Tình hình chung áp dụng pháp luật hợp đồng dịch vụ

Một phần của tài liệu hợp đồng dịch vụ theo quy định của pháp luật việt nam – lý luận và thực tiễn (Trang 46)

5. Kết cấu đề tài

3.1.1.Tình hình chung áp dụng pháp luật hợp đồng dịch vụ

Pháp luật dân sự quy định về hợp đồng dân sự nói chung và hợp đồng dịch vụ nói riêng đã ngày càng hoàn thiện hơn về mặt nội dung lẫn hình thức. Với sự phát triển của nền kinh tế thị trường như hiện nay dịch vụ là một nhu cầu không thể thiếu đối với mỗi con người, mỗi quốc gia trên thế giới. Dù tình hình xã hội có khó khăn hay phát triển thì ngành dịch vụ vẫn luôn như hình với bóng bên cạnh hai từ "kinh tế". Ngày nay ta thấy chúng gần như có mặt ở khắp nơi, chạm tới mọi ngóc ngách của xã hội, từ những loại hình dịch vụ nhỏ nhất như xông hơi đấm bóp dạo, hay nhiều hơn một chút có dịch vụ chuyển nhà, gói và tặng quà, vệ sinh máy móc,...hay những kiểu dịch vụ cao cấp và tốn nhiều chi phí hơn như du lịch, nhà đất, làm giấy tờ, công chứng,...có thể nói là muôn hình vạn trạng, bất cứ thứ gì con người cần - dịch vụ liền có mặt ở đó.

Khi xã hội hay nói chính xác hơn là nền kinh tế càng phát triển thì ngành dịch vụ cũng phát triển theo với sắc thái khá riêng biệt, đó là mở rộng hơn các loại hình khác nhau, nếu trước kia chỉ có những hình thức dịch vụ lớn và thực sự cấp thiết thì ngày nay ta thấy có rất nhiều dịch vụ mới ra đời và ngày càng đi theo hướng "ngách" hơn, nói dễ hiểu là nhắm đến những việc ai cũng có thể tự làm được mà không cần tới dịch vụ. Tuy vậy, khi trong nền kinh tế phát triển và con người ngày càng bận rộn với công việc chuyên môn của mình hơn, họ lại không có thời gian hay tâm trí để có thể tự làm những việc mà trước đây cha ông họ vẫn tự tay làm lấy, và đó là nhu cầu mà ngành dịch vụ đã không bỏ qua, ví dụ như: dịch vụ chuyển nhà, dọn nhà, vệ sinh, giặt thảm,...cho thấy sự tăng trưởng của loại hình kinh doanh này càng lúc càng nhanh. Và cùng với đó là các công ty, nhà cung cấp dịch vụ xuất hiện ngày càng nhiều để đáp ứng nhu cầu cho khách hàng. Điển hình là công ty du lịch Khát Vọng Việt tại Hà Nội chuyên tổ chức và điều hành các tour du lịch trong và ngoài nước. Cung cấp tốt nhất cho khách hàng những dịch vụ du lịch, nhà hàng, khách sạn uy tín và vì thế mà các hợp đồng dịch vụ công ty ký kết với khách hàng không phải là ít. Hay là công ty Trách nhiệm hữu hạn luật Minh Khuê tại Hà Nội chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý cho khách hàng với đa dạng các loại hình dịch vụ như: tư vấn pháp luật doanh nghiệp, tư vấn sở hữu trí tuệ, tư vấn đầu tư, tranh tụng tòa án… Như vậy, hợp đồng dịch vụ cũng đã đi vào cuộc sống của con người ngày càng nhiều với nhiều loại hình đa dạng và phong phú hơn. Cũng chính vì thế mà các bên chủ thể trong giao kết hợp đồng được

