Việc người làm dịch vụ giao cho người khác làm thay công việc

Một phần của tài liệu hợp đồng dịch vụ theo quy định của pháp luật việt nam – lý luận và thực tiễn (Trang 52)

5. Kết cấu đề tài

3.1.2.3.Việc người làm dịch vụ giao cho người khác làm thay công việc

Theo nguyên tắc thì bên thuê dịch vụ sẽ thỏa thuận công việc cho bên cung ứng dịch vụ thực hiện. Nhưng có một số trường hợp bên thuê và bên cung ứng không có thỏa thuận về việc ai sẽ là người thực hiện công việc thì trong trường hợp này luật không có quy định.

Ví dụ:

Vào ngày 8-10 anh Tư đến một cửa hàng đồ họa thuê ông Trấn vẽ một bức tranh nghệ thuật để treo trên tường nhà. Giữa ông Trấn và anh Tư không có thỏa thuận về việc ai sẽ là người vẽ bức tranh đó nhưng anh Tư lại tin tưởng vào tay nghề của ông Trấn cứ nghĩ là tự tay ông Trấn sẽ vẽ bức tranh đó nên không nói gì và hẹn nửa tháng sau lại lấy tranh. Khi đến hạn anh Tư lại lấy tranh thì tình cờ biết được bức tranh không phải do ông Trấn vẽ mà ông cho người làm việc cùng cửa hàng với ông vẽ bức tranh đó. Và anh Tư không đồng ý nhận bức tranh và còn yêu cầu ông Trấn bồi thường với lý do không chính tay ông Trấn vẽ và ông Trấn đã vi phạm khoản 2 Điều 522 Bộ luật Dân sự năm 2005 vì ông Trấn đã tự ý giao cho người khác làm thay công việc mà không cần hỏi sự đồng ý của anh.

Đối với trường hợp này nếu dựa vào khoản 2 Điều 522 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì có vẻ không hợp lý. Ông Trấn với vai trò là người chủ cửa hàng và ông phân công nhiệm vụ cho nhân viên của mình thực hiện công việc cho khách hàng là điều đương nhiên trên thực tế nhưng anh Tư lại căn cứ vào khoản 2 Điều 522 thì về mặt pháp lý thì hoàn toàn hợp lý. Như vậy giữa thực tế và quy định của pháp luật có sự mâu thuẫn.

Theo khoản 2 của Điều luật này quy định “ Không được giao cho người khác thực hiện thay công việc, nếu không có sự đồng ý của bên thuê dịch vụ.” Như vậy có thể hiểu làm thay công việc ở đây là như thế nào là làm thay toàn bộ hay một phần

công việc. Điều này sẽ gây khó khăn cho người áp dụng pháp luật. Hơn nữa người làm dịch vụ có thể có nhân viên, người làm công ăn lương…vì thế họ cũng sẽ có quyền giao công việc cho nhân viên của mình làm. Nhưng căn cứ theo quy định của pháp luật thì điều này không thể. Bên thuê dịch vụ có thể áp dụng chế tài đối với người làm dịch vụ nếu người này phạm vào lỗi này chẳng hạn giống như ví dụ trên. Có lẽ cần phải quy định các giải pháp khác nhau tùy theo mức độ gắn bó giữa nhân thân của người làm dịch vụ với công việc mà người này cam kết thực hiện.

Nếu do bản chất của công việc mà người làm dịch vụ phải trực tiếp thực hiện công việc cam kết thì nhiều lắm người này chỉ nhờ người khác giúp việc cho mình chứ không thể giao toàn bộ công việc cho họ thực hiện. Ví dụ như họa sĩ được thuê vẽ chân dung, nhà điêu khắc được thuê yêu cầu tạc tượng.

Còn đối với những hợp đồng dịch vụ được giao kết với những chủ thể làm dịch vụ là pháp nhân hoặc tổ hợp tác thì pháp nhân, tổ hợp tác đó có quyền chỉ định cho một người dưới quyền thực hiện công việc nhưng không có quyền giao kết một hợp đồng dịch vụ khác với những người đó nếu không có sự đồng ý của người thuê dịch vụ. Trừ trường hợp nếu người thuê dịch vụ chỉ quan tâm đến kết quả công việc mà không cần biết ai đã thực hiện tạo ra thành quả công việc đó thì sẽ không cần đến sự đồng ý của người thuê dịch vụ. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật tại Điều 315 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì có một số nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thể tự tiện chuyển giao cho người khác thực hiện. Đó có thể là nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của người có nghĩa vụ chẳng hạn như nghĩa vụ cấp dưỡng. Khi đó bên có nghĩa vụ có nghĩa là bên cấp dưỡng không được chuyển giao cho người khác dưới bất kỳ hình thức nào.

Như vậy, cần phải điều chỉnh về câu chữ cũng như có văn bản hướng dẫn bổ sung để người đọc, những nhà áp dụng pháp luật hiểu đúng và đầy đủ hơn về vấn đề này. Cụ thể là bổ sung ở khoản 2 Điều 522 Bộ luật Dân sự năm 2005.

Một phần của tài liệu hợp đồng dịch vụ theo quy định của pháp luật việt nam – lý luận và thực tiễn (Trang 52)