của tài khoản sử dụng thẻ ghi nợ nội địa tăng dần qua mỗi năm. Trong năm 2012, doanh số giao dich là 398.756 triệu đồng, so với năm 2011 thì năm 2012 có doanh số cao hơn 75.685 triệu đồng (tăng 23,43%). Sang năm 2013, doanh số giao dịch tiếp tục tăng lên, đạt 444.529 triệu đồng, tăng 45.773 triệu đồng (tăng 11,48%) so với năm 2012. Đến tháng 6 năm 2014, doanh số giao dịch là 286.420 triệu đồng, tăng 50.045 triệu đồng (tăng 21,17%) so với cùng kỳ năm trƣớc. Mặt khác, nếu tính bình quân doanh số giao dịch trên một thẻ thì ta thấy trong ba năm 2011 – 2013, doanh số bình quân/thẻ lần lƣợt là73,44 triệu đồng, 52,04 triệu đồng và 39,08 triệu đồng. Xét thời điểm cuối tháng 6 năm 2013, doanh số bình quân/thẻ là 25,15 triệu đồng và ở cùng kỳ năm sau đã giảm xuống, còn 20,95 triệu đồng. Nhìn tổng quát, doanh số giao dịch tăng là dấu hiệu tốt, một mặt làm tăng thu nhập cho ngân hàng, đồng thời cho thấy khách hàng ngày càng tin tƣởng vào dịch vụ của ngân hàng cũng nhƣ những tiện ích mà nó mang lại. Tuy nhiên tốc độ tăng doanh số giao dịch của tài khoản sử dụng thẻ ghi nợ nội địa không cao bằng tốc độ tăng số lƣợng tính theo lũy kế của thẻ ghi nợ nội địa. Cụ thể năm 2012 doanh số giao dịch tăng 23,43% trong khi đó số thẻ tính theo lũy kế tăng 74,18% so với năm 2011; hay trong 6 tháng đầu năm 2014 doanh số giao dịch tăng 21,17% thấp hơn sự gia tăng 45,49% của số thẻ lũy kế so với cùng kỳ năm trƣớc. Điều đó cho thấy có một bộ phận khách hàng mở thẻ nhƣng sau một thời gian dài không thấy phát sinh giao dịch, nên mặc dù số lƣợng thẻ tăng khá cao nhƣng doanh số giao dịch tăng thấp hơn so với tốc độ này. Đây là hệ quả của hoạt động phát hành thẻ miễn phí, chỉ mới chú trọng đến số lƣợng thẻ phát hành chứ chƣa thực sự quan tâm đến chất lƣợng. Do đó, bên cạnh việc phát triển chủ thẻ mới, ngân hàng cần có những biện pháp thích hợp để giữ chân khách hàng hiện tại nhƣ đa dạng hóa

những tiện ích của thẻ, nâng cao chất lƣợng phục vụ để chiếm đƣợc sự hài lòng của khách hàng trong môi trƣờng cạnh tranh gay gắt nhƣ ngày nay.