đảm bảo quyền và lợi ích một cách tôt nhất, tạo lòng tin vững chắc trong mỗi công dân.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành công cũng như là lợi ích mà những quy định hợp đồng dịch vụ đã đem lại thì pháp luật hiện hành vẫn còn bộc lộ những hạn chế, thiếu sót nhất định cần được khắc phục. Đặc biệt là những vấn đề liên quan đến việc xác định yếu tố lỗi của các bên chủ thể, nghĩa vụ bảo đảm, phuơng thức và chế tài xử lý khi bên thuê dịch vụ không đảm bảo việc trả tiền công hay việc đơn phương chấm dứt hợp đồng…đây là những vấn đề pháp lý cần phải được xem xét và nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn vẹn trên cơ sở những quy định của pháp luật hiện hành. Từ việc tìm hiểu về hợp đồng dịch vụ, đối chiếu với việc áp dụng thực tiễn để thấy được diễn biến và sự phong phú của loại hợp đồng này trên thực tế. Điển hình là vụ kiện giữa một bác sĩ người Pháp Philippe Leon với bệnh viện Việt – Pháp(37) cụ thể là:

Nguyên đơn yêu cầu bệnh viện bồi thường thiệt hại gần 40.000 USD và 14.000 euro (tổng cộng khoảng 900 triệu đồng). Trong số này tiền thiệt hại tinh thần là 20.000 USD.

Theo đơn kiện, ngày 27/2/2002, Philippe Leon ký hợp đồng dịch vụ, làm việc tại bệnh viện với tư cách bác sĩ cố vấn. Ông trình bày: "Đầu năm 2003, dịch viêm đường hô hấp cấp (SARS) bùng phát tại Việt Nam mà khởi đầu từ Việt - Pháp , tôi đã ở lại bệnh viện để chăm sóc cho một bác sĩ đồng nghiệp và bệnh nhân bị nhiễm SARS đang điều trị tại bệnh viện. Sau đó, bản thân tôi cũng bị bệnh… Ngày 4/3/2003, đang ở giai đoạn cuối của đợt cách ly kiểm dịch trong quá trình điều trị thì giữa tôi và ông Nguyễn Mai Lâm (bảo vệ) đã xảy ra xô xát…”.

Theo ông Philippe Leon, sau đó giám đốc nhân sự của bệnh viện đã thông báo quyết định hủy bỏ chuyến đến Việt Nam làm việc của ông theo hợp đồng đã ký kết với bệnh viện. “Thời gian làm việc này của tôi đã được ấn định trong kế hoạch điều phối của Đoàn bác sĩ thực hành của bệnh viện”, nguyên đơn giải thích.

Ngày 15/12/2003, Tổng giám đốc bệnh viện gửi thư cho ông Philippe Leon thông báo chấm dứt hợp đồng dịch vụ ngày 27/2/2002. Bác sĩ này đã 8 lần sang Việt Nam đề nghị bệnh viện giải quyết việc, nhưng hai bên không tìm được tiếng nói chung.

Giữa năm 2005, đơn kiện về tranh chấp hợp đồng dịch vụ của bác sĩ Philippe Leon với Bệnh viện Việt - Pháp được gửi tới tòa lao động Tòa án nhân dân Hà Nội.

Xét thấy vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết nên tòa trả hồ sơ. Tháng 7, đơn kiện gửi tới tòa dân sự và được thụ lý.

Về phía bệnh viện thì đã phủ nhận việc đơn phương chấm dứt hợp đồng với ông Philippe Leon với nguyên nhân vừa nêu trên. Bệnh viện cho rằng họ ký kết với nhau là hợp đồng dịch vụ nên khi nào cần thì họ sẽ gọi cho ông Philippe chứ họ không đơn phương chấm dứt hợp đồng như nguyên đơn nói.

Tuy nhiên, trên thực tế còn rất nhiều vụ việc tranh chấp từ hợp đồng dịch vụ mà pháp luật vẫn chưa thể giải quyết một cách đầy đủ và hợp lý. Ngoài những khó khăn trên thì trong quá trình áp dụng pháp luật còn bộc lộ những thiếu sót nhất định cần được khắc phục. Nhưng so với Bộ luật Dân sự năm 1995 thì Bộ luật Dân sự hiện hành đã tiến bộ và thống nhất hơn nhiều tạo được hành lang pháp lý vững chắc trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

Một phần của tài liệu hợp đồng dịch vụ theo quy định của pháp luật việt nam – lý luận và thực tiễn (Trang 46)