Phân tích rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại BIDV Sóc Trăng

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triểnviệt nam chi nhánh sóc trăng (Trang 89)

TẠI BIDV SÓC TRĂNG

Rủi ro trong lĩnh vực thẻ xuất hiện khá nhiều và đa dạng nhƣ đã trình bày trong chƣơng 2, đối với môi trƣờng kinh doanh của BIDV Sóc Trăng trên địa bàn tỉnh thì tính đến thời điểm hiện nay đã có xuất hiện một số rủi ro sau:

Rủi ro tín dụng: Xảy ra ở các loại thẻ tín dụng, khi mà chủ thẻ không có khả năng thanh toán lại cho ngân hàng những khoản tiền đã sử dụng theo đúng thời hạn, dẫn đến nợ quá hạn. Nguyên nhân xảy ra rủi ro là do khách hàng mất cân đối trong thu nhập và chi tiêu hoặc cũng có trƣờng hợp khách hàng có tiền

nhƣng không chủ động, không thiện chí trong việc trả nợ, đợi nhân viên ngân hàng đôn đốc nhắc nhở mới trả tiền cho ngân hàng. Cụ thể trong năm 2011 phát sinh 3 trƣờng hợp nợ quá hạn, sang năm 2012 có 5 trƣờng hợp, đến năm 2013 thì xảy ra 6 trƣờng hợp; tuy nhiên tất cả trƣờng hợp này cuối cùng đều thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi nên ngân hàng không bị thiệt hại về tài chính. Kết quả này là nhờ nhân viên ngân hàng giám sát chặt chẽ, thƣờng xuyên đôn đốc khách hàng để thu nợ khi có phát sinh nợ quá hạn, dùng nhiều biện pháp phù hợp để có thể tận thu nợ gốc và lãi của thẻ tín dụng. Qua đó thể hiện công tác quản lý nợ của thẻ tín dụng tại BIDV Sóc Trăng rất tốt khi mà tất cả trƣờng hợp nợ quá hạn đều đƣợc xử lý và thu hồi theo đúng quy định. Bên cạnh đó, rủi ro tín dụng xảy ra do khâu thẩm định không cẩn thận, không xác thực thông tin về chủ thẻ dẫn đến khó khăn trong việc thu hồi nợ là trƣờng hợp chƣa từng xảy ra tại BIDV Sóc Trăng do nhân viên phụ trách luôn thẩm định rất kỹ trƣớc khi quyết định mở thẻ tín dụng cho khách hàng. Còn trƣờng hợp xảy ra rủi ro tín dụng do những nhân tố khách quan mà chính chủ thẻ cũng không biết trƣớc nhƣ biến cố về tài chính, sức khỏe, gia đình... thì cũng chƣa xuất hiện tại chi nhánh.

Rủi ro tác nghiệp: Xảy ra trong quá trình tác nghiệp của nhân viên ngân hàng, cụ thể là trong khâu đƣa thẻ vừa phát hành đến khách hàng. Nghĩa là thẻ sau khi phát hành, chủ thẻ sẽ đến ngân hàng để nhận thẻ, khi đó nhân viên phụ trách phải kiểm tra kỹ thông tin trên thẻ xem có khớp với thông tin trên giấy chứng minh nhân dân của khách hàng hay không, kiểm tra chữ ký của chủ thẻ. Nếu khớp thì mới giao thẻ cho khách hàng và hoàn tất giao dịch. Tuy nhiên, do không cẩn thận mà nhân viên đƣa nhầm thẻ của khách hàng khác cho khách hàng hiện đang giao dịch, với số dƣ của thẻ đƣa nhầm lớn hơn số dƣ trong chiếc thẻ đúng của chủ thẻ. Vì vậy mà chủ thẻ này sau khi nhận thẻ về, đến máy ATM để đổi lại mã PIN, kiểm tra số dƣ thì thấy số dƣ trong thẻ lớn hơn số dƣ trong tài khoản của mình nên đã phát hiện sự nhầm nhẫn thẻ, nhƣng vì lòng tham nên chủ thẻ này đã rút hết toàn bộ số dƣ trong tài khoản của thẻ đƣa nhầm; cho đến khi chủ thẻ đúng của thẻ thực hiện giao dịch mới phát hiện ra và báo cho BIDV Sóc Trăng về sự nhầm lẫn này. Cuối cùng chi nhánh cũng đã xử lý và hoàn trả lại số tiền bị rút nhầm cho khách hàng. Tuy loại rủi ro này chỉ mới xảy ra một trƣờng hợp vào cuối năm 2013, nhƣng đây cũng là bài học cho nhân viên phụ trách của BIDV Sóc Trăng nói chung, nhắc nhở mọi ngƣời tính kỹ lƣỡng trong từng khâu công việc đƣợc giao để tránh trƣờng hợp tổn thất tài chính đến mức thấp nhất có thể xảy ra vì đây là loại rủi ro nguy hiểm, vừa gây mất tiền của chủ thẻ vừa ảnh hƣơng rất lớn đến uy tín của ngân hàng. Một loại rủi ro tác nghiệp khác là rủi ro xảy ra trong khâu kích hoạt thẻ, tức là