Thẻ ghi nợ quốc tế: Trong hai năm 2011, 2012 chƣa phát hành thẻ nên chƣa phát sinh giao dịch. Sang năm 2013 bắt đầu triển khai phát hành thẻ ghi nợ quốc tế nên cho đến cuối năm, doanh số giao dịch của tài khoản sử dụng thẻ ghi nợ quốc tế chỉ đạt 1.548 triệu đồng, dù không cao nhƣng đây cũng là con số khích lệ cho BIDV Sóc Trăng trong năm đầu tiên hoạt động kinh doanh về loại sản phẩm mới này. Đến 6 tháng đầu năm 2014, doanh số giao dịch đạt kết quả khả quan hơn, với con số 23.719 triệu đồng; có thể nói giai đoạn này doanh số giao dịch có sự tăng trƣởng ngoạn mục so với cùng kỳ năm trƣớc với mức chênh lệch lên đến 23.332 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 6.028,94%. Qua đó ta thấy, chỉ sau hơn 1 năm triển khai, doanh số giao dịch của tài khoản sử dụng thẻ ghi nợ quốc tế đã đạt con số khá ấn tƣợng và tin rằng, trong tƣơng lai sẽ còn tiếp tục phát triển hơn nữa nếu dựa trên đà tăng trƣởng nhƣ hiện nay. Nguyên nhân chỉ tiêu này đạt doanh số cao là do những tính năng và tiện ích của thẻ ghi nợ quốc tế mang đến cho chủ thẻ nhiều sự tiện lợi nhƣ có thể thanh toán thẻ không chỉ tại những điểm có biểu tƣợng của BIDV mà còn tại những nơi chấp nhận thẻ MasterCard dù là trong nƣớc hay nƣớc ngoài, và đặc biệt hạn mức sử dụng thẻ rất cao, cho dù là giao dịch trên ATM, trên POS hay giao dịch thƣơng mại điện tử thì số tiền tối đa/ngày là 100 triệu đồng (đối với thẻ BIDV Ready) và lên đến 500 triệu đồng/ngày (đối với thẻ BIDV MU trong trƣờng hợp giao dịch trên POS và giao dịch thƣơng mại điện tử). Bên cạnh đó, trong 6 tháng đầu năm 2014 BIDV Sóc Trăng áp dụng nhiều chƣơng trình ƣu đãi nhƣ tặng tiền vô tài khoản cho chủ thẻ đầu tiên thanh toán thẻ vào cuối tuần, rút tiền mặt không tốn phí cũng nhƣ chính sách ƣu đãi lãi suất cho khách hàng tiền gửi bằng cách tặng một khoảng tiền vào tài khoản tiền gửi thanh toán và phải đƣợc rút bằng thẻ; nhƣng vì cơ chế động lực của BIDV Sóc Trăng đối với cán bộ - công nhân viên của ngân hàng là khi phát hành một thẻ ghi nợ quốc tế thì nhân viên phụ trách đƣợc thƣởng 40.000 đồng/thẻ, trong khi thẻ ghi nợ nội địa chỉ 2000 đồng/thẻ. Vì vậy mà nhân viên sẽ có xu hƣớng khuyến khích khách hàng mở thẻ ghi nợ quốc tế, còn mục đích mở thẻ của khách hàng tiền gửi trong trƣờng hợp này chủ yếu là để rút khoảng tiền thƣởng về lãi suất đó. Chính vì vậy mà doanh số giao dịch của tài khoản sử dụng thẻ ghi nợ quốc tế đạt kết quả khá cao dù chỉ mới hơn 1 năm hoạt động. Mặt khác, nếu tính bình quân doanh số giao dịch trên một thẻ thì đến cuối năm 2013, doanh số bình quân/thẻ là 41,84 triệu đồng. Đến tháng 6 năm 2014, doanh số bình quân/thẻ có sự tăng trƣởng đạt 54,91 triệu đồng, so với cùng kỳ năm trƣớc doanh số bình quân/thẻ chỉ đạt 32,25 triệu đồng thì có sự chênh lệch khoảng

22,66 triệu đồng. Kết quả này là do sự tăng trƣởng vƣợt bậc của doanh số giao dịch ở 6 tháng đầu năm 2014 mà cụ thể là tốc độ tăng của doanh số giao dịch (6.028,94%) cao hơn tốc độ tăng của số lƣợng thẻ (3.500%) vì vậy mà doanh số bình quân/thẻ tăng cao. Đây là một tín hiệu tốt, cho thấy đa số những thẻ ghi nợ quốc tế mà khách hàng đã đăng ký phát hành đều đƣợc khách hàng sử dụng để giao dịch và thanh toán.

