5. Kết cấu đề tài
3.2.4. Người thứ ba thực hiện công việc của người làm dịch vụ
Theo khoản 2 Điều 522 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì bên làm dịch vụ “Không được giao cho người khác thực hiện thay công việc, nếu không có sự đồng ý của bên thuê dịch vụ” điều khoản này có vẻ như chưa hợp lý cho lắm. Bởi lẽ, bên làm dịch vụ không phải chỉ là một cá nhân mà nó có thể là một pháp nhân, tổ chức khi đó tất nhiên sẽ có những người cấp dưới, những người làm công trong cùng một pháp nhân thì trong trường hợp này tuy người đứng đầu pháp nhân đứng ra ký kết hợp đồng với vai trò là người làm dịch vụ. Nhưng công việc phải làm cho bên thuê dịch vụ không nhất thiết là người đứng ra ký kết hợp đồng mà có thể là người làm công trong pháp nhân đó. Như vậy thì đã trái với điều luật trên và bên thuê dịch vụ có quyền đình chỉ hợp đồng, từ chối nhận kết quả công việc và yêu cầu bồi thường thiệt hại…Ở đây điều luật này chỉ quy định phù hợp cho bên làm dịch vụ với tư cách là cá nhân, còn với pháp nhân và tổ chức thì chưa hợp lý. Vì thế, cần bổ sung vào khoản 2 Điều 522 Bộ luật dân sự năm 2005 là đối với pháp nhân, tổ chức với vai trò là người làm dịch vụ thì việc giao cho người khác làm công việc với điều kiện là người trong pháp nhân, tổ chức ấy thì không cần phải thông qua ý kiến của bên thuê dịch vụ. Tuy nhiên, trong trường hợp này khi có tranh chấp phát sinh thì người đứng đầu pháp nhân, tổ chức, người đứng ra xác lập hợp đồng chịu trách nhiệm chứ không phải là người thực hiện thay công việc.
KẾT LUẬN
Pháp luật hợp đồng dân sự nói chung và pháp luật hợp đồng dịch vụ nói riêng ngoài tính ổn định tương đối thì cũng phải không ngừng được hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung sao cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Qua việc nghiên cứu đề tài, trên cơ sở nghiên cứu các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005, văn bản quy phạm pháp luật khác và các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Dân sự của các cơ quan có thẩm quyền khi quy định, giải thích các vấn đề về hợp đồng dịch vụ nói chung ta thấy pháp luật về hợp đồng dịch vụ vẫn còn tồn tại một số vấn đề sau:
Thứ nhất, những quy định về hợp đồng dịch vụ trong Bộ luật Dân sự còn một số điều khoản quy định chung chung nên chưa thể khái quát hết được những tình huống, những vướng mắc cũng như những thiếu sót gặp phải trong thực tiễn.
Thứ hai, các văn bản quy phạm pháp luật khác cũng như các văn bản hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền lại ít đề cập đến vấn đề hợp đồng dịch vụ. Thế nên, thật khó khăn cho việc áp dụng, thi hành vấn đề này.
Thứ ba, pháp luật cũng như các văn bản hướng dẫn chưa thể dữ liệu được hết những quan hệ về hợp đồng dịch vụ xuất hiện trong thực tiễn, có một số vấn đề phát sinh do không có quy định cụ thể nên phải áp dụng phần chung của hợp đồng dân sự. Vì thế, gây ra sự nhầm lẫn, khó khăn và tranh cãi cho các nhà áp dụng và thi hành. Chẳng hạn như không có một quy định nào trong phần hợp đồng dịch vụ quy định về điều kiện chủ thể và các hình thức khi tham gia giao kết hay về điều kiện phát sinh hiệu lực của hợp đồng…
Vì thế, Bộ luật Dân sự Việt Nam cần có những quy định về các vấn đề đã được đề cập trên đây để có cơ sở pháp lý cho việc áp dụng pháp luật về hợp đồng dịch vụ. Cũng như khi có một tranh chấp xảy ra thì quá trình giải quyết tranh chấp về hợp đồng này từ việc xác định yếu tố lỗi để từ đó quy ra trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho các bên đến những vấn đề phát sinh về điều kiện của chủ thể khi tham gia giao kết hợp đồng, những khoản tiền dịch vụ mà bên thuê không muốn thanh toán và nó được coi như là nợ không có bảo đảm cho bên cung ứng dịch vụ để quyền và lợi ích của các bên được bảo đảm… cũng được thuận lợi hơn, giải quyết một cách nhanh chóng, kịp thời không gây khó khăn cho những người áp dụng và thi hành.