một chiếc thẻ khi phát hành xong sẽ đƣợc chuyển từ trung tâm thẻ BIDV về BIDV Sóc Trăng, khi đó nhân viên ngân hàng phải kích hoạt thẻ trƣớc rồi mới giao cho khách hàng sử dụng, nếu không thì khi khách hàng đem thẻ đến máy ATM để thực hiện giao dịch trong lần đầu tiên thì thẻ sẽ bị máy giữ lại hay còn gọi là nuốt thẻ. Tại BIDV Sóc Trăng số lƣợng thẻ phát hành ở mỗi năm cũng khá nhiều, tuy nhiên chƣa có bộ phận riêng về thẻ nên việc phát hành thẻ cũng do phòng Giao dịch khách hàng phụ trách, vì vậy mà khối lƣợng công việc khá cao nên việc xảy ra sai sót trong giao dịch nói chung và giao dịch thẻ nói riêng là điều không thể tránh khỏi. Cho nên rủi ro xảy ra khi nhân viên phụ trách quên kích hoạt thẻ mà đã giao thẻ cho khách hàng giao dịch, để rồi thẻ bị nuốt và khách hàng đến ngân hàng phản ánh, làm ảnh hƣởng đến uy tín của ngân hàng cũng đã xảy ra một số trƣờng hợp tại BIDV Sóc Trăng. Cụ thể, năm 2011 đã xảy ra 13 trƣờng hợp, sang năm 2012 số rủi ro xảy ra tăng lên thành 17 trƣờng hợp, nhƣng đến năm 2013, cán bộ - công nhân viên ngân hàng ngày càng cẩn thận hơn trong công việc, trình độ chuyên môn cũng ngày đƣợc nâng cao nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn, nhanh chóng và chính xác hơn để có thể chiếm đƣợc lòng tin của khách hàng trong môi trƣờng cạnh tranh gay gắt nên số trƣờng hợp rủi ro giảm xuống còn 8 trƣờng hợp.

Rủi ro đối với chủ thẻ: Xảy ra trong trƣờng hợp máy ATM không chi tiền hay chi thiếu tiền, tức là khi khách hàng ra lệnh rút tiền, lệnh đó đƣa về ghi lại ở trung tâm điều khiển và trừ tiền trên tài khoản. Khi lệnh chi tiền đƣợc truyền trở lại đến máy ATM thì ở nơi đặt máy có sự cố nhƣ mất điện, hoặc rớt mạng nên khi điện đƣợc tái lập và kết nối lại thì máy ATM không còn lƣu lệnh chi tiền nữa và không chi tiền cho khách hàng. Trong năm 2011 đã xảy ra 20 trƣờng hợp, sang năm 2012 xảy ra 21 trƣờng hợp và đến năm 2013 giảm xuống còn 17 trƣờng hợp. Rủi ro này mặc dù không gây tổn thất tài chính cho ngân hàng nhƣng sẽ làm sụt giảm lòng tin của khách hàng, ảnh hƣởng không tốt đến hình ảnh của BIDV Sóc Trăng; vì vậy ngân hàng cần thƣờng xuyên kiểm tra hệ thống máy ATM để có thể hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra.

Rủi ro xảy ra tại đơn vị chấp nhận thẻ: Rủi ro xảy ra do nhân viên thu ngân không cẩn thận, nhập nhầm giá trị cần thanh toán cho chủ thẻ với giá trị nhập nhỏ hơn giá trị của món hàng mà chủ thẻ mua sắm. Khi đó ngân hàng chỉ thanh toán lại cho đơn vị chấp nhận thẻ phần giá trị mà nhân viên thu ngân đã nhập, còn số tiền chênh lệch kia thì đơn vị chấp nhận thẻ sẽ tự chịu rủi ro hoàn toàn. Loại rủi ro này hiện vẫn chƣa xảy ra do nhân viên thu ngân khi nhập sai đã phát hiện ra nên hủy giao dịch cũ và thực hiên lại giao dịch mới. Trƣờng hợp khác của rủi ro này là khi khách hàng dùng thẻ để thanh toán tại đơn vị

chấp nhận thẻ, nhân viên thu ngân quẹt thẻ qua POS lần đầu tiên thì hệ thống báo lỗi trong khi thực tế đã thực hiện giao dịch thành công nhƣng nhân viên thu ngân không kiểm tra kỹ mà lại tiếp tục quẹt thẻ lần thứ hai, vì vậy mà chủ thẻ bị trừ tiền hai lần; với loại rủi ro này đã xảy ra 2 trƣờng hợp. Tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu là do đơn vị chấp nhận thẻ gây ra rủi ro nên sẽ không gây ra tổn thất gì ảnh hƣởng đến ngân hàng.

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triểnviệt nam chi nhánh sóc trăng (Trang 89)