Thẻ tín dụng: Nhìn chung trong giai đoạn 2011 – 06/2014 doanh số giao dịch có sự tăng trƣởng nhẹ qua các năm và doanh số năm sau cao hơn năm trƣớc. Năm 2011, doanh số giao dịch (hay doanh số cho vay) là 939 triệu đồng, sang năm 2012 đạt 1.862 triệu đồng, tăng 923 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 98,30% so với năm 2011. Đến cuối năm 2013, doanh số tiếp tục tăng lên, đạt giá trị 2.116 triệu đồng, tăng 13,64% so với năm 2012. Xét 6 tháng đầu năm 2013, doanh số cho vay đạt 1.018 triệu đồng, và đến tháng 6 năm 2014, con số này đạt 1.108 triệu đồng, tức là đã có sự tăng trƣởng nhẹ, tăng 8,84%. Nhìn chung, doanh số giao dịch của thẻ tín dụng tăng dần, nhƣng giá trị đó là khá thấp, điều này cũng dễ hiểu vì số thẻ tín dụng phát hành là khá ít nên doanh số giao dịch vì vậy mà không cao. Bên cạnh đó, việc sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng cũng chƣa nhiều do ngƣời dân ở đây vẫn còn thói quen sử dụng tiền mặt khi mua sắm hàng hóa nên doanh số giao dịch thẻ tín dụng vì vậy mà không cao. Mặt khác, nếu tính bình quân doanh số giao dịch trên một thẻ thì trong ba năm 2011 – 2013, doanh số bình quân/thẻ lần lƣợt là 42,68 triệu đồng, 66,50 triệu đồng và 88,17 triệu đồng. Xét 6 tháng đầu năm 2013, doanh số bình quân/thẻ giảm xuống, còn 37,70 triệu đồng và sang 6 tháng đầu năm 2014 lại tiếp tục giảm chỉ còn 33,58 triệu đồng, tức là giảm khoảng 4,12 triệu đồng. Qua đó ta thấy, dù số lƣợng thẻ tín dụng thấp hơn nhiều so với số lƣợng thẻ ghi nợ nội địa và thẻ ghi nợ quốc tế nhƣng doanh số bình quân/thẻ tín dụng thì lại xấp xỉ, có năm còn cao hơn cả hai loại thẻ ghi nợ; điều này chứng tỏ rằng những khách hàng đáp ứng đủ điều kiện và đƣợc ngân hàng phát hành thẻ để sử dụng là những ngƣời thật sự có nhu cầu dùng thẻ tín dụng để giao dịch và thanh toán; bởi vì không một khách hàng nào đăng ký phát hành thẻ tín dụng mà sẵn lòng trả phí thƣờng niên cao chỉ để thẻ ở một nơi mà không tận dụng cái lợi của việc sử dụng thẻ tín dụng trong thanh toán. Vì thế đa số thẻ tín dụng phát hành là đều đƣợc khách hàng sử dụng nên doanh số bình quân/thẻ vì vậy mà khá cao.

Tóm lại, doanh số giao dịch của thẻ ghi nợ nội địa luôn đạt giá trị cao nhất trong giai đoạn 2011 – 06/2014 tƣơng ứng với sự tăng trƣởng về số lƣợng thẻ nên kết quả này cũng là điều tất yếu. Mặt khác, nếu xét doanh số bình

nợ nội địa đạt doanh số bình quân/thẻ cao nhất, hai năm 2012 và 2013 thì thẻ tín dụng đứng đầu về chỉ tiêu này và đến 6 tháng đầu năm 2014, thẻ ghi nợ quốc tế đạt doanh số bình quân/thẻ cao nhất. Nguyên nhân là do sự chênh lệch về tốc độ tăng trƣởng của doanh số giao dịch và số lƣợng lũy kế của mỗi loại thẻ nên dẫn đến sự biến động khác nhau của từng loại thẻ.