Do đó, pháp luật cần hoàn thiện hơn quy định về hợp đồng dịch vụ theo hướng bổ sung thêm các nội dung như: mức độ để áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại khi có thiệt hại xảy ra hoặc bên thuê dịch vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ trả tiền công cho bên cung ứng dịch vụ, việc người thứ ba thực hiện thay công việc và nghĩa vụ bảo đảm
an toàn về tính mạng, sức khỏe cho bên thuê dịch vụ,…Theo đó, qua quá trình nghiên cứu đề tài người viết đã giải quyết được một số vấn đề cơ bản về hợp đồng dịch vụ.
Trên đây là những lý luận chung đồng thời phân tích các quy định của pháp luật về hợp đồng dịch vụ lý luận và thực tiễn theo pháp luật dân sự Việt nam giúp người đọc có một cách hiểu thống nhất theo tinh thần luật định về hợp đồng dịch vụ. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những khó khăn, bất cập cần được giải quyết, bên cạnh đó đề xuất một vài ý kiến hoàn thiện hơn quy định của pháp luật dân sự về hợp đồng dịch vụ./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Danh mục văn bản quy phạm pháp luật
1. Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001). 2. Bộ luật Dân sự năm 1995.
3. Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011). 4. Bộ luật Dân sự năm 2005.
5. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000. Các văn bản khác
Văn bản luật cổ
1. Bộ luật Hồng Đức năm 1483. 2. Bộ luật Gia Long năm 1815.
3. Bộ Dân luật giản yếu Nam Kỳ năm 1883. 4. Bộ Dân luật Bắc Kỳ năm 1931.
5. Bộ Dân luật Trung Kỳ (Hoàng Việt Trung Kỳ hộ luật) năm 1936.
Văn bản luật nước ngoài
1. Luật Hợp đồng châu Âu năm 2001.
2. Bộ nguyên tăc của UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế năm 2004. Danh mục sách, báo
Danh mục sách
1. TS. Nguyễn Ngọc Điện, Bình luận các hợp đồng thông dụng trong luật dân sự Việt Nam, Nxb. Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh, 2000.
2. TS. Nguyễn Ngọc Điện , Giáo trình luật La mã, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009.
3. TS. Nguyễn Ngọc Điện, Chủ thể pháp luật dân sự, Nxb. Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, 2010.
4. Các Mác, Tư bản, quyển 1 (tập I), Nxb. Sự thật, 1973.
5. Nguyễn Thị Chiều, Chế độ pháp lý về hợp đồng dịch vụ thực tiễn áp dụng tại công ty TNHH Mộc Dũng, 2013.
6. Nguyễn Thị Yến, Đề tài pháp luật về hợp đồng du lịch và thực tiễn áp dụng tại công ty TNHH Thăng Long, 2013.
Danh mục báo chí
1. Theo Báo pháp luật TPHCM:
http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2009/03/19/2595/ [truy cập ngày 12/11/2014].
2. Theo Anh Thư, Một bác sĩ Pháp đòi kiện bệnh viện Việt – Pháp 900 triệu đồng,
http://vietbao.vn/vi/An-ninh-Phap-luat/Mot-bac-si-doi-BV-Viet-Phap-boi-thuong-900-
trieu-dong/10939737/218/ [truy cập ngày 13/11/2014].
3. Theo N. Hai, Xử vụ kiện khách sạn New World Sài Gòn, http://vietbao.vn/vi/An-
ninh-Phap-luat/Xu-vu-kien-khach-san-New-World-Sai-Gon/10987735/218 [truy cập
ngày 13/11/2014].
Trang thông tin điện tử
1. Wikipedia, Dịch vụ, http://vi.wikipedia.org/ [truy cập ngày 5/7/2014].
2. Văn phòng Luật sư Tô Đình Huy, Nguyên tắc giao kết hợp đồng,
http://luathopdong.com/thong-tin/kien-thuc-ve-hop-dong/1616-nguyen-tac-giao-ket-
hop-dong.html [truy cập ngày 2/8/2014].
3. Theo Diễn đàn webketoan.vn, Tại sao lại cần dự toán cho công trình?,
http://nguoixaydung.com [truy cập ngày 05/8/2014].
4. Theo Thư viện Pháp luật.vn: http://danluat.thuvienphapluat.vn/tranh-chap-hop-