 Nhƣ đã trình bày, doanh số giao dịch của thẻ tín dụng thực chất là doanh số cho vay, nghĩa là ngân hàng sẽ cho khách hàng vay trƣớc số tiền để thực hiện giao dịch, sau đó đến ngày sao kê hàng tháng, ngân hàng sẽ gửi báo nợ đến chủ thẻ, thống kế tổng số tiền đã chi trong tháng trƣớc. Nếu chủ thẻ trả trong vòng 15 ngày trở lại từ ngày nhận sao kê thì chủ thẻ không phải trả lãi, nếu trên 15 ngày mà chủ thẻ chƣa thanh toán số tiền đã chi thì ngân hàng sẽ tính lãi với lãi suất khá cao (từ 16% đến 18%). Do bản chất thẻ tín dụng là nhƣ thế, nên sẽ có hai chỉ tiêu khác liên quan đến sự phát triển của thẻ tín dụng là doanh số thu nợ và dƣ nợ, đƣợc thể hiện cụ thể qua bảng sau:

Bảng 4.8: Doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dƣ nợ của thẻ tín dụng tại BIDV Sóc Trăng giai đoạn 2011 - 2013

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền % Doanh số cho vay 939 1.862 2.116 923 98,30 254 13,64 Doanh số thu nợ 696 1.665 2.168 969 139,22 503 30,21

Dƣ nợ 302 499 447 197 65,23 (52) (10,42)

Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân BIDV Sóc Trăng, 2011 – 2013

Bảng 4.9: Doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dƣ nợ của thẻ tín dụng tại BIDV Sóc Trăng trong 6 tháng/2013 và 6 tháng/2014

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 6 tháng Chênh lệch

2013 2014 Số tiền % (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Doanh số cho vay 1.018 1.108 90 8,84

Doanh số thu nợ 927 1.207 280 30,20

Dƣ nợ 538 439 (99) (18,40)

Doanh số cho vay: Chính là doanh số giao dịch của thẻ tín dụng đã đƣợc trình bày và phân tích chi tiết ở phần trên, nên ở phần này không đề cập lại.

Doanh số thu nợ: Nhìn chung doanh số thu nợ của thẻ tín dụng có sự tăng trƣởng đều qua các năm và doanh số năm sau đều cao hơn năm trƣớc. Cụ thể năm 2011 đạt 696 triệu đồng, sang năm 2012 tăng lên thành 1.665 triệu đồng, tức là tăng 969 triệu đồng (tăng 139,22%) so với năm 2011. Sang năm 2013 tiếp tục tăng trƣởng, đạt 2.168 triệu đồng, tăng 30,21% so với năm 2012. Đến tháng 6 năm 2014, doanh số thu nợ là 1.207 triệu đồng, so với cùng kỳ năm trƣớc thì cao hơn 280 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 30,20%. Nhƣ vậy, từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014, doanh số thu nợ cao nhất là ở năm 2013, đạt 2.168 triệu đồng, một giá trị không cao so với quy mô của ngân hàng.

Dƣ nợ: Nhƣ đã phân tích ở trên, do số thẻ tín dụng phát hành không nhiều nên dƣ nợ của ngân hàng cũng không cao, dƣ nợ cao nhất trong giai đoạn 2011 – 6 tháng/2014 là 538 triệu đồng. Mặc dù doanh số cho vay và doanh số thu nợ đều tăng qua các năm nhƣng dƣ nợ chỉ tăng từ năm 2011 đến tháng 6 năm 2013, đến cuối năm 2013 có sự sụt giảm nhẹ, còn 447 triệu đồng và tiếp tục giảm còn 439 triệu đồng ở 6 tháng đầu năm 2014. Trong tƣơng lai, nếu dƣ nợ ngân hàng có sự tăng trƣởng và đạt giá trị cao thì sẽ đem đến nguồn thu cho ngân hàng từ việc hƣởng lãi suất, tất nhiên phải đảm bảo không để phát sinh nợ xấu thì ngân hàng mới có thể thu đƣợc lợi nhuận an toàn.

Tóm lại, doanh số cho vay và doanh số thu nợ đều có sự tăng trƣởng ở mỗi năm nhƣng so với quy mô của ngân hàng thì con số này không nhiều, còn dƣ nợ của ngân hàng thì cũng chỉ có sự biến động nhẹ, và cũng không cao so với quy mô của ngân hàng. Một trong những nguyên nhân dẫn đến kết quả này là do số thẻ tín dụng phát hành ít, qua đó cho thấy quy trình thẩm định khi

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triểnviệt nam chi nhánh sóc trăng (Trang 73)